Đề số 1 - Đề kiểm tra học kì 2 - Lịch sử 10

I. Trắc nghiệm: (3 điểm)

Câu 1: Năm 1649, Cách mạng tư sản Anh đạt đến đỉnh cao vì :

A.  Vua Sác-lơ I bị xử tử, chế độ cộng hòa được thiết lập.

B.  Đã hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ của mình là lật đổ giai cấp tư sản.

C.  Ngay sau khi cuộc nội chiến kết thúc, chế độ độc tài được thiết lập.

D.  Cách mạng đã thiết lập được chế độ quân chủ lập hiến.

Câu 2. Cuộc khởi nghĩa nào đánh dấu nhân dân ta cơ bản giảnh độc lập từ phong kiến phương Bắc ?

A. Khởi nghĩa Hai Bà Trưng

B. Khởi nghĩa Lý Bí

C. Khởi nghĩa Mai Thúc Loan

D. Khởi nghĩa Khúc Thừa Dụ

Câu 3: Vị vua nào cho “lập văn miếu ở kinh đô Thăng Long, đắp tượng Khổng Tử, Chu Công, vẽ 72 vị hiền tài, bốn mùa cúng tế và cho Hoàng Thái tử đến học” vào năm 1070.

A. Lý Thái Tổ

B. Lý Thái Tông

C. Lý Nhân Tông

D. Lý Thánh Tông

Câu 4. Chế độ phong kiến Việt Nam phát triển thịnh đạt nhất vào thời nào ?

A. Nhà Trần  

B. Nhà Lý

C. Nhà Lê sơ

D. Nhà Nguyễn

Câu 5. Cuộc chiến tranh Nam  - Bắc triều là cuộc tranh giảnh quyền lực giữa các phe đối lập nào ?

A. Lê (Nam triều) - Trịnh (Bắc triều)

B. Trịnh (Nam Triều) - Mạc (Bắc triều)

C. Mạc (Nam Triều) – Nguyễn (Bắc triều)

D. Lê, Trịnh (Nam Triều) - Mạc (Bắc triều)

Câu 6. Ai là người đã quy tụ được đông đảo các lực lượng cựu thần chống lại nhà Mạc ?

A. Nguyễn Hoàng

B. Nguyễn Kim

C. Lê Duy Ninh

D. Trịnh Kiểm

Câu 7: Bộ luật thành văn mang tính giai cấp sâu sắc nhất của chế độ phong kiến Việt Nam là

A. Hình luật

B. Hình thư

C. Hoàng Việt luật lệ

D. Quốc triều hình luật

Câu 8: Một số quý tộc phong kiến ở Anh chuyển sang kinh doanh theo lối tư bản chủ nghĩa, trở thành tầng lớp nào?

A. Tư sản công nghiệp.

B. Tư sản nông nghiệp,

C.  Địa chủ mới.

D. Quý tộc mới.

A. Khẳng định quyền con người, quyền công dân, chủ quyền của nhân dân

B. Xóa bỏ sự bóc lột của công nhân và nhân dân lao động

C. Thừa nhận sự bình đẳng của người dân da đỏ

D. Xóa bỏ chế độ nô lệ

A. Giải quyết vấn đề ruộng đất cho nông dân.

B. Quy định giá bán tối đa các mặt hàng thiết yếu.

C. Thực hiện chính sách trưng thu lúa mì.

D. Quy định mức lương tối đa cho công nhân.

A. Cách mạng thi hành nhiều biện pháp kiên quyết để trừng trị bọn phản cách mạng.

B. Cách mạng lật đố chế độ phong kiến, giải quyết vấn đề ruộng đất cho nhân dân, đưa giai cấp tư sản lên cầm quyền.

C. Thiết lập được nền cộng hòa tư sản.

D. Cách mạng đã đạt tới đinh cao với nền chuyên chính dân chủ Gia-cô-banh.

A. Làm thay đổi bộ mặt các nước tư bản châu Âu.

B. Thúc đẩy những chuyển biến mạnh mẽ trong nông nghiệp và giao thông

C. Góp phần giải phóng nông dân, bổ sung lực lượng lao động cho thành phố.

D. Hình thành giai cấp tư sản công nghiệp và vô sản công nghiệp.

II. Tự luận:

Câu 1 (1,5 điểm). Trình bày thành tựu giáo dục Đại Việt trong các thế kỷ X-XV.

Câu 2 (2,0 điểm).Trong các thế kỷ XVI-XVIII ở nước ta đã diễn ra những cuộc chiến tranh phong kiến nào? Hậu quả?

Câu 3 (2,0 điểm).Nêu ý nghĩa của cách mạng tư sản Pháp.

Câu 4 (1,5 điểm).Tại sao cuộc nội chiến Mĩ (1861-1965) được coi là cuộc cách mạng tư sản lần thứ hai ở Mĩ?

Lời giải

I. PHẦN TRẮC NGHIỆM

1

2

3

4

5

A

D

D

C

D

6

7

8

9

10

B

C

D

A

A

11

12

 

B

D

II. PHẦN TỰ LUẬN

Câu 1. 

- Năm 1070, Vua Lý Thánh Tông cho lập Văn miếu, năm 1075 cho tổ chức khoa thi đầu tiên ở kinh thành

- Từ thế kỷ XI đến thế kỷ XIV, nền giáo dục Nho học dần được hoàn thiện

- Thời Lê sơ, qui chế giáo dục được hoàn thiện, 1484 nhà nước cho dựng bia tiến sĩ

Câu 2.

*Các cuộc chiến tranh phong kiến:

- Chiến tranh Nam – Bắc triều

- Chiến tranh Trịnh – Nguyễn

* Hậu quả:

- Chế độ phong kiến bị suy yếu, khủng hoảng

- Đất nước bị chia cắt, đời sống nhân dân cực khổ ...

Câu 3.

- Cách mạng tư sản Pháp cuối thế kỉ XVIII đã hoàn thành các nhiệm vụ của một cuộc cách mạng tư sản.

+ Lật đổ tận gốc chế độ phong kiến chuyên chế, giải quyết vấn đề ruộng đất cho nông dân.

+ Xóa bỏ những cản trở đối với sự phát triển của công thương nghiệp, thống nhất thị trường dân tộc.

- Làm lung lay chế độ phong kiến ở châu Âu, mở ra thời đại mới - thời đại thắng lợi và củng cố của chủ nghĩa tư bản ở các nước tiên tiến thời bấy giờ.

Câu 4. 

Cuộc nội chiến Mĩ (1861-1865) là cuộc cách mạng tư sản vì:

- Do giai cấp tư sản và tầng lớp trại chủ miền bắc lãnh đạo

- Bùng nổ do mâu thuẫn giữa lực lượng sản xuất tư bản chủ nghĩa với quan hệ sản xuất cũ (chế độ nô lệ ở miền Nam)

- Kết quả: xóa bỏ chế độ nô lệ, đưa nền kinh tế TBCN phát triển ở miền nam nước Mĩ, tạo điều kiện cho kinh tế Mĩ phát triển mạnh vào cuối thế kỷ XIX