Ta có: Hiện tượng khúc xạ ánh sáng là hiện tượng mà tia sáng bị gãy khúc tại mặt phân cách giữa hai môi trường khi truyền từ môi trường trong suốt này sang môi trường trong suốt khác.
Chọn đáp án: D
Bài 40-41.5
Trong trường hợp nào dưới đây tia sáng truyền tới mắt là tia khúc xạ?
A. Khi ta ngắm một bông hoa trước mắt.
B. Khi ta soi gương.
C. Khi ta quan sát một con cá vàng đang bơi trong bể cá cảnh.
D. Khi ta xem chiếu bóng.
Trường hợp tia sáng truyền tới mắt là tia khúc xạ là khi ta quan sát một con cá vàng đang bơi trong bể cá cảnh. Vì khi đó Khi đó ánh sáng truyền từ nước qua mặt phân cách tới mắt chúng ta.
Chọn đáp án: C
Bài 40-41.6
Một tia sáng đèn pin được rọi từ không khí vào một xô nước trong. Tại đâu sẽ xảy ra hiện tượng khúc xạ ánh sáng?
A. Trên đường truyền trong không khí.
B. Tại mặt phân cách giữa không khí và nước.
C. Trên đường truyền trong nước.
D. Tại đáy xô nước.
Ta có: Hiện tượng khúc xạ ánh sáng xảy ra tại mặt phân cách giữa hai môi trường trong suốt và đồng tính.
Chọn đáp án: B
Bài 40-41.7
Một con cá vàng đang bơi trong một bể cá cảnh có thành bằng thủy tinh trong suốt. Mppjt người ngắm con cá qua thành bể. Hỏi tia sáng truyền từ con cá đến mắt người đó đã chịu bao nhiêu lần khúc xạ?
A. Không lần nào.
B. Một lần
C. Hai lần
D. Ba lần
Người ngắm con cá qua thành bể bằng thủy tinh, tia sáng truyền từ con cá đến mắt người đó đã qua hai lần khúc xạ tới mặt mặt cách: Nước - thủy tinh; thủy tinh- không khí.
Chọn đáp án: C
Bài 40-41.8
Một cốc thủy tinh trong, đáy phẳng, đựng nước trong, được đặt trên một tờ giấy có chữ O. Một người đặt mắt trên phương thẳng đứng, nhìn chữ O đó qua mặt nước trong cốc. . Hỏi tia sáng truyền từ chữ 0 đến mắt người đó đã chịu bao nhiêu lần khúc xạ?
A. Một lần
B. Hai lần
C. Ba lần
D. Bốn lần
Tia sáng truyền từ chữ O tới mắt người đó đã qua ba lần khúc xạ tới mặt mặt cách:không khi-thủy tinh, thủy tinh-nước ; nước - không khí.
Chọn đáp án: C