Đề số 4 - Đề kiểm tra học kì 2 - Vật lí 11

Câu 1(3,0đ)

a/ Phát biểu và viết biểu thức của định luật Faraday. Giải thích rõ tên và đơn vị các đại lượng trong biểu thức.

b/ Thế nào là hiện tượng phản xạ toàn phần? Điều kiện để xảy ra hiện tượng phản xạ toàn phần là gì?

c/ Nêu cấu tạo và công dụng của kính lúp. Viết công thức tính số bội giác của kính lúp khi ngắm chừng ở vô cực.

Câu 2(1,5đ) Một người cận thị về già chỉ còn nhìn rõ được những vật trong khoảng cách từ  50cm đến 100cm.

a/ Để nhìn rõ được những vật ở rất xa mà mắt không phải điều tiết, người đó phải đeo kính có độ tụ bao nhiêu? Biết kính đeo sát mắt.

b/ Khi đeo kính, người này nhìn rõ vật gần nhất cách mắt bao nhiêu? Biết kính đeo sát mắt.

Câu 3(1,5đ) Chiếu một tia sáng từ không khí vào môi trường thủy tinh có chiết suất \(\sqrt 3 \).

a/ Tính góc khúc xạ trong trường hợp góc tới bằng 600.

b/ Nếu chiếu tia sáng từ không khí vào một môi trường trong suốt khác có chiết suất n với góc tới bằng 450 thì góc khúc xạ là 300. Tính chiết suất n.

Câu 4(1,5đ) Vật kính của kính hiển vi có tiêu cự  1cm, thị kính có tiêu cự  6cm. Hai kính cách nhau 16cm.Tính độ dài quang học của kính. Từ đó tính số bội giác của kính hiển vi khi ngắm chừng ở vô cực. Biết mắt đặt sát kính, khoảng cực cận của mắt là Đ = 24cm.

Câu 5(2,5đ) Một vật sáng AB đặt vuông góc với trục chính của một thấu kính hội tụ có độ tụ D = + 10dp, điểm A nằm trên trục chính, vật cách thấu kính 30cm.

a/ Tính tiêu cự của thấu kính đã cho.

b/ Xác định vị trí, tính chất của ảnh. Dựng ảnh A’B’ của AB trong trường hợp trên.

c/ Cố định thấu kính, dịch chuyển vật theo chiều nào, một đoạn bao nhiêu để có ảnh cùng chiều lớn gấp 2 lần vật?

Lời giải

Câu 1:

a/  Độ lớn của suất điện động cảm ứng xuất hiện trong mạch kín (0,25đ) tỉ lệ với tốc độ biến thiên từ thông qua mạch kín đó (0,25đ)

Biểu thức:     \(\left| {{e_c}} \right| = \left| {\dfrac{{\Delta \phi }}{{\Delta t}}} \right|\)   

Giải thích đúng tên và đơn vị  các đại lượng.

b/ Là hiện tượng phản xạ toàn bộ tia sáng tới (0,25đ) xảy ra ở mặt phân cách giữa 2 môi trường trong suốt (0,25đ)

- Điều kiện: n2 < n1 và \(i \ge {i_{gh}}\) ( Học sinh có thể trình bày bằng chữ viết)

c/ Cấu tạo: Kính lúp là một thấu kính hội tụ (0,25đ) có tiêu cự nhỏ (0,25đ)

- Cộng dụng: Dùng để quan sát các vật nhỏ

\({G_\infty } = \dfrac{{O{C_C}}}{f}\)

Câu 2:

a/\({f_k} =  - {O_k}{C_V} =  - O{C_V} =  - 100cm =  - 1m\)

Độ tụ: \(D = \dfrac{1}{f} = \dfrac{1}{{ - 1}} =  - 1dp\)

Câu 3:

a/    \(\begin{array}{l}{n_1}\sin i = {n_2}\sin r \leftrightarrow {\mathop{\rm s}\nolimits} {\rm{in6}}{{\rm{0}}^0} = \sqrt 3 \sin r\\\sin r = \dfrac{1}{2} \leftrightarrow r = {30^0}\end{array}\)

b/   \(\begin{array}{l}{n_{kk}}\sin i = n\sin r \leftrightarrow {\mathop{\rm s}\nolimits} {\rm{in4}}{{\rm{5}}^0} = n\sin {30^0}\\ \leftrightarrow n = \dfrac{{{\mathop{\rm s}\nolimits} in{{45}^0}}}{{{\mathop{\rm s}\nolimits} in{{30}^0}}} = \sqrt 2 \end{array}\)

Câu 4:

Độ dài quang học

\(\delta  = l - {f_1} - {f_2} = 16 - 1 - 6 = 9cm\)

Số bội giác

\({G_\infty } = \dfrac{{\delta D}}{{{f_1}{f_2}}} = \dfrac{{9.24}}{{1.6}} = 36\)

Câu 5:  

\(f = \dfrac{1}{D} = \dfrac{1}{{ + 10}} = 0,1m = 10cm\)

\(d' = \dfrac{{df}}{{d - f}} = \dfrac{{30.10}}{{30 - 10}} = 15cm\)

Ảnh thật, ngược chiều vật

Dựng ảnh

Ảnh cùng chiều vật là ảnh ảo nên phải di chuyển vật lại gần thấu kính, vật nằm trong khoảng OF của kính.

