Đề số 1 - Đề kiểm tra học kì 1 (Đề thi học kì 1) – Địa lí 12

Câu 1: Sông ngòi nước ta có thủy chế theo mùa là hệ quả của chế độ

A. gió mùa.                      B. sinh vật.

C. mưa mùa.                    D. đất đai.

Câu 2: Nền nhiệt ẩm cao, khí hậu phân mùa đã tác động đến sản xuất nông nghiệp ở

A. nền nông nghiệp nhiệt đới có tính mùa vụ

B. lượng mưa theo mùa.

C. tính mùa vụ của sản xuất.

D. sự phân mùa khí hậu.

Câu 3: Quá trình chính trong sự hình thành và biến đổi địa hình ở nước ta là

A. bóc mòn - xâm thực.

B. xâm thực - bồi tụ.

C. bồi tụ.

D. xâm thực

Câu 4: Tác động của gió Tây khô nóng đến khí hậu nước ta là

A. mùa thu, đông có mưa phùn.

B. tạo sự đối lập giữa Tây Bắc và Bắc Trung Bộ.

C. tạo kiểu thời tiết khô nóng, hoạt động từng đợt.

D. gây ra thời tiết nóng, ẩm theo mùa.

Câu 5: Ở nước ta, loại tài nguyên có triển vọng khai thác lớn nhưng chưa được chú ý đúng mức là

A. tài nguyên rừng.

B. tài nguyên khoáng sản.

C. tài nguyên biển.

D. tài nguyên đất.

Câu 6: Ở độ cao 2400 - 2600m nước ta có kiểu khí hậu nào dưới đây?

A. Xích đạo.                     B. Nhiệt đới. 

C. Cận nhiệt đới.              D. Ôn đới.

Câu 7: Cho biểu đồ

 

Biểu đồ trên thể hiện nội dung nào sau đây?

A. Thể hiện nhiệt độ và lượng mưa của trạm khí hậu Huế.

B. Tốc độ tăng trưởng của nhiệt độ và lượng mưa của trạm khí hậu Huế.

C. Cơ cấu nhiệt độ và lượng mưa của trạm khí hậu Huế.

D. Diễn biến nhiệt độ và lượng mưa của trạm khí hậu Huế qua các năm.

Câu 8: Căn cứ vào Atlat Địa lý Việt Nam trang 20, hãy cho biết tỉnh nào sau đây có sản lượng thủy sản khai thác cao hơn sản lượng nuôi trồng?

A. Cà Mau.                  B. Bạc Liêu.

C. An Giang.                D. Kiên Giang.

Câu 9: Hệ sinh thái rừng nguyên sinh đặc trưng cho khí hậu nóng ẩm là

A. rừng nhiệt đới gió mùa nửa rụng lá.

B. rừng rậm nhiệt đới ẩm lá rộng thường xanh.

C. rừng thưa nhiệt đới khô.

D. rừng nhiệt đới gió mùa thường xanh.

Câu 10: Đặc điểm địa hình nhiều đồi núi thấp đã làm cho

A. địa hình nước ta ít hiểm trở.

B. địa hình nước ta có sự phân bậc rõ rệt.

C. tính chất nhiệt đới ẩm của thiên nhiên được bảo toàn.

D. thiên nhiên có sự phân hóa sâu sắc.

Câu 11: Cho bảng số liệu:

Nhiệt độ trung bình tại Hà Nội và Thành phố Hồ Chí Minh (Đơn vị: P0PC)

Nhận xét nào sau đây không đúng với bảng số liệu trên?

