Đề kiểm tra 15 phút - Đề số 10 - Chương 3 - Sinh học 11

Câu 1: Giải phẩu mặt cắt ngang thân sinh trưởng thứ cấp theo thứ tự từ ngoài vào trong thân là:
a/ Bần " Tầng sinh bần " Mạch rây sơ cấp " Mạch rây thứ cấp " Tầng sinh mạch " Gỗ thứ cấp " Gỗ sơ cấp " Tuỷ.
b/ Bần "Tầng sinh bần " Mạch rây thứ cấp " Mạch rây sơ cấp " Tầng sinh mạch " Gỗ thứ cấp " Gỗ sơ cấp " Tuỷ.
c/ Bần"Tầng sinh bần"Mạch rây sơ cấp " Mạch rây thứ cấp " Tầng sinh mạch "Gỗ sơ cấp "Gỗ thứ cấp "Tuỷ.
d/ Tầng sinh bần " Bần"Mạch rây sơ cấp "Mạch rây thứ cấp "Tầng sinh mạch " Gỗ thứ cấp " Gỗ sơ cấp " Tuỷ.

Câu 2: Mô phân sinh bên và phân sinh lóng có ở vị trí nào của cây?
a/ Mô phân sinh bên và mô phân sinh lóng có ở thân cây một lá mầm.
b/ Mô phân sinh bên có ở thân cây một lá mầm, còn mô phân sinh lóng có ở thân cây hai lá mầm.
c/ Mô phân sinh bên có ở thân cây hai lá mầm, còn mô phân sinh lóng có ở thân cây một lá mầm.
d/ Mô phân sinh bên và mô phân sinh lóng có ở thân cây hai lá mầm.

Câu 3: Gibêrelin có vai trò:
a/ Làm tăng số lần nguyên phân, chiều dài của tế bào và chiều dài thân.
b/ Làm giảm số lần nguyên phân, chiều dài của tế bào và chiều dài thân.
c/ Làm tăng số lần nguyên phân, giảm chiều dài của tế bào và tăng chiều dài thân.
d/ Làm tăng số lần nguyên phân, chiều dài của tế bào và giảm chiều dài thân.

Câu 4: Người ta sử dụng Gibêrelin để:
a/ Làm giảm độ nảy mầm của hạt, chồi, củ, kích thích sinh trưởng chiều cao của cây, tạo quả không hạt.
b/ Kích thích nảy mầm của hạt, chồi, củ, sinh trưởng chiều cao của cây và phát triển bộ rễ, tạo quả không hạt.
c/ Kích thích nảy mầm của hạt, chồi, củ, sinh trưởng chiều cao của cây, tạo quả không hạt.
d/ / Kích thích nảy mầm của hạt, chồi, củ, sinh trưởng chiều cao của cây, phát triển bộ lá, tạo quả không hạt.

Câu 5: Hoocmôn thực vật Là:
a/ Những chất hữu cơ do cơ thể thực vật tiết ra có tác dụng điều tiết hoạt động của cây.
b/ Những chất hữu cơ do cơ thể thực vật tiết ra chỉ có tác dụng ức chế hoạt động của cây.
c/ Những chất hữu cơ do cơ thể thực vật tiết ra có tác dụng kháng bệnh cho cây.
d/ Những chất hữu cơ do cơ thể thực vật tiết ra chỉ có tác dụng kích thích sinh trưởng của cây.

Câu 6: Florigen kích thích sự ra hoa của cây được sinh ra ở:
a/ Chồi nách. 
b/ Lá. 
c/ Đỉnh thân. 
d/ Rễ.

Câu 7: Cây trung tính là:
a/ Cây ra hoa ở ngày dài vào mùa mưa và ở ngày ngắn vào mùa khô.
b/ Cây ra hoa ở cả ngày dài và ngày ngắn.
c/ Cây ra hoa ở ngày dài vào mùa lạnh và ở ngày ngắn vào mùa nóng.
d/ Cây ra hoa ở ngày ngắn vào mùa lạnh và ở ngày dài vào mùa nóng.

