Đề kiểm tra 45 phút (1 tiết) - Chương 2 - Đề số 2 - Hóa học 10

Câu 1. Phát biểu nào dưới đây đúng?

A.Các nguyên tố mà nguyên tử của của chungd có 7 electron lớp ngoài cùng là các nguyên tố phi kim.

B.Chu kì 4 và chu kì 5 đều có 8 nguyên tố.

C.Các nguyên tố nhóm A có số electron ở phân lớp ngoài cùng bằng số thứ tự của nhóm.

D.Nhóm IA được gọi là nhóm kim loại kiềm thổ.

Câu 2. Cation X2+ có cấu hình electron là 1s22s22p6. Trong bảng tuần hoàn, nguyên tố X thuộc

A.Chu kì 2, nhóm VIIIA.             

B.chu kì 3, nhóm IIA.

C.chu kì 2, nhóm VIA.         

C.chu kì 2, nhóm IIA.

Câu 3. Nguyên tố R thuộc nhóm VIA trong bảng tuần hoàn. Trong hợp chất R với hiđro (không có thêm nguyên tố khác) có 5,882% H về khối lượng> R là nguyên tố

A.Oxi             B.Lưu huỳnh.               

C.Crom          D.Selen.

Câu 4. Cho các nguyên tố sau: 13Al, 16S, 14Si, 11Na, 19K. Hai nguyên tố có tính chất hóa học giống nhau nhất là

A.S và Si.           B.Al và Si.                    

C.Na và K.          D.Na và Al.

Câu 5. Nguyên tử của nguyên tố nhôm có 13e và cấu hình electron là 1s22s22p63s23p1. Kết luận nào sau đây đúng về nguyên tử của nguyên tố nhôm?

A.Lớp electron ngoài cùng có 3 electron.

B.Lớp electron ngoài cùng có 1 electron.

C.Lớp L (lớp thứ 2) của nguyên tố nhôm có 3 elctron.

D.Lớp L (lớp thứ 2) của nguyên tố nhôm có 3 electron hay nói cách khác lớp electron ngoài cùng của nhôm có 3 electron.

Câu 6. Nguyên tố A có Z= 18, vị trí của A trong bảng tuần hoàn là

A.chu kì 3, nhóm VIB.             

B.chu kì 3, nhóm VIIIA.

C.chu kì 3, nhóm VIA.           

D.chu kì 3, nhóm VIIIB.

Câu 7. Hòa tan hoàn toàn 6,9081 g hỗn hợp muối cacbonat của 2 kim loại kế tiếp nhau trong nhóm IIA vào dung dịch HCl thu được 1,68 lít CO2 (đktc). Hai kim loại là

A.Ca, Sr.        B.Be, M.                      

C.Mg, Ca.       D.Sr, Ba.

Câu 8. Dãy nào sau đây được sắp xếp theo thứ tự tăng daanf tính axit?

A.H3PO4.; H2SO4, H3AsO4.         

B.H2SO4; H3AsO4; H3PO4.

C.H3PO4; H3AsO4; H2SO4.         

D.H3AsO4; H3PO4, H2SO4.

Câu 9. X và Y là hai nguyên tố thuộc cùng một vhu kì, hai nhóm A liên tiếp. Số proton trong nguyên tử nguyên tố Y nhiều hơn số prton trong nguyên tử nguyên tố X. Tổng số proton trong nguyên tử hai nguyên tố X và Y là 17. Nhận xét về X, Y là đúng?

A.Đơn chất X là chất khí ở điều kiện thường.

B.Độ âm điện của X lớn hơn độ âm điện của Y.

C.Lớp ngoài cùng của nguyên tử Y ( ở trạng thái cơ bản) có 5 electron.

D.X thuộc nhóm IVA trong bảng tuần hoàn.

Câu 10. Cấu hình electron nào dưới đây là của khí hiếm?

A.1s22s22p63s23p6.             

B.1s22s22p63s1.

C.1s22s22p63s23p5.               

D.1s22s22p5.

