Đừng ham chơi, đừng ham mặc, đừng ham ăn.
Cách nói của họ Phan khá cụ thể, đầy đủ, các chi tiết nêu ra quen thuộc với mọi người, nhưng lại không vụn vặt, nhàm chán, vấn đề này được trình bày thật logic: thiếu những “gắng gói” hàng ngày, sao có thể làm được những việc phi thường:
Đúc gan sắt để dời non lấp bể,
Xối máu nóng rửa vết nhơ no lệ.
Hai câu thơ trên phác họa được hình ảnh kì vĩ của con người sông có chí khí lớn lao, bền gan phấn đấu vì sự nghiệp lớn lao của dân tộc. Câu “Xối máu nóng rửa vết nhơ nô lệ” là một sáng tạo độc đáo của tác giả, diễn tả rất hay tinh thần cảm từ, thái độ quyết tâm cùng nhiệt huyết “máu nóng” theo cả nghĩa đen lẫn nghía bóng để tẩy rửa vết nhục nhã phải làm dân một nước ao lộ. Y tẩy rửa này trước đây Nguyễn Đình Chiểu đã có lần nói đến trong bài Xúc cảnh: “Chừng nào Thánh đế ân soi thấu - một trận mưa nhuần rừa núi sông". Tuy nội dung có phần giống nhau, nhưng rõ ràng cách nói của họ Phan gây ấn tượng sâu đậm hơn, mạnh mẽ hơn.
Hai câu thơ nói trên cho người đọc hiểu thêm khí phách của “ông già Bốn Ngự". Cho dù bị kẻ thù kiềm tòa, họ Phan vẫn công khai thể hiện lập trường '‘không đội trời chung với quân giặc". Hơn nữa, trong hoàn cảnh thực dân Pháp ra sức xuyên tạc làm tiêu ma ý chí cứu nước của dân tộc, khi không ít thanh niên còn đương “Bâng khuâng đứng giữa đôi dòng nước" (Tố Hữu)..., ta càng thấm thía ý nghĩa to lớn của những lời kêu gọi trên đây.
Kết thúc Bài ca chúc Tết thanh niên tác giả mượn một câu trong kinh điển nhà Nho để tô đậm thêm nội dung đã trình bày ở trên: Năm mới đến, thanh niên cần có tư tưởng mới, cách sống mới:
Chữ rằng: “Nhật nhật tân, hựu nhất tân "...
Tóm lại, tuy còn một số hình ảnh ngôn ngữ có phần đã cũ, nhưng Bài ca chúc Tết thanh niên vẫn là một thành công tiêu biểu cho bút pháp tuyên truyền cách mạng của Phan Bội Châu. Đây chính là lời kêu gọi thanh niên lên đường cứu nước chân thành tha thiết của ‘“ông già Bến Ngự"
TRẦN HOÀI AN