Đề kiểm tra 45 phút (1 tiết) - Chương 2 - Sinh học 11

Bài Tập và lời giải

Đề kiểm tra 45 phút (1 tiết) - Đề số 1 - Chương 2 - Sinh học 11

A. TRẮC NGHIỆM (5 điểm)

Câu 1. Thay các từ ngữ sau đây cho các số trong đoạn thông tin sau:

Chùy xináp, Ca2+ , màng trước, axêtincôlin, điện thế hoạt động

Xung thần kinh đến làm …(1) đi vào …(2)… → …(3) vào làm bóng chứa …(4)… gắn vào …(5)… và vỡ ra, giải phóng …(6)… vào khe xináp→ …(7)… gắn vào thụ thể trên màng sau và làm xuất hiện …(8)… lan truyền đi tiếp

Câu 2. Chú thích nào cho hình bên là đúng?

 

A. 1 – chùy xináp, 2 – khe xináp, 3 – màng trước xináp , 4 – màng sau, 5 – ti thể, 6 – túi chứa chất trung gian hóa học

B. 1 – chùy xináp, 2 – màng trước xináp, 3 – màng sau , 4 – khe xináp, 5 – ti thể, 6 – túi chứa chất trung gian hóa học

C. 1 – chùy xináp, 2 – màng trước xináp, 3 – khe xináp, 4 – màng sau, 5 – ti thể, 6 – túi chứa chất trung gian hóa học

D. 1 – màng trước xináp, 2 – chùy xináp, 3 – khe xináp , 4 – màng sau, 5 – ti thể, 6 – túi chứa chất trung gian hóa học

Câu 3. Sự lan truyền xung thân fkinh trên sợi có bao miêlin “ngảy cóc” vì

A. sự thay đổi tính thấm của màng chỉ xảy ra tại các eo Ranvie

B. đảm bảo cho sự tiết kiệm năng lượng

C. giữa các eo Ranvie, sợi trục bị bao bằng bao miêlin cách điện

D. tạo cho tốc độ truyền xung quanh

Câu 4. Điểm khác biệt của sự lan truyền xung thần kinh trên sợi trục có bao miêlin so với sợi trục không có bao miêlin là dẫn truyền theo lối “nhảy cóc”,

A. chậm và tốn ít năng lượng

B. chậm và tốn nhiều năng lượng

C. nhanh và tốn ít năng lượng

D. nhanh và tốn nhiều năng lượng

Câu 5. Xung thần kinh xuất hiện và lan truyền trên trục sợi thần kinh có bao miêlin

(1) tuân theo quy luật “tất cả hoặc không”

(2) theo lối nhảy cóc nên tốc độ dẫn truyền nhanh

(3) tốn ít năng lượng hơn trên sợi không có bao miêlin

(4) có biên độ giảm dần khi chuyển qua eo Ranvie

(5) không thay đổi điện thế khí lan truyền suốt dọc sợi trục

Tổ hợp nào sau đây là đúng với xung thần kinh có bao miêlin ?

A. (1), (2), (3) và (4)

B. (1), (2), (3) và (5)

C. (1), (2), (4) và (5)

Câu 6. Có bao nhiếu ý sau đây đúng về bơm Na – K?

(1) Bơm Na – K là các chất vận chuyển (bản chất là protein) có trên màng tế bào

(2) Có nhiệm vụ chuyển Ktừ phía ngoài tế bào trả vào phía trong màng tế bào làm cho nồng độ Kở bên trong tế bào luôn cao hơn ở bên ngoài tế bào, vì vậy duy trì được điện thế nghỉ

(3) Có nhiệm vụ chuyển Natừ phía ngoài tế bào trả vào phía trong màng tế bào làm cho nồng độ Naở bên trong tế bào luôn cao hơn ở bên ngoài tế bào, vì vậy duy trì được điện thế nghỉ

(4) Hoạt động của bơm Na – K tiêu tốn năng lượng. Năng lượng do ATP cung cấp

(5) Bơm Na – K còn có vai trò trong cơ chế hình thành điện thế hoạt động. Bơm này chuyển Na+từ phía trong tế bào trả ra phía ngoài màng tế bào trong trường hợp điện thế hoạt động xuất hiện

Phương án trả lời đúng là:

A. 2       B. 3       C. 4       D. 5

Câu 7. Để duy trì điện thế nghỉ, bơm Na - K chuyển

A. Natừ ngoài tế bào vào trong tế bào

B. Natừ trong tế bào ra ngoài tế bào

C. Ktừ trong tế bào ra ngoài tế bào

D. Ktừ ngoài tế bào vào trong tế bào

Câu 8. Hệ thần kinh của côn trùng gồm hạch đầu,

A. hạch ngực, hạch lưng       

B. hạch thân, hạch lưng

C. hạch bụng, hạch lưng       

D. hạch ngực, hạch bụng

Câu 9. Ở côn trùng, hạch thần kinh có kích thước lớn hơn hẳn so với các hạch thần kinh khác là hạch thần kinh