Câu 11. Tìm câu sai trong các câu sau

A.Bảng tuần hoàn gồm có các ô nguyên tố, các chu kì và các nhóm.

B.Chu kì là dãy các nguyên tố mà nguyên tử của chúng có cùng số phân lớp electron, được sắp xếp theo chiều điện tích hạt nhân tăng dần.

C.Số thứ tự của chu kì bằng số lớp electron trong nguyên tử.

D.Các nguyên tố xếp cùng cột thì nguyên tử có cùng số electron hóa trị.

Câu 12. Nhóm VIIA trong bảng tuần hoàn có tên gọi là

A.nhóm kim loại kiềm.       

B.nhóm kim loại kiềm thổ.

C.nhóm halogen.             

C.nhóm khí hiếm.

Câu 13. Trong bảng hệ thống tuần hoàn nguyên tố nào có độ âm điện lớn nhất?

A.Li.                 B.F.                               

C.Cs.                D.I.

Câu 14. Nguyên nhân của sự biến đổi tuần hoàn tính chất của các nguyên tố là sự biến đổi tuần hoàn

A.điện tích hạt nhân.

B.số hiệu nguyên tử.

C.cấu trúc lớp vỏ electron của nguyên tử.

D.cấu hình electron lớp ngoài cùng của nguyên tử.

Câu 15. Nguyên tử của nguyên tố X có tổng số hạt mang điện tích dương trong hạt nhân là 16. Vị trí của X trong bảng tuần hoàn là

A.chu kì 3, nhóm VIA.       

B. chu kì 3, nhóm IIIA.

C.chu kì 3, nhóm IIA.       

D.chu kì 2, nhóm IIIA.

Câu 16. Cho 4,45 gam hỗn hợp gồm Mg và Zn tác dụng hết với dung dịch HCl, thấy thoát ra 2,24 lít khí H2 (đktc). Khối lượng muối khan thu được là

A.11,3 gam               B.8 gam                        

C.11,55 gam             D.7,1 gam.

Câu 17. Biết rằng các nguyên tố X, Y lần lượt nằm ở chu kif3 và 2 trong bảng tuần hoàn. Tổng số electron lớp ngoài cùng trong nguyên tử của nguyên tố X và Y là 12. Ở trạng thái cơ bản số electron p của X nhiều hơn của Y là 8. Vậy X và Y thuộc nhóm nào?

A.X thuộc nhóm VA; Y thuộc nhóm IIIA.

B.X thuộc nhóm VIIA; Y thuộc nhóm VA.

C.X thuộc nhóm VIA; Y thuộc nhóm IIIA.

D.X thuộc nhóm IVA; Y thuộc nhóm VA.

Câu 18. Cho số hiệu nguyên tử của các nguyên tố như sau: Mg (Z=12), Al (Z=13), K (Z=19), Ca (Z=20). Hiđroxit có tính bazo lớn nhất là

A.KOH.            B.Ca(OH)2.                  

C.Mg(OH)2.      D.Al(OH)3.

Câu 19. Nguyên tố X có công thức oxit cao nhất là XO2, trong đó tỉ lệ khối lượng của X và O là \({3 \over 8}\) . Công thức của XO2

A.SiO2.             B.NO2.                         

C.SO2.              D.CO2.

Câu 20. Cho nguyên tố A (Z=13), B (Z=16) và các phát biểu sau

1. Tính kim loại của A > B.

2. A và B nằm ở hai chu kì liên tiếp trong cùng một nhóm A.

3. Độ âm điện của A < B.

4. Hóa trị của B trong công thức oxit cao nhất là 6.

5. A là nguyên tố s, B là nguyên tố p.

Số phát biểu sai là

A.2.                 B.3.                              

C.1.                 D.4.

Câu 21. Cho cấu hình electron của nguyên tử một số nguyên tố như sau

Y1: 1s22s22p63s23p5       

Y2: 1s22s22p5.