Câu 8: Phitôcrôm là:
a/ Sắc tố cảm nhận quang chu kì và cảm nhận ánh sáng, có bản chất là prôtêin và chứa các hạt cần ánh sáng để nảy mầm.
b/ Sắc tố cảm nhận quang chu kì và cảm nhận ánh sáng, có bản chất là phi prôtêin và chứa các hạt cần ánh sáng để nảy mầm.
c/ Sắc tố cảm nhận quang chu kì và cảm nhận ánh sáng, có bản chất là prôtêin và chứa các lá cần ánh sáng để quang hợp.
d/ Sắc tố cảm nhận quang chu kì nhưng không cảm nhận ánh sáng, có bản chất là prôtêin và chứa các hạt cần ánh sáng để nảy mầm.

Câu 9: Ơstrôgen có vai trò:
a/ Kích thích sự sinh trưởng và phát triển các đặc điểm sinh dục phụ ở con đực.
b/ Tăng cường quá trình sinh tổng hợp prôtêin, do đó kích quá trình phân bào và tăng kích thước tế bào, vì vậy làm tăng cường sự sinh trưởng của cơ thể.
c/ Kích thích sự sinh trưởng và phát triển các đặc điểm sinh dục phụ ở con cái.
d/ Kích thích chuyển hoá ở tế bào sinh trưởng, phát triển bình thường của cơ thể.

Câu 10: Vì sao đối vớ động vật hằng nhiệt khi đến mùa rét thì sự sinh trưởng và phát triển bị ảnh hưởng?
a/ Vì thân nhiệt giảm làm cho sự chuyển hoá, sinh sản giảm.
b/ Vì thân nhiệt giảm làm cho sự chuyển hoá trong cơ thể tăng tạo nhiều năng lượng để chống rét.
c/ Vì thân nhiệt giảm làm cho sự chuyển hoá trong cơ thể giảm làm hạn chế tiêu thụ năng lượng.
d/ Vì thân nhiệt giảm làm cho sự chuyển hoá trong cơ thể giảm, sinh sản tăng.

Câu 11: Tuyến yên sản sinh ra các hoocmôn:
a/ Hoocmôn kích thích trứng, hoocmôn tạo thể vàng.
b/ Prôgestêron và Ơstrôgen.
c/ Hoocmôn kích dục nhau thai Prôgestêron.
d/ Hoocmôn kích nang trứng Ơstrôgen.

Câu 12: Juvenin có tác dụng:
a/ Gây lột xác của sâu bướm, kích thích sâu biến thành nhộng và bướm.
b/ Gây lột xác của sâu bướm, ức chế sâu biến thành nhộng và bướm.
c/ Ức chế sự lột xác của sâu bướm, kích thích sâu biến thành nhộng và bướm.
d/ Ức chế sự lột xác của sâu bướm, kìm hãm sâu biến thành nhộng và bướm.

Câu 13: Tại sao tắm vào lúc ánh sáng yếu có lợi cho sự sinh trưởng và phát triển của trẻ nhỏ?
a/ Vì tia tử ngoại làm cho tiền vitamin D biến thành vitamin D có vai trò chuyển hoá Na để hình thành xương.
b/ Vì tia tử ngoại làm cho tiền vitamin D biến thành vitamin D có vai trò chuyển hoá Ca để hình thành xương.
c/ Vì tia tử ngoại làm cho tiền vitamin D biến thành vitamin D có vai trò chuyển hoá K để hình thành xương.
d/ Vì tia tử ngoại làm cho tiền vitamin D biến thành vitamin D có vai trò ô xy hoá để hình thành xương.

Câu 14: Thời kì mang thai không có trứng chín và rụng là vì:
a/ Khi nhau thai được hình thành, thể vàng tiết ra hoocmôn Prôgestêron ức chế sự tiết ra FSH và LH của tuyến yên.
b/ Khi nhau thai được hình thành sẽ tiết ra hoocmôn kích dục nhau thai (HCG) duy trì thể vàng tiết ra hoocmôn Prôgestêron ức chế sự tiết ra FSH và LH của tuyến yên.
c/ Khi nhau thai được hình thành sẽ tiết ra hoocmôn kích dục nhau thai ức chế sự tiết ra FSH và LH của tuyến yên.
d/ Khi nhau thai được hình thành sẽ duy trì thể vàng tiết ra hoocmôn Prôgestêron ức chế sự tiết ra FSH và LH của tuyến yên.

Câu 15: Hoocmôn sinh trưởng (GH) được sản sinh ra ở:
a/ Tinh hoàn. 
b/ Tuyến giáp. 
c/ Tuyến yên. 
d. Buồng trứng.

Lời giải

1

2

3

4

5

A

C

A

C

A

6

7

8

9

10

B B A C D
11 12 13 14 15
D B C B C