A. đầu         B. lưng 

C. bụng       D. ngực

Câu 10. Điều không đúng với đặc điểm của hệ thần kinh dạng chuỗi hạch là

A. số lượng tế bào thần kinh tăng so với thần kinh dạng lưới

B. khả năng phối hợp giữa các tế bào thần kinh tăng lên

C. phản ứng cục bộ, ít tiêu tốn năng lượng so với thần kinh dạng lưới

D. phản ứng toàn thân, tiêu tốn nhiều năng lượng so với thần kinh dạng lưới

Câu 11. Tập tính học được là loại tập tính được hình thành trong quá trình

A. sống của cá thể, thông qua học tập và rút kinh nghiệm

B. phát triển của loài, thông qua học tập và rút kinh nghiệm

C. sống của cá thể, thông qua học tập và rút kinh nghiệm, được di truyền

D. sống của cá thể, thông qua học tập và rút kinh nghiệm, đặc trưng cho loài

Câu 12. Ve sầu kêu vào mùa hè oi ả, ếch đực kêu vào mùa sinh sản là tập tính

A. học được        

B. bẩm sinh

C. hỗn hợp        

D.vừa bẩm sinh, vừa hỗn hợp

Câu 13. Mức độ phức tạp của tập tính tăng lên khi

A. số lượng các xináp trong cung phản xạ tăng lên

B. kích thích của môi trường kéo dài

C. kích thích của môi trường lặp lại nhiều lần

D. kích thích của môi trường mạnh mẽ

Câu 14. Xét các tập tính sau :

(1) người thấy đèn đỏ thì dừng lại

(2) Chuột chạy khi nghe tiếng mèo kêu

(3) Ve kêu vào mùa hè

(4) Học sinh nghe kể chuyển cảm động thì khóc

(5) Ếch đực kêu vào mùa sinh sản

Trong các trường hợp trên, những tập tính bẩm sinh là

A. (2) và (5)        B. (3) và (5)

C. (3) và (4)        D. (4) và (5)

Câu 15: Tốc độ cảm ứng của động vật so với thực vật như thế nào?

A. Diễn ra ngang bằng.

B. Diễn ra chậm hơn một chút.

C. Diễn ra chậm hơn nhiều.

D. Diễn ra nhanh hơn.

B. TỰ LUẬN

Câu1 (3 điểm): Hãy nêu chiều hướng tiến hoá của các hình thức cảm ứng ở động vật?

Câu 2 (2 điểm) : Trình bày vai trò của bơm Na - K?

Xem lời giải

Đề kiểm tra 45 phút (1 tiết) - Đề số 2 - Chương 2 - Sinh học 11

A. TRẮC NGHIỆM ( 5 điểm)

Câu 1: Ý nào không đúng với cảm ứng động vật đơn bào?

a/ Co rút chất nguyên sinh.

b/ Chuyển động cả cơ thể.

c/ Tiêu tốn năng lượng.

d/ Thông qua phản xạ.

Câu 2: Ý nào không đúng với đặc điểm của hệ thần kinh chuổi hạch?

a/ Số lượng tế bào thần kinh tăng so với thần kinh dạng lưới.

b/ Khả năng phối hợp giữa các tế bào thần kinh tăng lên.

c/ Phản ứng cục bộ, ít tiêu tốn năng lượng so với thần kinh dạng lưới.

d/ Phản ứng toàn thân, tiêu tốn nhiều năng lượng so với thần kinh dạng lưới.

Câu 3: Thân mềm và chân khớp có hạch thần kinh phát triển là:

a/ Hạch ngực.

b/ Hạch não.

c/ Hạch bụng.

d/ Hạch lưng

Câu 4: Hệ thần kinh dạng lưới được tạo thành do:

a/ Các tế bào thần kinh rải rác dọc theo khoang cơ thể và liên hệ với nhau qua sợi thần

kinh tạo thành mạng lưới tế bào thần kinh.

b/ Các tế bào thần kinh phân bố đều trong cơ thể và liên hệ với nhau qua sợi thần kinh

tạo thành mạng lưới tế bào thần kinh.

c/ Các tế bào thần kinh rải rác trong cơ thể và liên hệ với nhau qua sợi thần kinh tạo

thành mạng lưới tế bào thần kinh.

d/ Các tế bào thần kinh phân bố tập trung ở một số vùng trong cơ thể và liên hệ với nhau

qua sợi thần kinh tạo thành mạng lưới tế bào thần kinh.

Câu 5: Tốc độ cảm ứng của động vật so với thực vật như thế nào?

a/ Diễn ra ngang bằng.

b/ Diễn ra chậm hơn một chút.

c/ Diễn ra chậm hơn nhiều.

d/ Diễn ra nhanh hơn.

Câu 6: Bộ phận của não phát triển nhất là:

a/ Não trung gian.

b/ Bán cầu đại não.

c/ Tiểu não và hành não.

d/ Não giữa.

Câu 7: Não bộ trong hệ thần kinh ống có những phần nào?

a/ Bán cầu đại não, não trung gian, não giữa, tiểu não và trụ não.

b/ Bán cầu đại não, não trung gian, củ não sinh tư, tiểu não và hành não.

c/ Bán cầu đại não, não trung gian, não giữa, tiểu não và hành não.

d/ Bán cầu đại não, não trung gian, cuống não, tiểu não và hành não.