A. Hà Nội có biên độ nhiệt năm cao hơn Thành phố Hồ Chí Minh

B. Hà Nội có nền nhiệt độ thấp hơn Thành phố Hồ Chí Minh.

C. Nhiệt độ trung bình năm Hà Nội cao hơn Thành phố Hồ Chí Minh.

D. Tháng có nhiệt độ cao nhất của Hà Nội và Thành phố Hồ Chí Minh không giống nhau.

Câu 12: Vào đầu mùa hạ, gió Tây Nam gây mưa lớn cho vùng

A. Nam Bộ.

B. trên phạm vi cả nước.

C. phía nam đèo Hải Vân.

D. Tây Nguyên và Nam Bộ.

Câu 13: Đồi núi nước ta có sự phân bậc rõ rệt vì

A. chịu tác động của vận động tạo núi Anpơ trong giai đoạn Tân kiến tạo.

B. phần lớn là núi có độ cao dưới 2000m.

C. chịu tác động của nhiều đợt vận động tạo núi trong đại cổ sinh.

D. trải qua lịch sử phát triển lâu dài, chịu tác động nhiều của ngoại lực.

Câu 14: Đâu không phải là đặc điểm của địa hình đồi núi của nước ta?

A. Địa hình thấp dưới 1000m chiếm 85% diện tích lãnh thổ.

B. Địa hình nước ta không chịu tác động của con người.

C. Núi cao trên 2000m chỉ chiếm 1% diện tích lãnh thổ.

D. Cấu trúc địa hình nước ta có cấu trúc cổ và cao ở phía Tây bắc thấp dần về phía Đông nam.

Câu 15: Thế mạnh của vị trí địa lí nước ta trong khu vực Đông Nam Á sẽ được phát huy cao độ nếu biết kết hợp xây dựng các loại hình giao thông vận tải

A. đường ô tô và đường sắt.

B. đường biển và đường sắt.

C. đường ô tô và đường biển.

D. đường hàng không và đường biển.

Câu 16: Cảnh quan thiên nhiên tiêu biểu cho phần lãnh thổ phía Nam ở nước ta là

A. đới rừng xích đạo. 

B. á nhiệt đới lá rộng.

C. đới rừng nhiệt đới gió mùa.

D. đới rừng cận xích đạo gió mùa.

Câu 17: Nguyên nhân cơ bản tạo nên sự phân hóa khí hậu giữa phần lãnh thổ phía Bắc và phía Nam là do

A. sự tăng lượng bức xạ ở phía nam.

B. sự tăng lượng bức xạ ở phía nam và khối khí lạnh giảm sút về phía nam.

C. khối khí lạnh giảm sút về phía nam.

D. có nhiều dãy núi sát biển.

Câu 18: Căn cứ vào Atlat Địa lí Việt Nam trang 22, hãy cho biết nhận xét nào sau đây là không

đúng về sản lượng khai thác dầu thô và than sạch của cả nước từ năm 2000 đến năm 2007?

A. Sản lượng than có tốc độ tăng nhanh hơn dầu.

B. Sản lượng khai thác dầu và than tăng liên tục qua các năm.

C. Sản lượng than có tốc độ tăng liên tục.

D. Sản lượng dầu có xu hướng giảm.

Câu 19: Khí hậu phần lãnh thổ phía Bắc đặc trưng cho vùng khí hậu

A. cận xích đạo gió mùa.

B. cận nhiệt đới gió mùa có mùa đông lạnh.

C. nhiệt đới ẩm có mùa đông lạnh.

D. nhiệt đới ẩm gió mùa có mùa đông lạnh.

Câu 20: Gió mùa mùa đông ở miền Bắc nước ta có đặc điểm:

A. xuất hiện thành từng đợt từ tháng 11 đến tháng 4 năm sau với thời tiết lạnh khô hoặc lạnh ẩm.

B. hoạt động liên tục từ tháng 11 đến tháng 4 năm sau với thời tiết lạnh khô và lạnh ẩm.

C. hoạt động liên tục từ tháng 11 đến tháng 4 năm sau với thời tiết lạnh khô.

D. kéo dài liên tục suốt 3 tháng với nhiệt độ trung bình dưới 200C.

Câu 21: Đất feralit ở nước ta thường bị chua vì ?

A. Có sự tích tụ nhiều FeR2ROR3R.

B. Có sự tích tụ nhiều AlR2ROR3R.

C. Mưa nhiều trôi hết các chất badơ dễ tan.

D. Quá trình phong hoá diễn ra với cường độ mạnh.

Câu 22: Gió đông bắc thổi ở vùng phía nam đèo Hải Vân vào mùa đông thực chất là

A. gió tín phong ở nửa cầu Bắc hoạt động thường xuyên suốt năm.

B. gió mùa mùa đông xuất phát từ cao áp lục địa châu Á.

C. gió mùa mùa đông nhưng đã biến tính khi vượt qua dãy Bạch Mã.

D. một loại gió địa phương hoạt động thường xuyên suốt năm giữa biển và đất liền.

Câu 23: Câu nào dưới đây thể hiện mối quan hệ chặt chẽ giữa miền núi với đồng bằng nước ta?