Y3: 1s22s22p63s23p64s2       

Y4: 1s22s22p63s23p63d104s2

Các nguyên tố thuộc cùng một nhóm là

A.Y2 và Y4      B.Y1 và Y3.                  

C.Y3 và Y4.     D.Y1 và Y2.

Câu 22. Chỉ ra nhận định sai trong các câu sau

Các nguyên tố thuộc cùng nhóm A thì

A.nguyên tử của chúng có số electron hóa trị bằng nhau.

B.nguyên tử của chúng có cấu hình electron tương tự nhau.

C.nguyên tử của nguyên tố có cấu hình electron giống nhau.

D.có tính chất hóa học giống nhau.

Câu 23. Các nguyên tố nhóm A trong bảng tuần hoàn là

A.các nguyên tố s.         

B.các nguyên tố p.

C.các nguyên tố s và p.   

D.các nguyên tố d.

Câu 24. Nguyên tố thuộc nhóm VA có hóa trị cao nhất với oxi và hóa trị trong hợp chất hiđro lần lượt là

A.III và III          B.III và V                   

C.V và V.            D. V và III.

Câu 25. Cho các nguyên tố: A (Z=14), B (Z=6), C (Z=7). Độ âm điện \(\left( \chi  \right)\) của nguyên tử các nguyên tố sắp xếp theo tứ tự nào sau đây là đúng.

\(\eqalign{  & A.{\chi _A} > {\chi _B} > {\chi _D}.  \cr  & C.{\chi _A} < {\chi _B} < {\chi _D}. \cr} \)                                         \(\eqalign{  & B.{\chi _B} > {\chi _A} > {\chi _D}.  \cr  & D.{\chi _A} < {\chi _D} < {\chi _B}. \cr} \)

Câu 26. Cho 11,7 kim loại K tác dụng hoàn toàn với nước thu được dung dịch X. Thể tích dung dịch H2SO4 0,4M cần dùng để trung hòa hoàn toàn dung dịch X là

A.375 ml.         B.750 ml.                     

C.120 ml.         D.500 ml.

Câu 27. Dãy nào sau đây được sắp xếp theo thứ tự tăng dần tính kim loại?

A.Ca, K, Al, Mg.         B.Al, Mg, Ca, K.

C.K, Mg, Al, Ca.         D.Al, Mg, K, Ca.

Câu 28. Electron trong nguyên tử của các nguyên tố được phân bố như hình vẽ.

Hãy cho biết nguyên tố nào là phi kim?

A.1 và 2.             B.2.                              

C.3 và 4.             D.1, 3 và 4.

Câu 29. Chỉ ra nhận định đúng trong các câu sau

A. Trong một nhóm A, theo chiều tăng dần của điện tích hạt nhân, tính bazo của các hiđroxit giảm dần.

B.Trong một nhóm A, tính chất của các nguyên tố tương tự nhau.

C.Trong một chu kì, tính kim loại tăng theo chiều tăng của độ âm điện.

D.Trong một chu kì, hóa trị của các nguyên tố trong hợp chất khí với hiđro tăng đần từ 1 đến 7.

Câu 30. Nguyên tố R thuộc chu kì 3, nhóm IVA. Cấu tạo nào đúng cho nguyên tử nguyên tố R?

A.Có 2 electron lớp ngoài cùng, 3 lớp electron.

B.Có 4 electron lớp ngoài cùng, 3 lớp electron.

C.Có 2 electron lớp ngoài cùng, 2 lớp electron.

D.Có 3 electron lớp ngoài cùng, 4 lớp electron.

Lời giải

Câu

1

2

3

4

5

Đáp án

A

B

B

C

A

Câu

6

7

8

9

10

Đáp án

B

C

D

A

A

Câu

11

12

13

14

15

Đáp án

B

C

B

D

A

Câu

16

17

18

19

20

Đáp án

C

B

A

D

A

Câu

21

22

23

24

25

Đáp án

D

C

C

D

C

Câu

26

27

28

29

30

Đáp án

A

B

D

B

B

Câu 1:

A.Các nguyên tố mà nguyên tử của của chungd có 7 electron lớp ngoài cùng là các nguyên tố phi kim: Đúng.