Câu 8:Phương án nào không phải là đặc điểm của sự lan truyền xung thần kinh trên sợi

trục không có bao miêlin?

a/ Xung thần kinh lan truyền liên tục từ vùng này sang vùng khác.

b/ Xung thần kinh lan truyền từ nơi có điện tích dương đến nơi có điện tích âm

c/ Xung thần kinh lan truyền ngược lại từ phía ngoài màng.

d/ Xung thần kinh không chạy trên sợi trục mà chỉ kích thích vùng màng làm thay đổi

tính thấm.

Câu 9: Ý nào không phải đối với phân loại tập tính học tập?

a/ Tập tính bẩm sinh.

b/ Tập tính học được.

c/ Tập tính hỗn hợp (Bao gồm tập tính bẩm sinh và tập tính học được)

d/ Tập tính nhất

thời.

Câu 10: Tập tính quen nhờn là:

a/ Tập tính động vật không trả lời khi kích thích không liên tục mà không gây nguy hiểm

gì.

b/ Tập tính động vật không trả lời khi kích thích ngắn gọn mà không gây nguy hiểm gì.

c/ Tập tính động vật không trả lời khi kích thích lặp đi lặp lại nhiều lần mà không gây

nguy hiểm gì.

d/ Tập tính động vật không trả lời khi kích thích giảm dần cường độ mà không gây nguy

hiểm gì.

Câu 11: Hệ thần kinh ống gặp ở động vật nào?

a/ Cá, lưỡng cư, bò sát, chim, thú.

b/ Cá, lưỡng cư, bò sát, chim, thú, giun đốt.

c/ Cá, lưỡng cư, bò sát, chim, thú, thân mềm.

d/ Cá, lưỡng cư, bò sát, chim, thú, giun tròn.

Câu 12: Cung phản xạ “co ngón tay của người” thực hiện theo trật tự nào?

a/ Thụ quan đau ở da -> Sợi vận động của dây thần kinh tuỷ ->Tuỷ sống ->Sợi cảm giác của dây thần kinh tuỷ ->Các cơ ngón ray.

b/ Thụ quan đau ở da ->Sợi cảm giác của dây thần kinh tuỷ ->Tuỷ sống ->Các cơ ngón ray.

c/ Thụ quan đau ở da->Sợi cảm giác của dây thần kinh tuỷ->Tuỷ sống->Sợi vận động của dây thần kinh tuỷ -> Các cơ ngón ray.

d/ Thụ quan đau ở da->Tuỷ sống ->Sợi vận động của dây thần kinh tuỷ ->Các cơ ngón ray.

Câu 13: Thụ thể tiếp nhận chất trung gian hoá học nàm ở bộ phận nào của xinap?

a/ Màng trước xinap.

b/ Khe xinap.

c/ Chuỳ xinap.

d/ Màng sau xinap.

Câu 14: Xung thần kinh là:

a/ Thời điểm sắp xuất hiện điện thế hoạt động.

b/ Sự xuất hiện điện thế hoạt động.

c/ Thời điểm sau khi xuất hiện điện thế hoạt động.

d/ Thời điểm chuyển giao giữa điện thế nghỉ sang điện thế hoạt động.

Câu 15: Tập tính phản ánh mối quan hệ cùng loài mang tính tổ chức cao là:

a/ Tập tính sinh sản.

b/ Tập tính di cư

c/ Tập tính xã hội.

d/ Tập tính bảo vệ lãnh thổ.

B. TỰ LUẬN (5 điểm)

Câu 1(3 điểm): Tập tính là gì? Cho biết sự khác nhau giữa tập tính bẩm sinh và tập tính học được?  Trình bày cơ sở của thần kinh?

Câu 2 (2 điểm):  ):  Hướng động là gì? Kể tên các kiểu hướng động? Cho biết vai trò của các kiểu hướng động đó đối với đời sống của cây?

Xem lời giải

Đề kiểm tra 45 phút (1 tiết) - Đề số 3 - Chương 2 - Sinh học 11

Câu 1: Bộ phận nào trong cây có nhiều kiểu hướng động?

A. Hoa.

B. Thân.

C. Rễ.

D. Lá.

Câu 2: Những ứng động nào dưới đây là ứng động không sinh trưởng?

A. Hoa mười giờ nở vào buổi sáng, khí khổng đóng mở.

B. Hoa mười giờ nở vào buổi sáng, hiện tượng thức ngủ của chồi cây bàng.

C. Sự đóng mở của lá cây trinh nữ, khí khổng đóng mở.

D. Lá cây họ đậu xoè ra và khép lại, khí khổng đóng mở.

Câu 3: Hai loại hướng động chính là:

A. Hướng động dương (Sinh trưởng hướng về phía có ánh sáng) và hướng động âm (Sinh

trưởng về trọng lực).

B. Hướng động dương (Sinh trưởng tránh xa nguồn kích thích) và hướng động âm (Sinh

trưởng hướng tới nguồn kích thích).

C. Hướng động dương (Sinh trưởng hướng tới nguồn kích thích) và hướng động âm

(Sinh trưởng tránh xa nguồn kích thích).

D. Hướng động dương (Sinh trưởng hướng tới nước) và hướng động âm (Sinh trưởng

hướng tới đất).

