Đề kiểm tra 45 phút (1 tiết) – Chương 1 – Đề số 1 – Vật lý 11

PHẦN TRẮC NGHIỆM (6 điểm, mỗi câu 0,3 điểm)

Câu 1: Chọn câu sai.

Công của lực điện trường làm di chuyển điện tích q từ điểm A đến điểm B trong điện trường đều E:

A. Tỉ lệ với độ lớn điện tích q di chuyển.

B. Chỉ phụ thuộc vào vị trí điểm A và điểm B.

C. Bằng độ giảm của thế năng tĩnh điện của q giữa A và B.

D. Phụ thuộc và hình dạng đường đi từ A đến B.

Câu 2: Hai quả cầu nhỏ có điện tích lần lượt là \({q_1}\, = \,{2.10^{ - 8}}\,C,{q_2}\, = \,4,{5.10^{ - 8}}\,C\) tác dụng với nhau một lực bằng 0,1 N trong chân không. Khoảng cách giữa chúng bằng:

A. 0,9 m.         B. 9 cm.

C. 9 mm.         D. 3 mm.

Câu 3: Hai điện tích điểm đặt trong chân không cách nhau 4 cm đẩy nhau một lực F = 10 N. Để lực đẩy giữa chúng là 2,5 N thì khoảng cách giữa chúng là:

A. 1 cm.          B. 4 cm.

C. 8 cm.           D. 10 cm.

Câu 4: Cho hai điện tích điểm nằm ở hai điểm A và B và có cùng độ lớn, cùng dấu. Cường độ điện trường tại một điểm trên đường trung trực của AB có phương

A. vuông góc với đường trung trực của AB.

B. trùng với đường trung trực của AB.

C. trùng với đường nối của AB.

D. tạo với đường nối của AB góc 450.

Câu 5: Hiệu điện thế giữa hai điểm M, N là UMN = 100 V. Chọn phát biểu đúng.

A. Điện thế ở M là 100 V.

B. Điện thế ở N bằng 0.

C. Điện thế ở M có giá trị dương, ở N có giá trị âm.

D. Điện thế ở M cao hơn điện thế ở N 100 V.

Câu 6: Độ lớn điện trường tại một điểm gây ra bởi một điện tích điểm không phụ thuộc vào

A. khoảng cách từ điểm đang xét đến điện tích đó.

B. độ lớn điện tích thử.

C. hằng số điện môi của môi trường.

D. độ lớn điện tích đó.

Câu 7: Đặt một điện tích thử có điện tích \(q\, = \, - 1\,\mu C\) tại một điểm, nó chịu một lực điện 1 mN có hướng từ trái sang phải. Cường độ điện trường có độ lớn và hướng là:

A. 1000 V/m, từ trái sang phải.

B. 1000 V/m, từ phải sang trái.

C. 1 V/m, từ trái sang phải.

D. 1 V/m, từ phải sang trái.

Câu 8: Phát biểu nào sau đây về tụ điện là không đúng?

A. Điện dung đặc trưng cho khả năng tích điện của tụ.

B. Điện dung của tụ càng lớn thì tích được điện lượng càng lớn.

C. Điện dung của tụ có đơn vị là fara (F).

D. Hiệu điện thế càng lớn thì điện dung của tụ càng lớn

Câu 9: Nhận xét nào sau đây là sai?

A. Cường độ điện trường của điện tích điểm tại vô cực bằng không.

B. Cường độ điện trường bên trong vật dẫn tích điện bằng không.

C. Điện thế trong điện trường của điện tích điểm tại vô cực bằng không.

D. Cường độ điện trường bên trong chất điện môi nhỏ hơn bên ngoài chất điện môi \(\varepsilon \) lần.

Câu 10: Công của lực điện làm dịch chuyển một điện tích điểm q từ điểm M đến điểm N trong điện trường, thì không phụ thuộc vào

