Đề kiểm tra 15 phút – Chương 1 – Đề số 1 – Vật lý 11

Câu 1: Có hai điện tích điểm q1, q2 đặt trong không khí chúng hút nhau bằng một lực F, khi đưa chúng vào trong dầu có hằng số điện môi \(\varepsilon \, = \,2\), vẫn giữ nguyên khoảng cách thì lực hút giữa chúng là:

\(A.\, F’ = F.\)                  \(B. \,F’ = 2F.\)

\(C.\,F'\, = \,\dfrac{F}{2}.\)              \(D.\,F'\, = \,\dfrac{F}{4}.\)

Câu 2: Chọn phát biểu đúng.

Nhiễm điện do hưởng ứng

A. xảy ra khi đưa một vật mang điện lại gần vật dẫn điện đang trung hòa điện (đặt trên một giá cách điện).

B. có êlectron dịch chuyển từ nguyên tử này sang nguyên tử khác, từ vật này sang vật khác.

C. xảy ra khi đưa một vật mang điện dương tiếp xúc với vật đang trung hòa về điện.

D. xảy ra khi đưa một vật mang điện dương tiếp xúc với vật mang điện âm (đặt trên giá cách điện).

Câu 3: Một tụ điện không khí có điện dung 50pF và khoảng cách giữa hai bản là 1 cm. Tính điện tích tối đa có thể tích cho tụ, biết rằng khi cường độ điện trường trong không khí lên đến 3.106 V/m thì không khí sẽ trở thành dẫn điện.

A. Q = 15.104 C.         B. Q = 15.10-7 C.

C. Q = 10.10-7 C.        D. Q = 3.10-7 C.

Câu 4: Khi một điện tích q di chuyển trong một điện trường từ một điểm A đến một điểm B thì lực điện sinh công 4,5 J. Nếu thế năng của q tại A là 2,5 J thì thế năng của nó tại B là:

A. -4,5 J.         B. -9 J.

C. 9 J.              D. 0 J.

Câu 5: Chọn câu sai.

Điện trường đều

A. có cường độ như nhau tại mọi điểm.

B. có đường sức là những đường song song cách đều nhau.

C. xuất hiện giữa hai bản kim loại phẳng, song song và tích điện trái dấu.

D. là điện trường tồn tại xung quanh điện tích điểm.

Câu 6: Chọn câu đúng.

Hai điện tích điểm đặt cách nhau một khoảng r. Dịch chuyển để khoảng cách giữa hai điện tích đó tăng lên 3 lần, nhưng vẫn giữ nguyên độ lớn điện tích của chúng. Khi đó lực tương tác giữa hai điện tích

A. tăng lên 3 lần.         B. giảm đi 3 lần.

C. tăng lên 9 lần.         D. giảm đi 9 lần.

Câu 7: Phát biểu nào sau đây là không đúng ?

A. Theo thuyết êlectron, một vật nhiễm điện dương là vật thiếu êlectron.

B. Theo thuyết êlectron, một vật nhiễm điện âm là vật thừa êlectron.

C. Theo thuyết êlectron, một vật nhiễm điện dương là vật đã nhận thêm các ion dương.

D. Theo thuyết êlectron, một vật nhiễm điện âm là vật đã nhận thêm các êlectron.

Câu 8: Cho hai điện tích \({q_1}\, = \,{8.10^{ - 8}}\,C,\,{q_2} = \,{2.10^{ - 8}}\,C\) lần lượt đặt tại hai điểm A và B cách nhau 10 cm trong chân không. Điểm M mà tại đó có cường độ điện trường E = 0 sẽ

A. Nằm trong khoảng AB cách B 10 cm.

B. Nằm trong khoảng AB cách B 3,3 cm.

C. Nằm ngoài khoảng AB cách A 20 cm, cách B 10 cm.

D. Nằm ngoài khoảng AB cách A 10 cm, cách B 20 cm.

Câu 9: Chọn phát biểu đúng.

A. Độ lớn của lực tương tác tĩnh điện giữa hai điện tích điểm tăng gấp 4 lần nếu khoảng cách giữa chúng tăng gấp đôi.

B. Môi trường đặt hai điện tích điểm có hằng số điện môi càng lớn thì độ lớn của lực tương tác tĩnh điện giữa chúng càng lớn.

C. Nếu độ lớn của một trong hai điện tích điểm tăng gấp đôi thì độ lớn lực tương tác tĩnh điện giữa chúng giảm đi một nửa.

D. Độ lớn của lực tương tác tĩnh điện giữa hai điện tích điểm giảm đi 16 lần nếu khoảng cách giữa chúng tăng lên 4 lần.

Câu 10: Trong không khí người ta bố trí hai điện tích điểm có cùng độ lớn \(1\,\mu C\) nhưng trái dấu cách nhau 2 m. Tại trung điểm của hai điện tích, cường độ điện trường là:

A. 18000 V/m, hướng về điện tích dương.

B. 18000 V/m, hướng về điện tích âm.

C. bằng 0.

D. 18000 V/m, hướng vuông góc với đường nối hai điện tích.

Lời giải

Câu 1: C.

Câu 2: A.

Câu 3: B. Q = CU và U = dE, thay số ta được \(Q\, = \,{15.10^{ - 7}}\,C.\)

Câu 4: D.

Câu 5: D.

Câu 6: D. Giảm đi 9 lần. Từ công thức \(F\, = \,k\dfrac{{\left| {{q_1}{q_2}} \right|}}{{{r^2}}}.\)

Câu 7: C. Theo thuyết êlectron, một vật nhiễm điện dương là vật đã nhận thêm các ion dương.

Câu 8: D.

