Câu 1:
Các bình chứa khí sẽ rất nguy hiểm khi để gần lửa, vì khối khí giãn nở có thể làm nô, vỡ bình.
Câu 2:
Chất lỏng dãn nở vì nhiệt nhiều hơn chất rắn.
Thí dụ minh họa: đổ nước vào trong một cái ấm gần đầy khi đun sắp sôi nước dâng lên thấy đầy ấm, mặc dù ấm và nước đều bị nung nóng.
Câu 3:
Khi đun nóng, khổi lượng riêng của chất lỏng giảm vì đun nóng thì khối lượng không đổi mà thể tích chất lỏng tăng, nên theo công thức m=D.V thì D sẽ giảm.
Câu 4:
Lớp L1 nở vì nhiệt nhiều hơn lớp L2.
Câu 5:
Các chai hoặc lon nước ngọt không bao giờ được đồ đầy vì phải có chỗ cho nước ngọt trong chai dãn nở.
Câu 6:
Khi nhúng bầu nhiệt kế thủy ngân vào nước nóng ta thấy ban đầu thúy ngân tụt xuống sau đó mới dâng lên là vì ban đầu thủy tinh tiếp xúc với nước nóng nở ra trước, thủy ngân chưa kịp nở nên tụt xuổng. Sau đó thủy ngân cũng được truyền nhiệt thì nở ra nhiều hơn thủy tinh nên lại dâng lên.
Câu 7:
a. Để đo nhiệt độ người ta dùng nhiệt kế. Các chất lỏng thường dùng đê chè tạo dụng cụ này là rượu và thủy ngânệ Nhiệt kê hoạt động dựa trên hiện tượng sự dãn nờ vì nhiệt của các chất.
b. Trong nhiệt giai Xen-xi-ut. nhiệt độ nước đá đang tan là 0°C, của hơi nước đang sôi là 100°C. Trong nhiệt giai Fa-ren-hai, nhiệt độ nước đá đang tan là 32°F, của hơi nước đang sôi là 212°F.
c. Ngoài nhiệt giai Celcius và Fa-ren-hai người ta còn dùng nhiệt giai Kenvin.
Câu 8:
+) 21°C = 32°F +) 21.1,8°F = 69,8°F.
+) 37°C = 32°F +) 37.1,8°F = 98,6°F.
+) 142°C = 32°F +) 142.1,8° F = 287,6°F.
+) 280°C = 32°F +) 280.1,8°F = 536°F.