A. vị trí của điểm M.

B. hình dạng của đường đi MN.

C. độ lớn của điện tích q.

D. độ lớn cường độ điện trường tại các điểm trên đường đi.

Câu 11: Một tụ điện phẳng không khí được tích điện rồi ngắt khỏi nguồn điện. Sau khi ngắt khỏi nguồn người ta nhúng tụ điện ngập vào dầu hỏa. So với khi chưa nhúng thì:

A. Hiệu điện thế tăng lên.

B. Cường độ điện trường trong tụ điện giảm \(\varepsilon \) lần.

C. Điện tích trên tụ giảm \(\varepsilon \) lần.

D. Hiệu điện thế giữa hau bản không đổi.

Câu 12: Phát biểu nào sau đây là sai?

A. Hiệu điện thế giữa hai điểm đặc trưng cho khả năng thực hiện công của điện trường giữa hai điểm đó.

B. Hiệu điện thế giữa hai điểm đo bằng thương số giữa công mà lực điện thực hiện khi làm dịch chuyển một điện tích q từ điểm nọ đến điểm kia và điện tích đó.

C. Giá trị của hiệu điện thế giữa hai điểm phụ thuộc vào mốc tính điện thế.

D. Hiệu điện thế giữa hai điểm trong điện trường là đại lượng vô hướng có thể dương hoặc âm.

Câu 13: Một êlectron bay từ điểm A đến điểm B trong điện trường có điện thế \({V_A} = 150\,V,\,{V_B} = \,50\,V.\) Độ biến thiên động năng của êlectron khi chuyển động từ A đến B là:

A. ∆Wđ = 3,2.10-17 J.

B. ∆Wđ = -1,6.10-17 J.

C. ∆Wđ = 1,6.10-17 J.

D. ∆Wđ = -3,2.10-17 J.

Câu 14: Hia quả cầu nhỏ giống hệt nhau được tích điện cùng dấu nhưng có giá trị khác nhau q1 và q2. Đặt hai quả cầu tại hai điểm A, B cách nhau 1 khoảng r trong chân không thì chúng đẩy nhau một lực F1. Cho hai quả cầu tiếp xúc nhau rồi đặt lại vào vị trí A, B như cũ thấy chúng đẩy nhau một lực F2. Nhận định nào sau đây đúng?

A. F1 > F2.                   B. F1 < F2.

C. F1 = F2.                   D. không xác định được.

Câu 15: Điện tích Q sinh ra xung quanh nó một điện trường. Đại lượng nào dưới đây không liên quan đến cường độ điện trường tại một điểm M của điện tích Q?

A. Điện tích Q.

B. Khoảng cách từ M đến Q.

C. Điện tích thử q.

D. Môi trường xung quanh.

Câu 16: Một tụ điện phẳng không khí được mắc vào hai cực của nguồn điện một chiều có suất điện động E không đổi. Sau khi tích điện, tụ được cắt khỏi nguồn điện rồi kéo cho khoảng cách giữa các bản tụ tăng lên gấp đôi. So với trước khi kéo xa hai bản cực, cường độ điện trường trong tụ điện

A. tăng 2 lần.              B. giảm 2 lần.

C. tăng 4 lần.               D. không thay đổi.

Câu 17: Hai tụ điện có điện dung \({C_1}\, = \,{C_2}\, = \,{C_0}\) được mắc song song, rồi mắc nối tiếp với tụ điện có điện dung \({C_3}\, = \,{C_0}\) thành bộ. Mắc bộ tụ điện và hai cực một nguồn điện một chiều có suất điện dộng E = 12 V. Hiệu điện thế trên hai đầu tụ điện C1 bằng:

A. 8 V.                        B. 4 V.

C. 6 V.                        D. 3 V.

Câu 18: Hai tụ điện có điện và hiệu điện thế giới hạn lần lượt là \({C_1} = \,20\,pF,\,{U_1} = 200\,V;\,\)\({C_2} = 30\,pF,\,{U_2} = 400\,V\) được mắc nối tiếp thành bộ . Hiệu điện thế tối đa mà bộ tụ chịu đựng được là:

A. 600 V.        B. 300 V.

C. 333 V.        D. 400V.

Câu 19: Một điện tích điểm q = 10-9 C chuyển động từ đỉnh A đến đỉnh B của một tam giá đều ABC. Tam giác đều ABC nằm trong một điện trường đều có cường độ điện trường E = 2.104 V/m. Đường sức của điện trường này song song với cạnh BC và có chiều từ B đến C. Cạnh của tam giác bằng 20 cm. Công của lực điện trường khi q dịch chuyển từ đỉnh A đến B bằng:

A. 4.10-6 J.                   B. -4.10-6 J.

C. 2.10-6 J.                   D. -2.10-6 J.

Câu 20: Có hai điểm A và B cùng nằm trên một đường sức điện trường của điện tích điểm. Biết rằng cường độ điện trường tại A là EA= 400 V/m, tại B là 100 V/m. Cường độ điện trường tại trung điểm của AB là:

A. 150,0 V/m.             B. 250,0 V/m.

C. 177,8 V/m.             D. 189,8 V/m.

PHẦN TỰ LUẬN (4 điểm)

Câu 21 (1 điểm): Chi hai điện tích \({q_1} = 2\,\mu C,\,{q_2} = 8\,\mu C\) đặt tại hai điểm A và B trong chân không AB = 30 cm. Xác định vị trí của điểm M để nếu đặt tại M một điện tích q0 bất kì thì lục điện tổng hợp tác dụng lên q0 bằng 0.

Câu 22 (3 điểm): Ba điểm A, B, C là ba đỉnh của một tam giác vuông trong điện trường đều, cường độ E = 1000 V/m. Đường sức điện trường song song với AC, chiều đường sức là chiều từ A đến C. Biết AC = 8 cm, AB = 6 cm.Góc BAC = 900.

a) Tính hiệu điện thế giữa các điểm A và B; A và C; B và C.

b) Tính công của lực điện để dịch chuyển một êlectron từ điểm B tới điểm C.

c) Một êlectron chuyển động không vận tốc ban đầu, xuất phát tại A, xác định vận tốc của êlectron đó khi nó di chuyển tới điểm C của tam giác đã cho.

Lời giải

PHẦN TRẮC NGHIỆM

1

2

3

4

5

D

C

C

B

D

6

7

8

9

10

B

B

D

C

B

11

12

13

14

15

B

C

B

B

C

16

17

18

19

20

D

B

C

D

C

Câu 1: D. Theo công thức: \(F\, = \,k\dfrac{{\left| {{q_1}{q_2}} \right|}}{{{r^2}}}.\)

Câu 2: Định luật Cu-lông.

Câu 3: C.

Câu 4: B.

Câu 5: D.

Câu 6: B

Câu 7: B.

Câu 8: D.

Câu 9: C.

Câu 10: B.

Câu 11: B.

Câu 12: C.

Câu 13: B. Độ biến thiên động năng bằng công của lực tĩnh điện

∆Wđ = A = qUMN; UMN = VA – VB, thay số ta được đáp án B.

Câu 14: B.

Câu 15: C.

Câu 16: D. Dựa vào biểu thức cường độ điện trường và điện dung của tụ điện phẳng: \(E\, = \,\dfrac{U}{d}\, = \,\dfrac{q}{{dC}},\,C\, = \,\dfrac{S}{{{{9.10}^9}.4\pi d}},\) ta thu được đáp án D.

Câu 17: B. Ta có \(C\, = \,\dfrac{{({C_1}\, + \,{C_2}){C_3}}}{{{C_1}\, + \,{C_2}\, + \,{C_3}}};\,{q_1}\, + \,{q_2}\, = \,q\)

\(\Rightarrow 2\,{U_1}\, = \,EC,\) thay số được đáp án B.

Câu 18: C.