Câu 4: Các kiểu hướng động dương của rễ là:

A. Hướng đất, hướng nước, hướng sáng.

B. Hướng đất, ướng sáng, huớng hoá.

C. Hướng đất, hướng nước, huớng hoá.

D. Hướng sáng, hướng nước, hướng hoá.

Câu 5: Ứng động khác cơ bản với hướng động ở đặc điểm nào?

A. Tác nhân kích thích không định hướng.

B. Có sự vận động vô hướng

C. Không liên quan đến sự phân chia tế bào.

D. Có nhiều tác nhân kích thích.

Câu 6: Các kiểu hướng động âm của rễ là:

A. Hướng đất, hướng sáng.

B. Hướng nước, hướng hoá.

C. Hướng sáng, hướng hoá.

D. Hướng sáng, hướng nước.

Câu 7: Thân và rễ của cây có kiểu hướng động như thế nào?

A. Thân hướng sáng dương và hướng trọng lực âm, còn rễ hướng sáng dương và hướng

trọng lực dương.

B. Thân hướng sáng dương và hướng trọng lực âm, còn rễ hướng sáng âm và hướng

trọng lực dương.

C. Thân hướng sáng âm và hướng trọng lực dương, còn rễ hướng sáng dương và hướng

trọng lực âm.

D. Thân hướng sáng dương và hướng trọng lực dương, còn rễ hướng sáng âm và hướng

trọng lực dương.

Câu 8: Các dây leo cuốn quanh cây gỗ là nhờ kiểu hướng động nào?

A. Hướng sáng.

B. Hướng đất

C. Hướng nước.

D. Hướng tiếp xúc.

Câu 9: Những ứng động nào dưới đây theo sức trương nước?

A. Hoa mười giờ nở vào buổi sáng, hiện tượng thức ngủ của chồi cây bàng.

B. Sự đóng mở của lá cây trinh nữ khí klhổng đóng mở.

C. Lá cây họ đậu xoè ra và khép lại, khí klhổng đóng mở.

D. Hoa mười giờ nở vào buổi sáng, khí klhổng đóng mở

Câu 10: Ứng động nào không theo chu kì đồng hồ sinh học?

A. Ứng động đóng mở khí kổng.

B. Ứng động quấn vòng.

C. Ứng động nở hoa.

D. Ứng động thức ngủ của lá.

Câu 11: Những ứng động nào sau đây là ứng động sinh trưởng?

A. Hoa mười giờ nở vào buổi sáng, khí klhổng đóng mở.

B. Hoa mười giờ nở vào buổi sáng, hiện tượng thức ngủ của chồi cây bàng.

C. Sự đóng mở của lá cây trinh nữ khí klhổng đóng mở.

D. Lá cây họ đậu xoè ra và khép lại, khí klhổng đóng mở.

Câu 12: Cây non mọc thẳng, cây khoẻ, lá xanh lục do điều kiện chiếu sáng như thế nào?

A. Chiếu sáng từ hai hướng.

B. Chiếu sáng từ ba hướng.

C. Chiếu sáng từ một hướng.

D. Chiếu sáng từ nhiều hướng.

Câu 13: Những ứng động nào dưới đây theo sức trương nước?

A. Hoa mười giờ nở vào buổi sáng, hiện tượng thức ngủ của chồi cây bàng.

B. Sự đóng mở của lá cây trinh nữ khí klhổng đóng mở.

C. Lá cây họ đậu xoè ra và khép lại, khí klhổng đóng mở.

D. Hoa mười giờ nở vào buổi sáng, khí klhổng đóng mở.

Câu 14: Cơ sở của sự uốn cong trong hướng tiếp xúc là:

A. Do sự sinh trưởng không đều của hai phía cơ quan, trong khi đó các tế bào tại phía

không được tiếp xúc sinh trưởng nhanh hơn làm cho cơ quan uốn cong về phía tiếp xúc.

B. Do sự sinh trưởng đều của hai phía cơ quan, trong khi đó các tế bào tại phía không

được tiếp xúc sinh trưởng nhanh hơn làm cho cơ quan uốn cong về phía tiếp xúc.

C. Do sự sinh trưởng không đều của hai phía cơ quan, trong khi đó các tế bào tại phía

được tiếp xúc sinh trưởng nhanh hơn làm cho cơ quan uốn cong về phía tiếp xúc.

D. Do sự sinh trưởng không đều của hai phía cơ quan, trong khi đó các tế bào tại phía

không được tiếp xúc sinh trưởng chậm hơn làm cho cơ quan uốn cong về phía tiếp xúc.

Câu 15: Ứng động (Vận động cảm ứng)là:

A. Hình thức phản ứng của cây trước nhiều tác nhân kích thích.

B. Hình thức phản ứng của cây trước tác nhân kích thích lúc có hướng, khi vô hướng.

C. Hình thức phản ứng của cây trước tác nhân kích thích không định hướng.

D. Hình thức phản ứng của cây trước tác nhân kích thích không ổn định.

Câu 16. Trong các động vật sau:

(1) giun dẹp (2) thủy tức (3) đỉa

(4) trùng roi (5) giun tròn (6) gián (7) tôm

Bao nhiêu loài có hệ thần kinh dạng chuỗi hạch?