B.Chu kì 4 và chu kì 5 đều có 8 nguyên tố: Sai. Vì chu kì 4 và chu kì 5 đều là các chu kì lớn và có 18 nguyên tố.

C.Các nguyên tố nhóm A có số electron ở phân lớp ngoài cùng bằng số thứ tự của nhóm: Sai. Vì số thứ tự của nhóm A bằng số electron lớp ngoài cùng của nguyên tử các nguyên tố.

D.Nhóm IA được gọi là nhóm kim loại kiềm thổ: Sai vì tên gọi của nhóm IA là nhóm kim loại kiềm.

Đáp án A.

Câu 3:

Nguyên tố R thuộc nhóm VIA trong bảng tuần hoàn nên công thức hợp chất của R với hiđro là HR.

\(\% H = \dfrac{2}{{2 + {M_R}}}.100\)

\(\Rightarrow 5,882 = \dfrac{2}{{2 + {M_R}}}.100 \)

\(\Rightarrow {M_R} = 32\)

Vậy nguyên tố cần tìm là lưu huỳnh.

Đáp án B.

Câu 7:

\({n_{{CO_2}}} = \dfrac{V}{{22,4}} = \dfrac{{1,68}}{{22,4}} = 0,075\left( {mol} \right)\)

Gọi công thức chung của hai muối cacbonat là ACO3

\(\eqalign{ & {\rm{            AC}}{{\rm{O}}_3} + 2HCl \to AC{l_2} + C{O_2} + {H_2}O  \cr  & {\rm{   0,075             }} \leftarrow \;\;\;\;\;\;\;\;\;\;\;\;\;\;\;\;\;\;\;\;\;\;\;\;\;\;{\rm{              0,075}}  \cr  & {{\rm{M}}_{AC{O_3}}} = {{6,9081} \over {0,075}} = 92,108  \cr  &  \Rightarrow {M_A} = 92,108 - 60 = 32,108 \cr} \)

Như vậy hai kim loại cần tìm phải thỏa mãn điều kiện M1 < 32,108 < M2. Mặt khác hai kim loại nằm ở hai chu kì kế tiếp nhau trong nhóm IIA nên cặp kim loại thỏa mãn là Mg (M=24) và Ca(M=40)

Đáp án C.

Câu 8:

Để so sánh được tính axit của các hợp chất ta cần căn cứ vào vị trí của nguyên tố trung tâm trong các hợp chất. Các nguyên tố trung tâm trong các axit H3PO4, H2SO4, H3AsO4 lần lượt là: P, S, As.

+ P và As cùng thuộc nhóm VA trong bảng tuần hoàn nên tính axit của H3PO4 > H3AsO4.    (1)

+ P và S thuộc cùng một chu kì trong bảng tuần hoàn nên tính axit của H3PO4 < H2SO4.       (2)

Từ (1) và (2) ta có tính axit sắp xếp theo thứ tự tăng dần là: H3AsO4; H3PO4; H2SO4.

Đáp án D.

Câu 9:

Hai nguyên tố thuộc cùng một chu kì, hai nhóm A liên tiếp thì có số hiệu nguyên tử hơn kém nhau là 1 đơn vị. Do vậy số proton trong nguyên tử của chúng cũng hơn kém nhau là 1. Theo các dữ kiện đề bài cho ta có:

\(\left\{ \matrix{  {p_Y} - {p_X} = 1 \hfill \cr {p_Y} + {p_X} = 17 \hfill \cr}  \right. \Leftrightarrow \left\{ \matrix{  {p_Y} = 9 \hfill \cr {p_X} = 8 \hfill \cr}  \right.\)

Vậy X là nguyên tố oxi, Y là nguyên tố flo.