Câu 19: D. Lực điện là laoij lực thế nên công của lực không phụ thuộc vào hình dạng đường đi, ta có \(d\, = \,AB\cos {60^0};\,A\, = \,qU\, = \,qdE,\) thay số được đáp án D.

Câu 20: C. Từ biểu thức tính cường độ điện trường \(E\, = \,\dfrac{{k\left| q \right|}}{{{r^2}}},\) với \({r_M}\, = \,\dfrac{{{r_A}\, + \,{r_B}}}{2},\) giải ra ta được đáp án C.

PHẦN TỰ LUẬN

Câu 21:

q1 và q2 cùng dấu nên để lực điện tác dụng lên q0 bằng không thì điểm đó phải nằm trên đoạn nối giữa q1 và q2 (Hình I.1G)

\(\overrightarrow {{F_1}} \, = \, - \overrightarrow {{F_2}} ,\) độ lớn \({F_1}\, = \,{F_2}\left\{ \begin{array}{l}\dfrac{{{q_1}}}{{r_1^2}} = \dfrac{{{q_2}}}{{r_2^2}}\\{r_1}\, + \,{r_2}\, = \,30\,cm\end{array} \right.\\ \Rightarrow {r_1}\, = \,10\,cm,\,{r_2}\, = \,20\,cm.\)

 

Câu 22:

a) Hiệu điện thế:

- Vì điểm A và B nằm trên cùng một mặt phẳng thế nên điện thế giữa hai điểm đó là như nhau, do đó: UAB = 0.

- Ta có UAC = E.AC = 1000.0,08 = 80 V.

- Tương tự: \({U_{BC}}\, = \,E.BC\, = \,1000.0,1\, = \,100\,V.\)

b) Lực điện trường là loại lực thế nên công của chúng không phụ thuộc vào đường đi, do đó:

\(A\, = \,\left| e \right|{U_{BC}}\, = \,\left| e \right|{U_{AC}}\, \)\(= \,1,{6.10^{ - 19}}.80\, = \,12,{8.10^{ - 18}}\,J.\)

c) Công của lực điện trường bằng độ biến thiên động năng của êlectron:

\({A_{AC}}\, = \,\dfrac{{mv_C^2}}{2} - \dfrac{{mv_0^2}}{2}\)

\(\Rightarrow {v_C} = \sqrt {\dfrac{{2{A_{AC}}}}{m}}  = \sqrt {\dfrac{{{{2.128.10}^{ - 19}}}}{{9,{{1.10}^{ - 31}}}}}\)\(\,  \approx 5,{3.10^6}\,m/s.\)


Bài Tập và lời giải

Bình giảng cảnh Thúy Kiều báo ân báo oán trong Truyện Kiều của thi hào Nguyễn Du.
Trong Truyện Kiều, cảnh báo ân báo oán là một tình huống giàu kịch tính, thể hiện ước mơ công lí ở đời. Cảnh báo ân báo oán được kể trong một đoạn thơ dài 162 câu thơ (từ câu 2289 đến câu 2450), Thúc Sinh, mụ quản gia, vãi Giác Duyên được báo ân. Hoạn Thư cùng 7 tên khác bị báo oán.

Xem lời giải

Phân tích đoạn thơ: Thuý Kiều báo ân báo oán ( bài 2).
Nguyễn Du đã sáng tạo nên những lời thoại biến hóa để nói lên chuyện ân oán, cái lẽ đời xưa nay, ca ngợi sự thủy chung tình nghĩa, lên án bọn bạc ác tinh ma.

Xem lời giải

Đóng vai Thúy Kiều kể lại cho mọi người nghe việc báo ân báo oán
Trong mười lăm năm lưu lạc, cuộc đời tôi tưởng bị chôn vùi trong những tháng ngày "thanh lâu hai lượt thanh y hai lần". Nhưng may mắn thay, đã có lúc tôi được cuộc đời nâng niu, ưu ái.

