Bình giảng bài thơ Đoàn thuyền đánh cá
Bây giờ là lúc đất nước hòa bình đang bắt tay xây dựng CNXH. Khắp nơi nơi tưng bừng cuộc sống mới với cách làm ăn mới. Nhà thơ Huy Cận được đi thực tế sáng tác ở vùng Quảng Ninh bây giờ "Cả một vùng than vùng biển đang hăng say lao động từ bình minh cho đến hoàng hôn và cả từ hoàng hôn cho đến bình minh".
Không khí tưng bừng và phấn khởi đặc biệt này ùa vào bài thơ ngay từ những câu mở đầu:
Mặt trời xuống biển như hòn lửaSóng đã cài then, đêm sập cửaĐoàn thuyền đánh cá lại ra khơiCâu hát căng buồm với gió khơi.
Sau một ngày, thiên nhiên dọn dẹp chuẩn bị nghĩ ngợi. Mặt trời đi ngủ, "sóng đã cài then, đêm sập cửa". Nhưng những con người đang náo nức xây dựng cuộc sống mới thì không ngủ. Khí thế tập thể thật bừng bừng: "Đoàn thuyền" có tổ chức nối nhau đi. Không phải là một chiếc thuyền câu bé tẻo teo, cũng không phải dăm ba cái thuyền, mà cả một đoàn thuyền hùng dũng. Cũng không phải hôm nay mới xuất quân buổi đầu tiên. "Lại ra khơi" cho biết trước đó đã từng có những cuộc ra đi. Thế mà cái náo nức vẩn không hề vơi đi. Đoàn thuyền đánh cá ra khơi trong tiếng hát trong những câu hát khỏe khoắn thổi căng phồng những cánh buồm lộng gió. Người lao động hát vang bài ca tiến quân ra biển cả. Họ hát và nhà thơ cũng hát, khúc tráng ca, ca ngợi con người lao động với tinh thần làm chủ, với niềm vui" (cảm nghĩ của Huy Cận). Phơi phới trong tâm hồn như thế cho nên biển, thuyền, công việc đều được nhìn từ góc độ lãng mạn: đẹp giàu và thơ mộng, biểu hiện ra trong tiếng hát:
Cá bạc biển Đông lặng,
Cá thu biển Đông như đoàn thoi
Đêm ngày dệt biển muôn luồng sáng.
Biển hiền hòa phẳng lặng như một tấm gương soi cảnh trời mây:
Lướt giữa mây cao với biển bằng.
Biển thật nhân hậu, dịu dàng
Biển cho ta cá như lòng mẹ
Nuôi lớn đời ta tự thuở nào.
Những con thuyền cũng hết sức kì lạ. Gió lái thuyền đi, buồm đầy trăng sáng. Nhưng nhà thơ viết "Thuyền ta lái gió với buồm trăng" thì hình như đã biến nó thành đoàn thuyền của tao nhân mặc khách rồi. Nhất là lại để cho con thuyền ấy "lướt giữa mây cao với biển bằng" để cho nó được gõ bằng nhịp trăng (gõ thuyền đã có nhịp trăng cao). Song rồi có thi vị hóa, thì con thuyền đánh cá vẫn là những con thuyền thực, có lưới, có buồm, đậu dặm xa, dàn đan thế trận. Trên con thuyền ấy là những người khẩn trương "kéo lưới kịp trời sáng" và họ đã "kéo xoăn tay chùm cá nặng"... Thật và ảo, hiện thực và lãng mạn không tách rời hay đối lập, mà hòa quyện làm cho bài thơ có một vẻ độc đáo khác thường. Đặc sắc nhất của bài thơ là ở chỗ bằng tiếng hát nhà thơ đã khắc họa được cái hồn của không khí náo nức phơi phới của những con người say mê "tập làm chủ, tập làm người xây dựng. Dám vươn mình cai quản củ thiên nhiên" (Tố Hữu). Đâu phải họ chỉ hát khi ra đi. Họ hát khi làm việc "ta hát bài ca gọi cá vào". Cho tận đến khi kết thúc công việc sau