Điểm mà tại đó cường độ điện trường bằng không phải nằm trên đường AB, ngoài đoạn AB về phía điện tích có giá trị nhỏ hơn. Từ biểu thức \(E\, = \,k\dfrac{{\left| Q \right|}}{{{r^2}}},\) giải ra ta được khoảng AB cách A 10 cm, cách B 20 cm.

Câu 9: D.

Câu 10: B.


Bài Tập và lời giải

Phân tích nhân vật Mã Giám Sinh trong đoạn thơ Mã Giám Sinh mua Kiều

Phân tích nhân vật Mã Giám Sinh trong đoạn thơ Mã Giám Sinh mua kiều

Xem lời giải

Phân tích đoạn thơ trích “Mã Giám Sinh mua Kiều”
 Phân tích đoạn thơ Mã Gia,s Sinh mua Kiều

Xem lời giải

Phân tích đoạn thơ Mã Giám Sinh mua Kiều trích trong Truyện Kiều của Nguyễn Du ( bài 2).
Đoạn thơ tả cảnh mua bán người thời trung cổ được kể lại rất cụ thể, sống động. Người mua là Mã Giám Sinh. Kẻ bán là mụ mối. Người bị đem bán là Thúy Kiều.

Xem lời giải

Phân tích nhân vật Mã Giám Sinh trong đoạn thơ Mã Giám Sinh mua Kiều trích Truyện Kiều của Nguyễn Du.
Hình ảnh nhân vật Mã Giám Sinh trong Truyện Kiều đã trở thành một điển hình cho bọn buôn phấn bán hương trong xã hội, góp phần tô đậm giá trị hiện thực của áng thơ kiệt tác này.

Xem lời giải

Em hãy dựa trên đoạn trích Mã Giám Sinh mua Kiều, hãy kể lại sự kiện Mã Giám Sinh đến mua Kiều.
Gia đình Kiều bị vu oan, của cải bị vét sạch, cha và em bị đem đi tra tấn. Mới mười sáu tuổi, Kiều đã phải đi đến một quyết định vô cùng đau xót là bán mình chuộc cha và em. Dứt bỏ mối tình đầu say đắm với chàng công tử Kim Trọng.

Xem lời giải

Kể lại bằng lời văn của mình nội dung đoạn trích Mã Giám Sinh mua Kiều (có sử dụng yếu tố miêu tả).
Thật xót xa thay cho thân Kiều tội nghiệp. Vậy là từ đây, Kiều bước vào một cuộc đời sóng gió, ba chìm bảy nổi, lưu lạc khắp bốn phương.

Xem lời giải

Phân tích nhân vật Mã Giám Sinh trong đoạn thơ: Mã Giám Sinh mua Kiều ( bài 2).
Nguyễn Du đã sử dụng bút pháp nghệ thuật hiện thực, lựa chọn những chi tiết tiêu biểu nhất, đặc sắc nhất về trang phục, dáng vẻ, cử chỉ, ngôn ngữ, cách mua bán...để khắc hoạ tính cách nhân vật Mã Giám Sinh.

Xem lời giải

Bình giảng đoạn thơ: Mã Giám Sinh mua Kiều.
Cảnh "Mã Giám Sinh mua Kiều" có giá trị tố cáo hiện thực và chứa chan tinh thần nhân đạo. Đoạn thơ là sự khởi đầu tiếng kêu thương của một kiếp đoạn trường. Biết bao nhiêu nước mắt đã tuôn rơi cùng những tiếng thở dài não nuột đau đớn.

Xem lời giải

Dựa trên đoạn trích Mã Giám Sinh mua Kiều, hãy kể lại sự kiện Mã Giám Sinh đến mua Kiều
Giá như trên đời này không có những con người bất nhân, coi tiền bạc quí hơn tính mạng con người thì đã không có những cảnh tượng đau xót đến thế, cuộc đời Kiều đã không phải khổ như sau này.

Xem lời giải

Kể lại bằng lời văn của mình nội dung đoạn trích Mã Giám Sinh mua Kiều
Thật xót xa thay cho thân Kiều tội nghiệp. Vậy là từ đây, Kiều bước vào một cuộc đời sóng gió, ba chìm bảy nổi, lưu lạc khắp bốn phương.

Xem lời giải

Phân tích nghệ thuật miêu tả nhân vật Mã Giám Sinh qua đoạn trích Mã Giám Sinh mua Kiều
Trong Truyện Kiều, dù là nhân vật chính diện hay phản diện đều rất sinh động. Chỉ bằng một vài nét chấm phá nhân vật của ông hiện ra trước mắt người đọc một cách cụ thể cả ngoại hình lẫn nội tâm. Đoạn trích Mã Giám Sinh mua Kiều đã phần nào chứng minh tài năng miêu tả nhân vật của Nguyễn Du

Xem lời giải

Phân tích nhân vật Mã Giám Sinh trong đoạn thơ Mã Giám Sinh mua Kiều.Ngữ văn lớp 9
Đoạn thơ làm sống lại một cảnh mua bán người thời trung cổ, thể hiện bút pháp nghệ thuật tự sự và tả người của thi hào Nguyễn Du. Nét đặc sắc nhất là nghệ thuật miêu tả và khắc hoạ nhân vật Mã Giám Sinh.

Xem lời giải

Phân tích đoạn thơ Mã Giám Sinh mua Kiều trong Truyện Kiều của Nguyễn Du
Cảnh Mã Giám Sinh mua Kiều có giá trị tố cáo hiện thực sâu sắc. Trong xã hội có bọn buôn thịt bán người, có loại người làm mối, sống bằng nghề làm mối. Tài sắc của người con gái như Thúy Kiều đã trở thành một món hàng để "cò kè"mua bán.

Xem lời giải