A. Đồng bằng có địa hình bằng phẳng, miền núi có địa hình cao hiểm trở.

B. Sông ngòi phát nguyên từ miền núi cao nguyên chảy qua các đồng bằng.

C. Đồng bằng thuận lợi cho cây lương thực, miền núi thích hợp cho cây công nghiệp.

D. Những sông lớn mang vật liệu bào mòn ở miền núi bồi đắp, mở rộng đồng bằng.

Câu 24: Cho bảng số liệu:

Diện tích và sản lượng lúa nước ta giai đoạn 2000 – 2015

Biểu đồ thể hiện tốt nhất tốc độ tăng trưởng diện tích, sản lượng lúa giai đoạn 2000 – 2015 là biểu đồ

A. đường.                        B. cột chồng.

C. cột.                              D. miền.

Câu 25: Cho biểu đồ sau:

 

Nhận xét nào sau đây đúng với biểu đồ trên?

A. Dân số thành thị có xu hướng tăng và tỉ lệ dân thành thị trong tổng số dân có xu hướng giảm.

B. Dân số thành thị và tỉ lệ dân thành thị trong tổng số dân giảm.

C. Dân số thành thị tăng 7,4 triệu người và tỉ lệ dân thành thị trong tổng số dân tăng 9,4%.

D. Dân số thành thị và tỉ lệ dân thành thị trong tổng số dân tăng.

Câu 26: Cho bảng số liệu sau:

NHIỆT ÐỘ TRUNG BÌNH TẠI MỘT SỐ ÐỊA ÐIỂM

(Nguồn: Niên giám thống kê 2015, NXB Thống kê 2016)

Nhận xét nào sau đây đúng với bảng số liệu trên?

A. Nhiệt độ trung bình năm có xu hướng giảm dần từ Bắc vào Nam.

B. Nhiệt độ trung bình năm có xu hướng tăng giảm không ổn định.

C. Nhiệt độ trung bình năm có xu hướng tăng dần từ Bắc vào Nam.

D. Nhiệt độ trung bình năm không tăng không giảm.

Câu 27: Dải đồng bằng ven biển miền Trung có đặc điểm

A. thu hẹp về phía nam, thiên nhiên trù phú.

B. hẹp ngang bị chia thành nhiều đồng bằng nhỏ, thiên nhiên khắc nghiệt.

C. đất đai màu mỡ, thiên nhiên phân hóa đa dạng.

D. mở rộng với các bãi triều thấp phẳng, thềm lục địa rộng nông.

Câu 28: Căn cứ vào Atlat Địa lí Việt Nam trang 17, hãy cho biết trung tâm kinh tế nào sau đây có quy mô trên 100 000 tỉ đồng ?

A. Hạ Long và Thành phố Hồ Chí Minh.

B. Hải Phòng và T.P Hà Nội

Biên Hòa và Thành phố Hồ Chí Minh.

D. Thành phố Hồ Chí Minh và T.P Hà Nội.

Câu 29: Đặc điểm nào không đúng với khí hậu phần lãnh thổ phía Nam nước ta?

A. Biên độ nhiệt năm cao.

B. Nóng đều quanh năm.

C. Có hai mùa mưa và khô rõ rệt.

D. Tính chất cận xích đạo gió mùa.

Câu 30: Cảnh quan thiên nhiên tiêu biểu cho phần lãnh thổ phía Bắc ở nước ta là

A. đới rừng nhiệt đới gió mùa.

B. á nhiệt đới lá rộng.

C. đới rừng nhiệt đới. 

D. đới rừng xích đạo.

Câu 31: Căn cứ vào Atlat Địa lí Việt Nam trang 18, hãy cho biết Tây Nguyên tiếp giáp với các vùng nông nghiệp nào sau đây?