A. 1 B. 3 C. 4 D. 5

Câu 17. Trong các phát biểu sau:

(1) phản xạ chỉ có ở những sinh vật có hệ thần kinh

(2) phản xạ được thực hiện nhờ cung phản xạ

(3) phản xạ được coi là một dạng điển hình của cảm ứng

(4) phản xạ là khái niệm rộng hơn cảm ứng

Các phát biểu đúng về phản xạ là:

A. (1), (2) và (4)

B. (1), (2), (3) và (4)

C. (2), (3) và (4)

D. 1), (2) và (3)

Câu 18. Động vật có hệ thần kinh dạng chuỗi hạch có thể trả lời cục bộ khi bị kích thích vì

A. số lượng tế bào thần kinh tăng lên

B. mỗi hạch là một trung tâm điều khiển một vùng xác định của cơ thể

C. các tế bào thần kinh trong hạch nằm gần nhau

D. các hạch thần kinh liên hệ với nhau

Câu 19. Hệ thần kinh dạng chuỗi hạch được hình thành bởi các tế bào thần kinh tập trung thành các hạch thần kinh và được nối với nhau tạo thành chuỗi hạch

A. nằm dọc theo chiều dài cơ thể

B. nằm dọc theo lưng và bụng

C. nằng dọc theo lưng

D. phân bố ở một số phần cơ thể

Câu 20. Phản xạ ở động vật có hệ thần kinh dạng lưới diễn ra theo trật tự :

A. tế bào cảm giác → mạng lưới thần kinh → tế bào biểu mô cơ

B. tế bào cảm giác → tế bào biểu mô cơ → mạng lưới thần kinh

C. mạng lưới thần kinh → tế bào cảm giác → tế bào biểu mô cơ

D. tế bào biểu mô cơ → mạng lưới thần kinh → tế bào cảm giác

Câu 21. Ở côn trùng, hạch thần kinh có kích thước lớn hơn hẳn so với các hạch thần kinh khác là hạch thần kinh

A. đầu         B. lưng

C. bụng        D. ngực

Câu 22. Hệ thần kinh dạng lưới được tạo thành bởi các tế bào thần kinh

A. rải rác dọc theo khoang cơ thể và liên hệ với nhau qua sợi thần kinh tạo thành mạng lưới tế bào thần kinh

B. phân bố đều trong cơ thể và liên hệ với nhau qua sợi thần kinh tạo thành mạng lưới tế bào thần kinh

C. rải rác trong cơ thể và liên hệ với nhau qua sợi thần kinh tạo thành mạng lưới tế bào thần kinh

D. phân bố tập trung ở một số vùng trong cơ thể và liên hệ với nhau qua sợi thần kinh tạo thành mạng lưới tế bào thần kinh

Câu 23. Trong các đặc điểm sau, những đặc điểm nào có ở cảm ứng của động vật ?

(1) phản ứng chậm

(2) phản ứng khó nhận thấy

(3) phản ứng nhanh

(4) hình thức phản ứng kém đa dạng

(5) hình thức phản ứng đa dạng

(6) phản ứng dễ nhận thấy

Phương án trả lời đúng là :

A. (1), (4) và (5)       

B. (3), (4) và (5)

C. (2), (4) và (5)        

D. (3), (5) và (6)

Câu 24. Cho các nội dung sau :

(1) các tế bào thần kinh nằm rải rác trong cơ thể và liên hệ với nhau bằng các sợi thần kinh

(2) động vật đối xứng hai bên: giun dẹp, giun tròn, chân khớp

(3) phản ứng mang tích chất định khu, chính xác hơn

(4) phản ứng với kích thích bằng cách co toàn bộ cơ thể

(5) ngành Ruột khoang

(6) các tế bào thần kinh tập hợp lại thành các hạch thần kinh nằm dọc theo chiều dài cơ thể

(7) tiêu tốn nhiều năng lượng

(8) tiết kiệm năng lượng hơn

Sắp xếp cảm ứng ở động vật có hệ thần kinh dạng lưới với động vật có hệ thần kinh dạng chuỗi hạch bằng cách ghép các đặc điểm tương ứng với mỗi nhóm động vật

A. hệ thần kinh dạng lưới: (1), (4), (6) và (7) ; hệ thần kinh dạng chuỗi hạch: (2), (3), (5) và (8)

B. hệ thần kinh dạng lưới: (1), (4), (5) và (8) ; hệ thần kinh dạng chuỗi hạch: (2), (3), (6) và (7)

C. hệ thần kinh dạng lưới: (1), (4), (5) và (7) ; hệ thần kinh dạng chuỗi hạch: (2), (3), (6) và (8)

D. hệ thần kinh dạng lưới: (4), (5), (6) và (7) ; hệ thần kinh dạng chuỗi hạch: (1), (2), (3) và (8)

Câu 25. Bộ phận của não phát triển nhất là

A. não trung gian    B. bán cầu đại não

C. tiểu não và hành não    D. não giữa

Câu 26. Khi chạm tay phải gai nhọn , trật tự nào sau đây mô tả đúng cung phản xạ co ngón tay?

