Đề kiểm tra 45 phút (1 tiết) - Đề số 2 - Chương 4 - Sinh học 8

I. Phần tư luận 

Câu 1. Hô hấp ngoài khác hô hấp trong như thế nào ?

Câu 2. Tại sao trong đường dẫn khí của hệ hô hấp đã có những cấu trúc và cơ chế chống bụi, bảo vệ phổi mà khi lao động vê sinh hay đi đường vẫn cần đeo khẩu trang chống bụi ? Sự chuyển đổi nồng độ O2 hoặc CO2 trong máu động mạch làm thay đổi sự thông khí ở phổi và hoạt động của tim theo cơ chế nào ?

II. Phần trắc nghiệm 

Câu 1.

Chọn phương án trả lời đúng hoặc đúng nhất :

1. Ý nghĩa của sự trao đổi khí ở phổi là gì?

A.Làm tăng lượng máu tuần hoàn trong hệ mạch

B. Làm tăng lượng ôxi và làm giảm lượng khí CO2 trong máu

C. Làm tăng lượng khí CO2 của máu

D. Cả B và C

2. Ý nghĩa của sự trao đổi khí ở tế bào là gì?

A. Cung cấp ôxi cho tế bào và loại CO2 khỏi tế bào

B. Làm tăng nồng độ ôxi trong máu

C. Làm giảm nồng độ CO2 của máu

D. Cả A, B và C.

3. Thế nào là một cử động hô hấp ?

A. Một lần hít vào và một lần thở ra

B. Hai lần hít vào và một lần thở ra

C. Một lần hít vào và hai lần thở ra

D. Hai lần hít vào và hai lần thở ra

Câu 2.

Thực hiện ghép nội dung cột 1 với cột 2 và ghi kết quả vào cột 3.

Cột 1

Cột 2

Cột 3

1. Khí nitơ ôxit

A. Chiếm chỗ của ôxi trong máu, làm giảm hiệu quả hô hấp

1………..

2. Khí cacbon ôxit

B. Có thể gây sưng hoặc viêm các lớp niêm mạc, cản trở quá trình trao đổi khí

2.………..

3. Các vi sinh vật gây bệnh

C. Làm tê liệt các lớp lông rung, giảm hiệu quả lọc không khí

3…………….

4. Chất nicôtin

D. Làm tổn thương hệ hô hấp, gây các bệnh viêm đường dẫn khí

4         

Câu 3. Điền dấu X vào bảng cho phù hợp.

Cấu tạo

Khoang mũi

Thanh quản

Khí quản

Phổi

Thành khoang phủ lớp biểu bì có lông

 

 

 

 

Gồm nhiều mảnh sụn khớp với nhau

 

 

 

 

Gồm nhiều mảnh sụn hình móng ngựa

 

 

 

 

Gồm 2 lá, trong có chứa nhiểu phế nang

 

 

 

 

Hai thành bên có dây thanh âm

 

 

 

 

Phế nang là một túi mỏng

 

 

 

 

Lời giải

I. Phần tự luận 

Câu 1. 

Hô hấp ngoài (sự trao đổi khí ở phổi):

+ Sự trao đổi khí ở phổi xảy ra giữa không khí trong phế nang với máu bằng con đường khuếch tán.

+ Sự trao đổi khí phụ thuộc vào bề mặt tiếp xúc và sự chênh lệch áp suất từng phần của các khí.

Hô hấp trong (sự trao đổi khí ở tế bào):

+ Sau khi trao đổi khí ở phế nang (phổi) máu sẽ vận chuyển O2 đến các tế bào của các cơ quan.

+ Khi máu đến tế bào sẽ nhường O2 cho tế bào (đảm bảo mọi hoạt động sống của tế bào) nhận CO2 đưa đến phổi thực hiện trao đổi khí ở phổi.

Câu 2.

Mật độ bụi khói trên đường phố nhiều khi quá lớn, vượt quá khả năng làm sạch của đường dẫn khí của hệ hô hấp, bởi vậy nên đeo khẩu trang chống bụi và các khí độc khi đi đường, lao động vộ sinh.

Sự chuyển đổi nồng độ O2 hoặc CO2 trong máu động mạch làm thay đổi sự thông khí ở phổi và hoạt động của tim theo cơ chế :

+ Vì trung khu hô hấp khí ớ phổi rất nhạy cảm với sự thay đổi nồng độ CO2 trong máu, gây nên phản xạ hô hấp, trong đó hít vào là một phản xạ của thở ra. Nồng độ CO2 trong máu càng cao thì phản xạ gây nhịp hô hấp càng nhanh.

+ Hoạt động thông khí ở phổi càng nhanh kéo theo nhịp tim cũng tăng lên đáp ứng hoạt động thông thải CO2 nhận O2 thông qua phế nang.

II. Phần trắc nghiệm 

Câu 1.

1

2

3

B

A

A

Câu 2.

1

2

3

4

B

A

D

C

Câu 3.

Cấu tạo

Khoang

mũi

Thanh

quản

Khí

quản

Phổi

Thành khoang phủ lớp biểu bì có lông

X

 

 

 

Gồm nhiều mảnh sụn khớp với nhau

 

X

 

 

Gổm nhiều mảnh sụn hình móng ngựa

 

 

X

 

Gồm 2 lá, trong có chứa nhiều phế nang

 

 

 

X

Hai thành bên có dây thanh âm

 

X

 

 

Phế nang là một túi mỏng

 

 

 

X