A. Bắc Trung Bộ và Duyên hải Nam Trung Bộ.

B. Duyên hải Nam Trung Bộ và Đông Nam Bộ.

C. Bắc Trung Bộ và Đồng bằng Sông Hồng.

D. Đông Nam Bộ và Đồng bằng sông Cửu Long.

Câu 32: Thiên nhiên vùng biển và thềm lục địa nước ta không có đặc điểm nào sau đây?

A. Vùng biển lớn gấp 3 lần diện tích đất liền.

B. Đường bờ biển Nam Trung Bộ bằng phằng.

C. Thềm lục địa ở miền Trung thu hẹp, tiếp giáp vùng biển nước sâu.

D. Thềm lục địa phía bắc và phía nam nông, mở rộng.

Câu 33: Nước ta có nguồn tài nguyên sinh vật phong phú nhờ

A. nằm ở vị trí tiếp giáp giữa lục địa và hải dương trên vành đai sinh khoáng của thế giới.

B. nằm hoàn toàn trong miền nhiệt đới Bắc bán cầu thuộc khu vực châu Á gió mùa.

C. nằm ở vị trí tiếp giáp giữa lục địa và hải dương trên đường di lưu và di cư của các loài sinh vật.

D. lãnh thổ kéo dài từ 8034’ B đến 23023’B nên thiên nhiên có sự phân hóa đa dạng.

Câu 34: Thiên nhiên vùng núi cao Tây Bắc mang sắc thái của vùng khí hậu

A. nhiệt đới ẩm gió mùa có mùa đông lạnh.

B. ôn đới gió mùa trên núi.

C. cận xích đạo gió mùa với hai mùa mưa, khô.

D. cận nhiệt đới gió mùa.

Câu 35: Biển Đông ảnh hưởng nhiều nhất, sâu sắc nhất đến thiên nhiên nước ta ở lĩnh vực

A. địa hình.

B. sinh vật.

C. cảnh quan ven biển. 

D. khí hậu.

Câu 36: Căn cứ vào Atlat Địa lí Việt Nam trang 18, hãy cho biết cây công nghiệp nào dưới đây

không thuộc Đông Nam Bộ?

A. Chè.                            B. Cà phê.

C. Cao su.                        D. Điều .

Câu 37: Rêu và địa y phủ kín thân cây, cành cây” là đặc điểm sinh vật ở độ cao nào ở vùng núi nước ta?

A. 900m - 1000m. 

B. 1000m – 1600m.

C. 1600m – 1700m đến 2600m.

D. trên 2600m.

Câu 38: Hai bể trầm tích có diện tích lớn nhất nước ta là

A. Nam Côn Sơn và Thổ Chu – Mã Lai.

B. Nam Côn Sơn và Cửu Long.

C. Sông Hồng và Trung Bộ.

D. Cửu Long và Sông Hồng.

Câu 39: Loại gió có tác động thường xuyên đến toàn bộ lãnh thổ nước ta là

A. gió địa phương.          B. gió phơn. 

C. gió mùa.                      D. gió mậu dịch.

Câu 40: Đây là đặc điểm quan trọng nhất của địa hình đồi núi nước ta, có ảnh hưởng rất lớn đến các yếu tố khác.

A. Chạy dài suốt lãnh thổ từ bắc đến nam.

B. Đồi núi thấp chiếm ưu thế.

C. Núi nước ta có địa hình hiểm trở.

D. Núi nước ta có sự phân bậc rõ ràng.

Lời giải

1

2

3

4

5

C

A

B

C

C

6

7

8

9

10

C

D

A

B

C

11

12

13

14

15

C

D

A

B

D

16

17

18

19

20

D

B

B

D

A

21

22

23

24

25

C

A

D

A

D

26

27

28

29

30

C

B

D

A

A

31

32

33

34

35

B

B

C

B

D

36

37

38

39

40

A

C

B

D

B


Bài Tập và lời giải

Em hãy tả một con vật nuôi trong gia đình mà em yêu thích
Anh Hùng học lớp 12 chuẩn bị thi tốt nghiệp và thi đại học. Tiếng gáy sáng của con gà trống nhà em là cái đồng hồ báo thức của anh. Đêm anh học đến 12 giờ; sáng anh dậy lúc 4 giờ rưỡi. Anh nói: “Con gà trống nhà ta gáy còn đúng hơn đồng hồ điện tử”.