A. Thụ quan đau ở da → sợi vận động của dây thần kinh tủy → tủy sống→ sợi cảm giác của dây thần kinh tủy → các cơ ngón tay

B. Thụ quan đau ở da→ sợi cảm giác của dây thần kinh tủy → tủy sống → các cơ ngón tay

C. Thụ quan đau ở da→ sợi cảm giác của dây thần kinh tủy → tủy sống → sợi vận động của dây thần kinh tủy → các cơ ngón tay

D. Thụ quan đau ở da → tủy sống → sợi vận động của dây thần kinh tủy → các cơ ngón tay

Câu 27. Bộ phận quan trọng nhất đóng vai trò điều khiển các hoạt động của cơ thể là

A. não giữa   

B. tiểu não và hành não

C. bán cầu đại não    

D. não trung gian

Câu 28. Trong hệ thần kinh dạng ống, não gồm những phần nào?

A. Bán cầu đại não, não trung gian, não giữa, tiểu não và trụ não

B. Bán cầu đại não, não trung gian, củ não sinh tư, tiểu não và hành - cầu não

C. Bán cầu đại não, não trung gian, não giữa, tiểu não và hành - cầu não

D. Bán cầu đại não, não trung gian, cuống não, tiểu não và hành - cầu não.

Câu 29. Phản xạ đơn giản thường là phản xạ không điều kiện, thực hiện trên cung phản xạ do

A. một số lượng lớn tế bào thần kinh tham gia và thường do tủy sống điều khiển

B. một số ít tế bào thần kinh tham gia và thường do não bộ điều khiển

C. một số tế bào thần kinh nhất định tham gia và thường do tủy sống điều khiển

D. một số lượng lớn tế bào thần kinh tham gia và thường do não bộ điều khiển

Câu 30. Điều không đúng với đặc điểm phản xạ có điều kiện là

A. được hình thành trong quá trình sống và không bền vững

B. không di truyền được, mang tính cá thể

C. có số lượng hạn chế

D. thường do vỏ não điều khiển

Câu 31. Sự uốn cong ở cây là do sự sinh trưởng

A. không đều của hai phía cơ quan, trong đó các tế bào tại phái không được tiếp xúc sinh trưởng nhanh hơn làm cho cơ quan uốn cong về phía tiếp xúc

B. đều của hai phía cơ quan, trong đó các tế bào tại phía không được tiếp xúc sinh trưởng nhanh hơn làm cho cơ quan uốn cong về phía tiếp xúc

C. không đều của hai phía cơ quan, trong đó các tế bào tại phía được tiếp xúc sinh trưởng nhanh hơn làm cho cơ quan uốn cong về phía tiếp xúc

D. không đều của hai phía cơ quan, trong đó các tế bào tại phía không được tiếp xúc sinh trưởng chậm hơn làm cho cơ quan uốn cong về phía tiếp xúc

Câu 32. Khi không có ánh sáng, cây non

A. mọc vống lên và lá có màu vàng úa

B. mọc bình thường nhưng lá có màu đỏ

C. mọc vống lên và lá có màu xanh

D. mọc bình thường và lá có màu vàng úa

Câu 33. Khi làm thí nghiệm về sự sinh trưởng của cây trong các điều kiện chiếu sáng khác nhau, người ta thu được kết quả như ở hình dưới đây

 

Kết luận đúng về vavs cây ở chậu a, b, c lần lượt là

A. cây được chiếu sáng từ một phía ; cây mọc trong tối hoàn toàn; cây được chiếu sáng từ mọi phía

B. cây mọc trong tối hoàn toàn ; cây được chiếu sáng từ một phía ; cây được chiếu sáng từ mọi phía

C. cây được chiếu sáng từ một phía ; cây được chiếu sáng ít hơn 10 giờ mỗi ngày ; cây được chiếu sáng từ mọi phía

D. cây được chiếu sáng từ một phía ; cây được chiếu sáng từ mọi phía ; cây mọc trong tối hoàn toàn

Câu 34. Dưới đây là hình ảnh mô tả cơ chế chung của các kiểu hướng động. Hãy cho biết 1, 2, 3, 4 liên quan đến sự biến đổi của hoocmôn nào và nồng độ biến đổi như thế nào?

 

A. hoocmôn auxin. 1 – cao ; 2 – thấp ; 3 – thấp ; 4 – cao

B. hoocmôn auxin. 1 – thấp ; 2 – cao ; 3 – cao ; 4 – thấp

C. hoocmôn auxin. 1 – thấp ; 2 – cao ; 3 – thấp ; 4 – cao

D. hoocmôn auxin. 1 – cao ; 2 – thấp ; 3 – cao ; 4 – thấp

Câu 35. hãy sắp xếp các hình a, b, c, d tương ứng với các kiểu hướng động sau:

 

(1) hướng trọng lực dương

(2) hướng sáng

(3) hướng trọng lực âm

(4) hướng tiếp xúc

Phương án trả lời đúng là

A. a – 1 ; b – 3 ; c – 2 ; d – 4

B. a – 2 ; b – 1 ; c – 3 ; d – 4

C. a – 1 ; b – 2 ; c – 3 ; d – 4

D. a – 2 ; b – 3 ; c – 1 ; d – 4

Xem lời giải

Đề kiểm tra 45 phút (1 tiết) - Đề số 4 - Chương 2 - Sinh học 11

Câu 1. Đặc điểm cảm ứng ở thực vật là xảy ra

A. nhanh, dễ nhận thấy    

B. chậm, khó nhận thấy

C. nhanh, khó nhận thấy    

D. chậm, dễ nhận thấy

Câu 2. Hướng động là hình thức phản ứng của cơ quan thực vật đối với

A. tác nhân kích thích từ một hướng

B. sự phân giải sắc tố

C. đóng khí khổng

D. sự thay đổi hàm lượng axit nuclêic

Câu 3. Sự uốn cong ở cây là do sự sinh trưởng

A. không đều của hai phía cơ quan, trong đó các tế bào tại phái không được tiếp xúc sinh trưởng nhanh hơn làm cho cơ quan uốn cong về phía tiếp xúc