Giải được  \({d_1} = 5cm\)

\(\Delta d = d - {d_1} = 30 - 5 = 25cm\)

 


Bài Tập và lời giải

Dựa vào hình 25.1, hãy xác định: Vị trí, giới hạn của vùng duyên hải Nam Trung Bộ. Hai quần đảo: Hoàng Sa, Trường Sa; các đảo: Lý Sơn, Phú Quý.

Dựa vào hình 25.1, hãy xác định:

- Vị trí, giới hạn của vùng duyên hải Nam Trung Bộ.

- Hai quần đảo: Hoàng Sa, Trường Sa; các đảo: Lý Sơn, Phú Quý.

Xem lời giải

Tìm trên hình 25.1: Các vịnh Dung Quất, Vân Phong, Cam Ranh. Các bãi tắm và địa điểm du lịch nổi tiếng.

Tìm trên hình 25.1:

- Các vịnh Dung Quất, Vân Phong, Cam Ranh.

- Các bãi tắm và địa điểm du lịch nổi tiếng.

Xem lời giải

Tại sao vấn đề bảo vệ và phát triển rừng có tầm quan trọng đặc biệt ở các tỉnh cực Nam Trung Bộ?

Tại sao vấn đề bảo vệ và phát triển rừng có tầm quan trọng đặc biệt ở các tỉnh cực Nam Trung Bộ?

Xem lời giải

Căn cứ vào bảng 25.1, hãy nhận xét về sự khác biệt trong phân bố dân cư, dân tộc và hoạt và động kinh tế giữa vùng đồng bằng ven biển với vùng đồi núi phía tây.

Căn cứ vào bảng 25.1, hãy nhận xét về sự khác biệt trong phân bố dân cư, dân tộc và hoạt  và động kinh tế giữa vùng đồng bằng ven biển với vùng đồi núi phía tây.

Bảng 25.1. Một số khác biệt trong phân bố dân cư và hoạt động kinh tế theo hướng từ đông sang tây ở Duyên hải Nam Trung Bộ

Khu vực

Dân cư

Hoạt động kinh tế

Đồng bằng ven biển

Chủ yếu là người Kịn, một bộ phận nhỏ là người Chăm. Mật độ dân số cao, phân bố tập trung ở các thành phố, thị xã.

Hoạt động công nghiệp, thương mại, du lịch, khai thác và nuôi trồng thủy sản.

Đồi núi phía tây

Chủ yếu là các dân tộc: Cơ tu, Ra-glai, Ba-na, Ê-đe,… Mật độ dân số thấp. Tỉ lệ hộ nghèo còn khá cao.

Chăn nuôi gia súc lớn (bò đàn), nghề rừng, trồng cây công nghiệp.

Xem lời giải

Dựa vào bảng 25.2, hãy nhận xét về tình hình dân cư, xã hội ở duyên hải Nam Trung Bộ so với cả nước.

Dựa vào bảng 25.2, hãy nhận xét về tình hình dân cư, xã hội ở duyên hải Nam Trung Bộ so với cả nước.

Bảng 25.2. Một số tiêu chí phát triển dân cư, xã hội ở Duyên hải Nam Trung Bộ và cả nước, năm 1999

Tiêu chí

Đơn vị tính

Duyên hải Nam Trung Bộ

Cả nước

Mật độ dân số

Người/km2

183

233

Tỉ lệ gia tăng tự nhiên của dân số

%

1,5

1,4

Tỉ lệ hộ nghèo

%

14,0

13,3

Thu nhập bình quân đầu người một tháng

Nghìn đồng

252,8

295,0

Tỉ lệ người lớn biết chữ

%

90,6

90,3

Tuổi thọ trung bình

Năm

70,7

70,9

Tỉ lệ dân số thành thị

%

26,1

23,6


Xem lời giải

Bài 1 trang 94 SGK Địa lí 9

Trong phát triển kinh tế - xã hội, vùng Duyên hải Nam Trung Bộ có những thuận lợi, khó khăn gì?

Xem lời giải

Bài 2 trang 94 SGK Địa lí 9

Phân bố dân cư ở Duyên hải Nam Trung Bộ có những đặc điểm gì? Tại sao phải đẩy mạnh công tác giảm nghèo ở vùng núi phía Tây?

Xem lời giải

Bài 3 trang 94 SGK Địa lí 9

Tại sao du lịch lại là thế mạnh kinh tế của vùng?

Xem lời giải