Câu 1.
- Các khoáng sản chủ yếu và phân bố: than (Quảng Ninh), sắt (Thái Nguyên), thiếc, mangan (Cao Bằng), bôxit (Tuyên Quang), apatit (Lào Cai), đồng (Lào Cai, Sơn La), chì, kẽm (Bắc Kạn).
- Các khoáng sản này là điều kiện để phát triển các ngành công nghiệp: khai thác khoáng sản, luyện kim đen và luyện kim màu, nhiệt điện, hóa chất, phân bón,...
Câu 2.
Đặc điểm sản xuất nông nghiệp của Đồng bằng sông Hồng:
- Trồng trọt: đứng thứ hai cả nước về diện tích và tổng sản lượng lương thực; đứng đầu cả nước về năng suất lúa. Phát triển một số cây ưa lạnh đem lại hiệu quả kinh tế lớn.
- Chăn nuôi: đàn lợn chiếm tỉ trọng lớn nhất cả nước; chăn nuôi bò (đặc biệt là bò sữa), gia cầm và nuôi trồng thuỷ sản đang phát triển.
Câu 3.
Thành tựu trong sản xuất công nghiệp của Bắc Trung Bộ:
- Giá trị sản xuất công nghiệp tăng nhanh, đặc biệt là trong những năm 1998 - 2002 (tăng hơn hai lần).
- Phát triển các ngành dựa trên nguồn khoáng sản của vùng như: khai khoáng (thiếc, crôm, titan,...), sản xuất vật liệu xây dựng.
- Các ngành phát triển hầu khắp các địa phương: chế biến gỗ, cơ khí công cụ. dệt kim, may mặc, chế biến thực phẩm có quy mô vừa và nhỏ.
- Cơ sở hạ tầng kĩ thuật và công nghệ, cũng như việc cung ứng nhiên liệu, năng lượng của vùng đang được cải thiện.
Câu 4.
- Vị trí địa lí, giới hạn lãnh thổ: lãnh thổ kéo dài, hẹp ngang; giáp Bắc Trung bộ, Tây Nguyên, Đông Nam Bộ, Biển Đông; có nhiều đảo, quần đảo trong đó có hai quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa.
- Ý nghĩa: cầu nối Bắc - Nam, nối Tây Nguyên với biển; thuận lợi cho lưu thông và trao đổi hàng hóa; biển, các đảo và quần đảo có tầm quan trọng về kinh tế và quốc phòng đối với cả nước.
Câu 5.
a) Nhận xét: Tây Nguyên là vùng chuyên canh cây cà phê lớn nhất cả nước, tỉ trọng diện tích cà phê so với cả nước rất cao (năm 1995: 79,0%, năm 2000: 83,4%, năm 2005: 89,5%).
b) Thuận lợi về tự nhiên: khí hậu cận xích đạo, đất badan nhiều nhất cả nước phân bố trên những mặt bằng rộng lớn thuận lợi cho phát triển vùng chuyên canh quy mô lớn.