B. đều của hai phía cơ quan, trong đó các tế bào tại phía không được tiếp xúc sinh trưởng nhanh hơn làm cho cơ quan uốn cong về phía tiếp xúc

C. không đều của hai phía cơ quan, trong đó các tế bào tại phía được tiếp xúc sinh trưởng nhanh hơn làm cho cơ quan uốn cong về phía tiếp xúc

D. không đều của hai phía cơ quan, trong đó các tế bào tại phía không được tiếp xúc sinh trưởng chậm hơn làm cho cơ quan uốn cong về phía tiếp xúc

Câu 4. Khi không có ánh sáng, cây non

A. mọc vống lên và lá có màu vàng úa

B. mọc bình thường nhưng lá có màu đỏ

C. mọc vống lên và lá có màu xanh

D. mọc bình thường và lá có màu vàng úa

Câu 5. Khi làm thí nghiệm về sự sinh trưởng của cây trong các điều kiện chiếu sáng khác nhau, người ta thu được kết quả như ở hình dưới đây

 

Kết luận đúng về vavs cây ở chậu a, b, c lần lượt là

A. cây được chiếu sáng từ một phía ; cây mọc trong tối hoàn toàn; cây được chiếu sáng từ mọi phía

B. cây mọc trong tối hoàn toàn ; cây được chiếu sáng từ một phía ; cây được chiếu sáng từ mọi phía

C. cây được chiếu sáng từ một phía ; cây được chiếu sáng ít hơn 10 giờ mỗi ngày ; cây được chiếu sáng từ mọi phía

D. cây được chiếu sáng từ một phía ; cây được chiếu sáng từ mọi phía ; cây mọc trong tối hoàn toàn

Câu 6. Dưới đây là hình ảnh mô tả cơ chế chung của các kiểu hướng động. Hãy cho biết 1, 2, 3, 4 liên quan đến sự biến đổi của hoocmôn nào và nồng độ biến đổi như thế nào?

 

A. hoocmôn auxin. 1 – cao ; 2 – thấp ; 3 – thấp ; 4 – cao

B. hoocmôn auxin. 1 – thấp ; 2 – cao ; 3 – cao ; 4 – thấp

C. hoocmôn auxin. 1 – thấp ; 2 – cao ; 3 – thấp ; 4 – cao

D. hoocmôn auxin. 1 – cao ; 2 – thấp ; 3 – cao ; 4 – thấp

Câu 7. hãy sắp xếp các hình a, b, c, d tương ứng với các kiểu hướng động sau:

 

(1) hướng trọng lực dương

(2) hướng sáng

(3) hướng trọng lực âm

(4) hướng tiếp xúc

Phương án trả lời đúng là

A. a – 1 ; b – 3 ; c – 2 ; d – 4

B. a – 2 ; b – 1 ; c – 3 ; d – 4

C. a – 1 ; b – 2 ; c – 3 ; d – 4

D. a – 2 ; b – 3 ; c – 1 ; d – 4

Câu 8. Sự vận động bắt mồi của cây gọng vó là kết hợp của

A. ứng động tiếp xúc và hóa ứng đông

B. quang ứng động và điện ứng đông

C. nhiệt ứng động và thủy ứng đống

D. ứng động tổn thương

Câu 9. Sự đóng mở của khí khổng là ứng động

A. sinh trưởng       

B. không sinh trưởng

C. ứng động tổn thương       

D. tiếp xúc

Câu 10. Trong các hiện tượng sau:

(1) hoa mười giờ nở vào buổi sáng

(2) khí khổng đóng mở

(3) hiện tượng thức ngủ của chồi cây bàng

(4) sự khép và xòe của lá cây trinh nữ

(5) lá cây phượng vĩ xòe ra ban ngày và khép lại vào ban đêm

Những hiện tượng nào trên đây là ứng động không sinh trưởng?

A. (1), (2) và (3)

B. (2) và (4)

C. (3) và (5)      

D. (2), (3) và (5)

Câu 11. Ứng động không theo chu kỳ đồng hồ sinh học là ứng động

A. đóng mở khí khổng

B. quấn vòng

C. nở hoa

D. thức ngủ của lá

Câu 12. Trong các hiện tượng sau :

(1) khí khổng đóng mở

(2) hoa mười giờ nở vào buổi sáng

(3) hiện tượng thức ngủ của chồi cây bàng

4) sự dóng mở của lá cây trinh nữ

(5) lá cây họ Đậu xòe ra và khép lại

bao nhiêu hiện tượng trên là ứng động sinh trưởng?

