Trong truyện ngắn Làng của nhà văn Kim Lân, ông đã thể hiện một cách tinh tế và sinh động diễn biến tâm trạng của nhân vật ông Hai khi nghe tin làng Dầu theo giặc.
Mở đầu tác phẩm giới thiệu nhân vật ông Hai là một con người có tính hay khoe làng, ông Hai là người rất yêu cái làng Chợ Dầu của mình, vì thế đi đâu ông cũng đem ra khoe. Bên cạnh tình yêu làng là tình yêu kháng chiến mãnh liệt của ông Hai. Trong một buổi đi làm ruộng, ông đã nghe được tin làng Dầu của ông đã theo giặc do những người đi tản cư đồn đại. Lúc ấy, bằng cách miêu tả sinh động cụ thể: da mặt ông tê rân rân, cổ họng nghẹn ắng lại, nước mắt như trào ra tác giả Kim Lân đã nói lên được tình yêu làng mãnh liệt của ông và cũng là tinh thần kháng chiến của ông. Về tới nhà, ông nằm bẹp trên giường suy nghĩ, lũ trẻ thấy vậy nên lầm lũi bước ra ngoài chơi sầm chơi sụi với nhau. Khi vợ ông về, bà hỏi Ông đã biết chuyện gì chưa? và qua những câu hỏi ân cần của bà, ông Hai trả lời một cách cộc lốc và gắt gỏng, khác với mọi ngày. Trong tâm trí ông đang diền ra một cuộc đấu tranh nội tâm gay gắt. Một bên là làng, một bên là kháng chiến. Rồi mỗi khi nghe người ta nói đến hay cái gì gì thì ông lại tưởng tượng ra người ta đang nói đến chuyện đó. Khi bà chủ nhà đến có ý đuổi gia đình ông đi vì làng của họ bảo không cho những người của làng Chợ Dầu đi tản cư sống ở đây nữa, vì làng Chợ Dầu theo giặc, nhưng bà ta lại làm ra ra vẻ như không muốn đuổi đi. Một lúc sau, ông gọi đứa con út ra và ôm nó vào lòng và tâm sự. Ông hỏi đứa con : làng của con là gì? Đứa con ngây thơ trả lời là làng Chợ Dầu. Rồi ông lại hỏi:
- Con có muốn về làng Chợ Dầu không?
- Có
- Con là con của ai?
- Là con thầy mấy lị con u...
Ông Hai hỏi đứa con xem gia đình mình sẽ theo kháng chiến như thế nào? Đứa con giơ tay cao lên trời trả lời to tất cả sẽ theo Cụ Hồ... Những câu nói ngây thơ của con trẻ chi biết nói thật đã làm sáng rõ tấm lòng của ông Hai. Cuộc đối thoại giữa đứa con và ông Hai như cuộc đối thoại nội tâm trong lòng của ông: Làng thì yêu thật nhưng làng theo Tây thì phải thù. Tác giả đã cho ta thấy sự tinh tế khi diễn tả tâm trạng nhân vật ông Hai qua cuộc đối thoại đó: Cái lòng của ông nó là vậy, có bao giờ dám đơn sai. Hôm sau, khi nghe tin cải chính từ chủ tịch xá rằng làng Chợ Dầu khóng phải theo giặc, làng Dầu là làng kháng chiến, nhà của ông đã bị Tây đốt nhẵn. Ông Hai mừng rỡ, lòng ông cứ rối cả lên. Ông về nhà, chia cho đứa con những cái bánh, ông sang nhà bác Thứ khoe chuyện đó.
Câu chuyện diễn tả cụ thể, sinh động và cho thấy sự thống nhất trong tình yêu làng, yêu nước của ông, sự chung thuỷ trong cách mạng của ông. Nhà văn Kim Lân đã rất thành công trong diễn tâm trạng ông Hai.