Cấu hình electron: X(Z=8): 1s22s22p4; Y(Z=9): 1s22s22p5

Các nhận xét:

A.Đơn chất X là chất khí ở điều kiện thường: Đúng

B.Độ âm điện của X lớn hơn độ âm điện của Y: Sai. Vì X và Y thuộc cùng một chu kì nên độ âm điện của Y lớn hơn độ âm điện của X.

C.Lớp ngoài cùng của nguyên tử Y ( ở trạng thái cơ bản) có 5 electron: Sai. Vì lớp ngoài cùng của nguyên tử Y có 7 electron.

D.X thuộc nhóm IVA trong bảng tuần hoàn: Sai. Vì X thuộc nhóm VIA trong bảng tuần hoàn.

Đáp án A.

Câu 16:

\(n_{{H_2}} = \dfrac{V}{{22,4}} = \dfrac{{2,24}}{{22,4}} = 0,1\left( {mol} \right)\)

Cách 1: Tính toán theo phương trình phản ứng

Gọi x, y lần lượt là số mol của Mg và Al trong hỗn hợp

Phương trình hóa học:

    \(\eqalign{  & Mg + 2HCl \to MgC{l_2} + {H_2}{\rm{   }}\left( 1 \right)  \cr  & x{\rm{      }} \to\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\, \;\,{{                            x}}  \cr  & Zn + 2HCl \to ZnC{l_2} + {H_2}{\rm{     }}\left( 2 \right)  \cr  & y{\rm{      }} \to \,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,{\rm{                        y}} \cr} \)

Theo đề bài và theo phương trình ta có

       \(\left\{ \matrix{  x + y = 0,1 \hfill \cr  24x + 65y = 4,45 \hfill \cr}  \right. \Leftrightarrow \left\{ \matrix{  x = 0,05 \hfill \cr  y = 0,05 \hfill \cr}  \right.\)

Khối lượng muối khan thu được là:

\(m = 0,05.95 + 0,05.136 = 11,55\)\(\,\left( {gam} \right)\)

Đáp án C.

Cách 2: Sử dụng định luật bảo toàn khối lượng là:

 Ta thấy: \({n_{HCl}} = 2.{n_{{H_2}}}\)

Áp dụng định luật bảo toàn khối lượng ta có:

mmuối = 4,45 + 0,1.2.36,5 – 0,1.2 = 11,55 (gam).

Câu 17:

X ở chu kì 3, Y ở chu kì 2 \( \Rightarrow \) X có 3 lớp electron, Y có 2 lớp electron, số electron tối đa ở lớp ngoài cùng là 8.

Ở trạng thái cơ bản số electron p của X nhiều hơn của Y là 8 \( \Rightarrow {p_X} - {p_Y} = 8\left( 1 \right)\)

Tổng số electron lớp ngoài cùng của X và Y là 12 \( \Rightarrow \) electron cuối cùng được điền vào phân lớp p và \(\left( {{p_X} - 6 + 2} \right) + {p_Y} + 2 = 12\)

\(\Leftrightarrow {p_X} + {p_Y} = 14\left( 2 \right)\)

Từ (1) và (2) ta có pX = 11, pY = 3.

Vậy cấu hình của X là: 1s22s22p63s23p5. Vị trí của X trong bảng tuần hoàn: ô 17, nhóm VIIA.

Cấu hình electron của Y là: 1s22s22p3. Vị trí của Y trong bảng tuần hoàn: ô 7, nhóm VA.

Đáp án B.

Câu 18:

Để so sánh tính bazơ của các chất ta phải căn cứ vào vị trị của các nguyên tố trung tâm trong các hợp chất.

+ Mg, Al cùng thuộc một chu kì nên tính bazơ của Mg(OH)2 > Al(OH)3  (1)

+ K, Ca cùng thuộc một chu kì trong bảng tuần hoàn nên tính bazơ của KOH > Ca(OH)2 (2)

+ Mg, Ca cùng thuộc một nhóm A trong bảng tuần hoàn nên tính bazơ của

Ca(OH)2 > Mg(OH)2 (3)

Từ (1), (2), (3) thứ tự tính bazơ tăng dần là: Al(OH)3, Mg(OH)2, Ca(OH), KOH.