A. 2       B.3

C. 4      D. 5

Câu 13. Trong các ứng động sau:

(1) hoa mười giờ nở vào buổi sáng

(2) hiện tượng thức ngủ của chồi cây bàng

(3) sự đóng mở của lá cây trinh nữ

(4) lá cây phượng vĩ xòe ra và khép lại

(5) khí khổng đóng mở

Những trường hợp trên liên quan đến sức trương nước là

A. (1) và (2)       

B. (2), (3) và (4)

C. (3), (4) và (5)      

D. (3) và (5)

Câu 14. Ứng động là hình thức phản ứng của cây trước

A. nhiều tác nhân kích thích

B. tác nhân kích thích lúc có hướng, khi vô hướng

C. tác nhân kích thích không định hướng

D. tác nhân kích thích không ổn định

Câu 15. Điểm khác biệt cơ bản giữa ứng động với hướng động là

A. tác nhân kích thích không định hướng

B. có sự vận động vô hướng

C. không liên quan đến sự phân chia tế bào

D. có nhiều tác nhân kích thích

PHẦN TỰ LUẬN (5 điểm)

Câu 1 (2 điểm):  Kể tên các kiểu hướng động? Cho biết vai trò của các kiểu hướng động đó đối với đời sống của cây?

Câu 2: ( 2 điểm): Vẽ cấu tạo của xinap? Trình bày các giai đoạn truyền tin qua xináp?

Câu 3 (1 điểm):  Em hãy vẽ sơ đồ khái quát cơ chế điều hòa huyết áp trong trường hợp huyết áp cơ thể bị giảm?

Xem lời giải

Đề kiểm tra 45 phút (1 tiết) - Đề số 5 - Chương 2 - Sinh học 11

A. TRẮC NGHIỆM ( 3 điểm)

Câu 1: Vận động bắt mồi của cây gọng vó là ví dụ về:

A. Hướng nước                    

B. Ứng động sinh trưởng.

C. Hướng trọng lực                

D. Ứng động không sinh trưởng.

Câu 2: Hệ tuần hoàn ở côn trùng là thuộc nhóm :

A. Hệ tuần hoàn đơn              

B. Hệ tuần hoàn kín

C. Hệ tuần hoàn kép                

D. Hệ tuần hoàn hở

Câu 3: Ở động vật, hình thức và mức độ phản ứng của cơ thể trước các kích thích được quyết định bởi:

A. Khối lượng cơ thể                                

B. Thể tích cơ thể

C. Mức độ tiến hóa của hệ thần kinh          

D. Mức độ chuyên hóa của cơ thể

Câu 4: Động vật sống dưới nước hô hấp bằng các cơ quan nào  sau đây?

A. Phổi, mang, da.                    

B. Mang, bề mặt cơ thể, ống khí

C. Mang, bề mặt cơ thể.            

D. Phổi, ống khí.

Câu 5: Vai trò của thận trong điều hòa chuyển hóa các chất trong cơ thể là

A. Điều hòa cân bằng áp suất thẩm thấu của máu      

B. Điều hòa nồng độ glucozơ trong máu

C. Điều hòa nồng độ CO2 trong cơ thể                        

D. Điều hòa nồng độ bicacbonat trong máu

Câu 6: Trong xinap hóa học, túi chứa chất hóa học trung gian nằm ở:

A. Tế bào truyền thông tin              

B. Tế bào nhận thông tin

C. Màng trước xinap                      

D. Màng sau xinap

Câu 7: Sự lan truyền xung thần kinh trên sợi thần kinh có bao miêlin được thực hiện theo cách:

A. Liên tục từ vùng này sang vùng khác kề bên.

B. Liên tục từ bao miêlin này sang bao miêlin khác

C. Nhảy cóc từ eo Ranvie này sang eo Ranvie khác

D. Liên tục từ eo Ranvie này sang eo Ranvie khác

Câu 8: Hiện tượng nào sau đây không phải là phản xạ?

A. Trùng roi co tế bào tránh ánh sáng      

B. Thủy tức co người tránh kích thích

C. Tôm bắn cơ thể ra xa tránh kẻ thù      

D. Cả A, B và C

Câu 9: Ngọn cây non cong về phía ánh sáng trong trường hợp :

A. ánh sáng yếu                

B. Ánh sáng mạnh

C. Không có ánh sáng        

D. Ánh sáng chiếu từ một phía

Câu 10: Khi một tế bào bị kích thích, trạng thái điện thế của tế bào thay đổi như thế nào?

A. Giữ nguyên không đổi

B. Điện thế hoạt động chuyển thành điện thế nghỉ

C. Không còn sự chênh lệch điện thế

D. Điện thế nghỉ chuyển thành điện thế hoạt động

B. TỰ LUẬN ( 7 điểm)

Câu 1 (2 điểm): Vận động nở hoa là thuộc hình thức cảm ứng nào ở thực vật? Em hãy giải thích cụ thể nguyên nhân và cơ chế gây nên vận động nở hoa đó?

Câu 2 (3điểm):

a) Vẽ sơ đồ cơ chế duy trì cân bằng nội môi và giải thích sơ đồ ?

b) Sử dụng sơ đồ cơ chế duy trì cân bằng nội môi để giải thích hiện tượng điều hòa huyết áp của cơ thể người?

Câu 3 (2 điểm) : Trình bày vai trò của bơm Na-K?

Xem lời giải