Xem lời giải

Tả con mèo nhà em
Trong chúng ta, chắc chẳng có ai không biết đến mèo, loài vật đáng yêu được nuôi rộng rãi trong gia đình. Nhưng các bạn có chắc là mình hiểu rõ về loài mèo chưa ? Nếu chưa, mời các bạn cùng tôi đến trò chuyện với chị mèo Thông Thái đằng kia.

Xem lời giải

Tả con chim bồ câu
 Hôm nay là ngày chủ nhật , em lại được về thăm ngoại. Nhà ngoại có trồng rất nhiều cây và nuôi nhiều con vật . Trong đó ,đàn bồ câu là xinh đẹp nhất . Duyên dáng hơn cả là con bồ câu trắng mà ngoại đặt tên cho nó là Bạch Tuyết .

Xem lời giải

Tả con heo
Nghỉ hè, bố mẹ cho em về thăm ông bà. Nhà ông bà nuôi rất nhiều gia súc. Trong đó có con heo móng cái.

Xem lời giải

Tả con khỉ trong vườn thú
Ôi, đáng yêu làm sao! Một chú khỉ con đang làm trò, khiến mọi ng­ười cư­ời thích thú! Hôm nay là chủ nhật, mẹ đ­ưa anh em tôi đến vư­ờn bách thú, để tận mắt được xem những con vật vốn ở tận rừng xanh, mà tôi mới chỉ đ­ược thấy qua ti-vi. Đi thăm rất nhiều chuồng thú, như­ng với tôi, những chú khỉ – nhà biểu diễn xiếc tài ba – là đáng yêu nhất.

Xem lời giải

Tả con hổ trong vườn thú
Mỗi tháng 1 lần, bố mẹ đưa em đi chơi vườn thú vào ngày chủ nhật. Ở đó có nhiều loài thú lạ, em xem hoài không chán. Nhưng thích nhất vẫn là con hổ.

Xem lời giải

Hãy tả lại một con vật nuôi đáng yêu trong gia đình em
Nhà em có nuôi một con mèo. Nó là thành viên khá quan trọng trong gia đình em. Con mèo vừa tròn một tuổi. Dáng oai vệ cứ như một con báo nhỏ. Nó là giống mèo tam thể được bác em cho năm ngoái. Mới được một năm mà chú lớn hẳn lên, nằm vừa trong vòng tay em. Em vuốt ve bộ lông dày dày êm êm và khẽ gọi:” Mi Mi – mày đi chơi để chị còn làm văn nhé” .

Xem lời giải

Tả hình dáng, hoạt động của con mèo nhà em
Tôi đang say sưa trong giấc trưa thì bỗng meo…meo..” đó là tiếng con mèo tam thể tên Mi Mi mà nhà tôi nuôi cách đây một năm làm tôi giật mình tỉnh giấc.

Xem lời giải

Tả con hươu cao cổ
Bất cứ ai đã thấy những con vật này thò cổ ra ngoài hàng rào sở thú có thể thấy khó hình dung vẻ đẹp và dáng thanh nhã của chúng khi chúng chạy tự do trong vùng hoang dã ở Phi Châu. Những động tác của hươu cao cổ rất thanh nhã và nhẹ nhàng.

Xem lời giải

Tả con gà trống_bài 3
Nghỉ hè vừa rồi em được bố mẹ đưa đi thăm ông bà ngoại. Bà em có một bầy gà tới mười mấy con, trong đó có một chú gà trống mà bà em mua về đã được gần một tháng rồi, trông chú rất oai vệ.

Xem lời giải

Tả con vật mà em yêu thích
Bài 1: Ai đã từng nghe tiếng hót của chim họa mi thì không thể không trầm trồ khen ngợi. Nhà em cũng nuôi một chú họa mi. Em âu yếm gọi nó là ” bé điệu ”

Xem lời giải