Xem lời giải

Thay lời nhân vật Thuý Kiều (trong đoạn trích Thuý Kiều báo ân báo oán), em hãy viết đoạn văn kể lại cảnh báo ân Thúc Sinh, trong đó có sử dụng yếu tố miêu tả và biểu cảm
Tôi mong sao chàng cũng có được cuộc sống bình yên, hạnh phúc như tôi, tôi chỉ thương cho chàng vì ngày ngày chịu đựng sự nhục nhã, đày đoạ từ người vợ cay nghiệt.

Xem lời giải

Phân tích đoạn thơ Thúy Kiều báo ân báo oán ( trích Truyện Kiều - Nguyễn Du)
Ở đây, chúng ta chỉ nói đến hai tình tiết: Kiều báo ân Thúc Sinh và báo oán Hoạn Thư. Tâm lí và cách ứng xử của Thúy Kiều, tính sáng tạo của Nguyễn Du là những điều mà ta có thể tìm hiểu và cảm nhận trong đoạn thơ này.

Xem lời giải

Tính cách Hoạn Thư bộc lộ như thế nào qua đoạn trích Thúy Kiều báo ân, báo oán.
Hoạn Thư hiện lên trước hết là một con người khôn ngoan, giảo hoạt: Trước lời nói và thái độ của Kiều, phút giây đầu Hoạn Thư có “hồn lạc, phách xiêu”. Nhưng giây lát sau Hoạn Thư đã kịp trấn tĩnh và “liệu điều kêu ca”.

Xem lời giải

Cho gươm mời đến Thúc lang,…Truyền quân lệnh xuống trướng tiền tha ngay. Trích Truyện Kiều - Nguyễn Du. Phân tích đoạn thơ Thúy Kiều báo ân báo oán.
Nguyễn Du đã sáng tạo nên những lời thoại biến hóa để nói lên chuyện ân oán, cái lẽ đời xưa nay, ca ngợi sự thủy chung tình nghĩa, lên án bọn bạc ác tinh ma. Cảnh báo ân báo oán là một tình tiết rất đậm làm nổi bật tinh thần nhân đạo của “Truyện Kiều”.

Xem lời giải

Phân tích hình tượng nhân vật Thúc Sinh trong đoạn Thúy Kiều báo ân báo oán.
Cảnh báo ân diễn ra, Kiều đã dùng một chữ mời rất trọng vọng. Trước cảnh gươm lớn giáo dài, chàng Thúc hoảng sợ đến mức mất cả thần sắc, mặt như chàm đổ, người run lên như đi không vững.

Xem lời giải

Phân tích hình tượng Hoạn Thư trong đoạn trích Kiều báo ân báo oán.
Trước lời nói, thái độ của Kiều, lúc đầu Hoạn Thư cũng hồn lạc, phách xiêu nhưng vẫn kịp liệu điều kêu ca. Đây quả là con người khôn ngoan, giảo hoạt.

Xem lời giải

Phân tích hình tượng nhân vật Thúy Kiều trong đoạn Thúy Kiều báo ân báo oán
Nguyễn Du đã sáng tạo ra những lời thoại biến hóa để nói lên chuyện báo ân báo oán, ca ngợi sự thủy chung tình nghĩa, lên án bọn bạc ác tinh ma. Cảnh Thúy Kiều báo ân báo oán là một tình tiết rất đậm làm nổi bật tinh thần nhân đạo của Truyện Kiều.

Xem lời giải

Phân tích đoạn Thúy Kiều báo ân báo oán.
Từ lời của Kiều nói với Thúc Sinh có thể thấy nàng rất trọng tấm lòng và sự giúp đỡ mà Thúc Sinh đã dành cho nàng trong cơn hoạn nạn. Thúc Sinh đưa Kiều ra khỏi lầu xanh, cứu nàng thoát cảnh đời ô nhục, có những tháng ngày êm ấm trong cuộc sống gia đình. Nàng đã gọi đó là “nghĩa nặng nghìn non”

Xem lời giải