Tiền bạc có thể làm cho con người dễ tráo trớ:
Còn bạc, còn tiền, còn đệ tử,
Hết cơm, hết rượu, hết ông tôi.
(Nguyễn Bỉnh Khiêm)
Quên cả nhân nghĩa:
Tiền tài hai chữ, son khuyên ngược
Nhân nghĩa đôi đường, nước chảy xuôi.
(Nguyễn Công Trứ)
Khi trở nên tàn nhẫn, độc ác:
Một ngày lạ thói sai nha,
Làm cho khốc hại chằng qua vì tiền
(Truvện Kiều)
2. Bài học
a) Cần nhận thức đúng đắn về giá trị đồng tiền
- Tiền bạc chỉ có giá trị như một phương tiện đảm bảo cuộc sống của ta ấm no, hạnh phúc.
- Đừng để tiền bạc trở thành ông chủ sai khiến ta làm chuyện bất người nhân hại dày vò áp bức ta, biến ta thành một tên nô lệ.
b) Cần quan niệm đúng đắn về hạnh phúc và cuộc sống
- Hạnh phúc không phải là sự thoả mãn mọi ham muốn cá nhân một cách bất kỳ. Hạnh phúc chính là sự thoả mãn lâu dài những ước mơ, lí tưởng cao đẹp cuộc sống hạnh phúc của ta và mọi người chung quanh, của đồng bào ta.
- Con người, ngoài tài sản vật chất do lao động chân chính tạo ra, còn có bảo vật tinh thần: một tầm hồn trong sáng, một nhân cách thanh cao, niềm đam mê lao động phục vụ xã hội, đất nước... Những thứ này không thể nào mua bằng tiền bạc.
III. Kết bài
- Khẳng định giá trị câu nói đề bài.
- Vận dụng bài học vào cuộc sống.