Đáp án A.

Câu 19:

Công thức oxit cao nhất của X là XO2, tỉ lệ khối lượng của X và O là \(\dfrac{3 }{8}\) nên

  \(\dfrac{{{M_X}}}{{2.16}} = \dfrac{3}{8} \Rightarrow {M_X} = 12\)

Vậy công thức oxit cao nhất của X là CO2.

Đáp án D.

Câu 20:

\(\eqalign{  & A\left( {Z = 13} \right):1{s^2}2{s^2}2{p^6}3{s^2}3{p^1}  \cr  & B\left( {Z = 16} \right):1{s^2}2{s^2}2{p^6}3{s^2}3{p^4} \cr} \)

Các phát biểu:

1. Tính kim loại của A > B; Đúng. Vì A và B cùng thuộc một chu kì.

2. A và B nằm ở hai chu kì liên tiếp trong cùng một nhóm A: Sai.

3. Độ âm điện của A < B: Đúng vì trong một chu kì, độ âm điện thường tăng dần

4. Hóa trị của B trong công thức oxit cao nhất là 6: Đúng, vì B thuộc nhóm VIA trong bảng tuần hoàn

5. A là nguyên tố s, B là nguyên tố p: Sai, vì electron cuối cùng của nguyên tử các nguyên tố A và B đều được điền vào phân lớp p nên A và B là nguyên tố p.

Các phát biểu sai là (2) và (5)

Đáp án A.

Câu 26:

\(\eqalign{  & {n_K} = {m \over M} = {{11,7} \over {39}} = 0,3\left( {mol} \right)  \cr  & {\rm{             2K + }}{{\rm{H}}_2}O \to 2KOH + {H_2}  \cr  & {\rm{             0,3        }} \to \;\;\;\;\;\;\;\;\;\;\;\;{\rm{   0,3}}  \cr  & {\rm{             2KOH + }}{{\rm{H}}_2}S{O_4} \to {K_2}S{O_4} + {H_2}O  \cr  & {\rm{              0,3   }} \to\;\; {\rm{ 0,15}} \cr} \)

Vậy \({V_{{H_2}S{O_4}}} = \dfrac{n}{{{C_M}}} = \dfrac{{0,15}}{{0,4}} = 0,375\left( {lit} \right) \)\(\,= 375\left( {ml} \right)\)

Đáp án A.

Câu 27:

Để so sánh tính kim loại của các nguyên tố ta cần căn cứ vào vị trí của chúng trong bảng tuaafm hoàn.

+ Mg, Al cùng thuộc một chu kì trong bảng tuần hoàn nên tính kim loại của Mg > Al. (1)

+ K, Ca cùng thuộc một chu kì trong bảng tuần hoàn nên tính kim loại của K > Ca.     (2)

+ Mg, Ca cùng thuộc một nhóm A trong bảng tuần hoàn nên tính kim loại của Ca > Mg. (3)

Từ (1), (2), (3) thứ tự tính kim loại tăng dần là: Al, Mg, Ca, K.

Đáp án B.

Câu 29:

A. Trong một nhóm A, theo chiều tăng dần của điện tích hạt nhân, tính bazo của các hiđroxit giảm dần: Sai, vì tính bazơ của các hiđroxit trong một nhóm A tăng dần theo chiều tăng của điện tích hạt nhân.

B.Trong một nhóm A, tính chất của các nguyên tố tương tự nhau: Đúng, vì chúng có cùng số electron ở lớp ngoài cùng.

C.Trong một chu kì, tính kim loại tăng theo chiều tăng của độ âm điện: Sai, vì trong một chu kì tính kim loại giảm dần, độ âm điện thường tăng dần.

D.Trong một chu kì, hóa trị của các nguyên tố trong hợp chất khí với hiđro tăng đần từ 1 đến 7: Sai, vì chỉ có hóa trị của các nguyên tố trong oxit cao nhất mới tăng dần từ 1 đến 7.

Đáp án B.