Đề bài
I. TRẮC NGHIỆM
Câu 1: Khi làm bài văn miêu tả, người ta không cần phải có những kĩ năng nào?
A. Quan sát, nhìn nhận.
B. Nhận xét, đánh giá.
C. Liên tưởng, tưởng tượng.
D. Xây dựng cốt truyện
Câu 2: Trong câu sau có bao nhiêu danh từ được dùng theo lối nhân hóa: “Từ đó, lão Miệng, bác Tai, cô Mắt, cậu Chân, cậu Tay lại sống thân thiết với nhau mỗi người mỗi việc, không ai tị ai”?
A. 5 danh từ C. 7 danh từ
B. 6 danh từ D. 8 danh từ
Câu 3: Trong truyện “Bức tranh của em gái tôi”, tác giả đã sử dụng những phương thức biểu đạt nào?
A. Miêu tả
B. Tự sự
C. Biểu cảm
D. Miêu tả và biểu cảm
Câu 4: Hình ảnh “Mặt trời” trong câu thơ nào được dùng theo lối ẩn dụ?
A. Mặt trời mọc ở đồng bằng.
B. Thấy anh như thấy mặt trời
Chói chang khó ngó, trao lời khó trao.
C. Từ ấy trong tôi bừng nắng hạ.
Mặt trời chân lí chói qua tim.
D. Bác như ánh mặt trời xua màn đêm giá lạnh.
Câu 5: Câu văn “Rồi tre lớn lên, cứng cáp dẻo dai, vững chắc” có phải là câu trần thuật đơn không?
A. Có B. Không
Câu 6: Trong đoạn đầu của bài kí “Cô Tô”, tác giả đã chọn điểm quan sát từ đâu?
A. Nóc đồn Cô Tô.
B. Trên nóc cao.
C. Bên giếng nước ngọt ở rìa một hòn đảo.
D. Đầu mũi đảo.
Câu 7: Qua đoạn trích “Bài học đường đời đầu tiên”, em thấy nhản vật Dế Mèn không có tính cách nào?
A. Tự tin, dũng cảm.
B. Tự phụ, kiêu căng.
C. Khệnh khạng, xem thường mọi người.
D. Khệnh khạng, dũng cảm.
Câu 8: Những yếu tố nào thường có trong truyện?
A.Cốt truyện, nhân vật
B. Nhân vật, lời kể.
C. Lời kể, cốt truyện.
D. Cốt truyện, nhân vật, lời kể
Câu 9: Cụm từ “Người cha mái tóc bạc” đã sử dụng nghệ thuật gì?
A. So sánh B. Ẩn dụ
C. Nhân hoá D. Hoán dụ
Câu 10: Câu “Lòng yêu nước ban đầu là lòng yêu thương những vật tầm thường nhất” là câu trần thuật đơn có từ “là” theo kiểu:
A. Câu định nghĩa
B. Câu giới thiệu
C. Câu miêu tả
D. Câu đánh giá
Câu 11: Truyện “Dế Mèn phiêu lưu kí” là của tác giả?
A. Đoàn Giỏi B. Tô Hoài
C. Võ Quảng D. Nguyễn Tuân
II. TỰ LUẬN
Em hãy tả hình dáng và tính nết tốt của một bạn học sinh được nhiều người quý mến.