Câu 1. Bốn nguyên tố chính cấu tạo nên chất sống là:
A. C, H, O, P.
B. C, H, O, N.
C. O, P, C, N.
D. H, O, N, P.
Câu 2. Cacbohyđrat gồm các loại
A. đường đơn, đường đôi.
B. đường đôi, đường đa.
C. đường đơn, đường đa.
D. đường đôi, đường đơn, đường đa.
Câu 3. Hai chuỗi pôlinuclêôtit của ADN liên kết với nhau bởi liên kết
A. hyđrô.
B. peptit.
C. ion.
D. cộng hoá trị.
Câu 4. Không bào trong đó chứa nhiều sắc tố thuộc tế bào
A. lông hút của rễ cây.
B. cánh hoa.
C. đỉnh sinh trưởng.
D. lá cây của một số loài cây mà động vật không dám ăn.
Câu 5. Tế bào có thể đưa các đối tượng có kích thước lớn vào bên trong tế bào bằng
A. vận chuyển chủ động.
B. vận chuyển thụ động.
C. nhập bào.
D. xuất bào.
Câu 6. Thành phần cấu tạo cơ bản của enzim là
A. lipit.
B. axit nucleic.
C. cacbohiđrat.
D. protein.
Câu 7. Giới động vật gồm những sinh vật
A. đa bào, nhân thực, dị dưỡng, có khả năng di chuyển, phản ứng nhanh.
B. đa bào, một số đơn bào, dị dưỡng, có khả năng di chuyển, phản ứng nhanh.
C. đa bào, nhân thực, dị dưỡng, một số không có khả năng di chuyển, phản ứng nhanh.
D. đa bào, một số tập đoàn đơn bào,nhân thực, dị dưỡng, có khả năng di chuyển, phản ứng nhanh.
Câu 8. Các loại prôtêin khác nhau được phân biệt nhau bởi
A. số lượng, thành phần và trật tự sắp xếp các axít amin.
B. số lượng, thành phần axít amin và cấu trúc không gian.
C. số lượng, thành phần, trật tự sắp xếp các axít amin và cấu trúc không gian.
D. số lượng, trật tự sắp xếp các axít amin và cấu trúc không gian.
Câu 9. Đơn vị tổ chức cơ sở của mọi sinh vật là
A. các đại phân tử.
B. tế bào.
C. mô.
D. cơ quan.
Câu 10. Trình tự sắp xếp đặc thù của các axít amin trong chuỗi pôlipeptít tạo nên prôtêin có cấu trúc
A. bậc 1.
B. bậc 2.
C. bậc 3.
D. bậc 4.
Câu 11. Cấu tạo chung của tế bào nhân sơ bao gồm 3 thành phần chính là
A. thành tế bào, màng sinh chất, nhân.
B. thành tế bào, tế bào chất, nhân.
C. màng sinh chất, thành tế bào, vùng nhân.
D. màng sinh chất, tế bào chất, vùng nhân.
Câu 12. Vận chuyển thụ động các chất qua màng sinh chất
A. cần tiêu tốn năng lượng.
B. không cần tiêu tốn năng lượng.
C. cần có các kênh protein.
D. cần các bơm đặc biệt trên màng.
Câu 13. Khi enzim xúc tác phản ứng, cơ chất liên kết với
A. cofactơ.
B. protein.
C. coenzim.
D. trung tâm hoạt động.
Câu 14. Các cấp tổ chức của thế giới sống đều là những hệ mở vì:
A. Có khả năng thích nghi với môi trường.
B. Thường xuyên trao đổi chất với môi trường.
C. Có khả năng sinh sản để duy trì nòi giống.
D. Phát triển và tiến hoá không ngừng.
Câu 15. Nước là dung môi hoà tan nhiều chất trong cơ thể sống vì chúng có
A. nhiệt dung riêng cao.
B. lực gắn kết.
C. nhiệt bay hơi cao.
D. tính phân cực.
Câu 16. Thành tế bào vi khuẩn có vai trò
A. trao đổi chất giữa tế bào với môi trường.
B. ngăn cách giữa bên trong và bên ngoài tế bào.
C. liên lạc với các tế bào lân cận.
D. cố định hình dạng của tế bào.
Câu 17. Màng tế bào điều khiển các chất ra vào tế bào
A. một cách tuỳ ý.
B. một cách có chọn lọc .
C. chỉ cho các chất vào.
D. chỉ cho các chất ra.
Câu 18. Màng sinh chất của tế bào ở sinh vật nhân thực được cấu tạo bởi
A. các phân tử prôtêin và axitnuclêic.
B. các phân tử phôtpholipit và axitnuclêic.
C. các phân tử prôtêin và phôtpholipit.
D. các phân tử prôtêin.
Câu 19. ADN là thuật ngữ viết tắt của
A. axit nucleic.
B. axit nucleotit.
C. axit đêoxiribonuleic.
D. axit ribonucleic.
Câu 20. Quá trình đường phân xảy ra ở
A. nhân tế bào.
B. lớp màng kép của ti thể.
C. bào tương.
D. chất nền của ti thể.
Phần II. Tự luận
Câu 1 : Một đoạn phân tử ADN có 3000 Nuclêôtit, trong đó số Nuclêôtit loại A bằng 300.