suốt một đêm khẩn trương làm việc, tiếng hát vẫn không dứt mà vẫn mạnh mẽ, vẫn hào hứng như lúc ban đầu "Câu hát căng buồm”. Có điều, câu hát bây giờ vang lên trong không khí "chạy đua cùng mặt trời" và tỏa sáng trong thành quả lao động sáng ngời:Mắt cá huy hoàng muôn dặm phơi. Hình ảnh đầy chất lãng mạn và theo kích thước "vũ trụ" của Huy Cận. "Mắt cá huy hoàng" đâu phải chỉ là màu sắc thực của những khoang cá đầy lộng lẫy dưới ánh mặt trời? Đó còn là huy hoàng của thành quả lao động, huy hoàng của ánh mắt nhìn đầy rạo rực tự hào, và có lẽ sau hết, đó còn là màn "bạc" (cá bạc biển Đông lặng) những "luồng sáng" (đêm ngày dệt biển muôn luồng sáng), những "lấp lánh", "đen hồng", những "vàng chóe", những "vấy bục", "đuôi vùng"... ở các câu thơ trên hội tụ lại, ngưng kết lại tạo nên cái màu sắc huy hoàng lộng lẫy muôn dặm khơi của đoàn thuyền đang nối đuôi nhau ca khúc hát "khải hoàn". Những con thuyền cũng hết sức kì lạ. Gió lái thuyền đi, buồm đầy trăng sáng. Nhưng nhà thơ viết "Thuyền ta lái gió với buồm trăng" thì hình như đã biến nó thành đoàn thuyền của tao nhân mặc khách rồi. Nhất là lại để cho con thuyền ấy "lướt giữa mây cao với biển bằng" để cho nó được gõ bằng nhịp trăng (gõ thuyền đã có nhịp trăng cao). Song rồi có thi vị hóa, thì con thuyền đánh cá vẫn là những con thuyền thực, có lưới, có buồm, đậu dặm xa, dàn đan thế trận. Trên con thuyền ấy là những người khẩn trương "kéo lưới kịp trời sáng" và họ đã "kéo xoăn tay chùm cá nặng"... Thật và ảo, hiện thực và lãng mạn không tách rời hay đối lập, mà hòa quyện làm cho bài thơ có một vẻ độc đáo khác thường. Đặc sắc nhất của bài thơ là ở chỗ bằng tiếng hát nhà thơ đã khắc họa được cái hồn của không khí náo nức phơi phới của những con người say mê "tập làm chủ, tập làm người xây dựng. Dám vươn mình cai quản củ thiên nhiên" (Tố Hữu). Đâu phải họ chỉ hát khi ra đi. Họ hát khi làm việc "ta hát bài ca gọi cá vào". Cho tận đến khi kết thúc công việc sau suốt một đêm khẩn trương làm việc, tiếng hát vẫn không dứt mà vẫn mạnh mẽ, vẫn hào hứng như lúc ban đầu "Câu hát căng buồm”. Có điều, câu hát bây giờ vang lên trong không khí "chạy đua cùng mặt trời" và tỏa sáng trong thành quả lao động sáng ngời:Mắt cá huy hoàng muôn dặm phơi.
Hình ảnh đầy chất lãng mạn và theo kích thước "vũ trụ" của Huy Cận. "Mắt cá huy hoàng" đâu phải chỉ là màu sắc thực của những khoang cá đầy lộng lẫy dưới ánh mặt trời? Đó còn là huy hoàng của thành quả lao động, huy hoàng của ánh mắt nhìn đầy rạo rực tự hào, và có lẽ sau hết, đó còn là màn "bạc" (cá bạc biển Đông lặng) những "luồng sáng" (đêm ngày dệt biển muôn luồng sáng), những "lấp lánh", "đen hồng", những "vàng chóe", những "vấy bục", "đuôi vùng"... ở các câu thơ trên hội tụ lại, ngưng kết lại tạo nên cái màu sắc huy hoàng lộng lẫy muôn dặm khơi của đoàn thuyền đang nối đuôi nhau ca khúc hát "khải hoàn".