Câu 1.
Những điều kiện thuận lợi để phát triển ngành đánh bắt và nuôi trồng hải sản:
- Nước ta có đường bờ biển dài, vùng biển rộng lớn, giàu tiềm năng đánh bắt và nuôi trồng hải sản. Vùng biển nước ta có hơn 2000 loài cá, trong đó có 110 loài có giá trị kinh tế cao như cá nục, cá trích, cá thu, cá ngừ,...Có trên 100 loài tôm như tôm hùm, tôm he, tôm rồng,...Ngoài ra, còn có nhiều loại hải sản quý khác: hải sâm, bào ngư, sò huyết, rùa, đồi mồi...
- Tống trữ lượng hải sản khoảng 4 triệu tấn (trong đó 95,5% là cá biển), cho phép khai thác hằng năm khoảng 1,9 triệu tấn.
Câu 2.
Những phương hướng chính để bảo vệ tài nguyên và môi trường biển - đảo:
- Điều tra, đánh giá tiềm năng sinh vật tại các vùng biển sâu. Đầu tư để chuyển hướng khai thác hai sản từ vùng biển ven bờ sang vùng nước sâu xa bờ.
- Bảo vệ rừng ngập mặn hiện có, đồng thời đẩy mạnh các chương trình trồng rừng ngập mặn.
- Bảo vệ rạn san hô ngầm ven biển và cấm khai thác san hô dưới mọi hình thức.
- Bảo vệ và phát triển nguồn lợi thuỷ sản.
- Phòng chống ô nhiễm biển bởi các yếu tố hoá học, đặc biệt là dầu mỏ.
Câu3.
- Vị trí địa lí: thuộc vùng nào, tên các tỉnh láng giềng, biển tiếp giáp (nếu có) các thành phố lớn ở gần.
- Ý nghĩa của vị trí địa lí đối với phát triển kinh tế - xã hội.
Câu 4.
Thuận lợi và khó khăn chủ yếu của điều kiện tự nhiên và tài nguyên thiên nhiên đối với phát triển kinh tế của tỉnh (thành phố):
- Thuận lợi.
- Khó khăn.
Câu 5.
Phân tích bảng số liệu, nêu được nhận xét về sự thay đổi và xu hướng thay đổi cơ cấu kinh tế của tỉnh (thay đổi theo hướng nào, nhanh hay chậm, có thể nêu nguyên nhân của sự thay đổi đó).