Đọc các thông tin sau, kết hợp với biểu đồ đã vẽ, nêu các đặc điểm khái quát về hoạt động kinh tế đối ngoại của Nhật Bản.

Đọc các thông tin sau (trang 84,85 sgk Địa lí 11), kết hợp với biểu đồ đã vẽ, nêu các đặc điểm khái quát về hoạt động kinh tế đối ngoại của Nhật Bản.

- Tích cực nhập khẩu công nghệ và kĩ thuật của nước ngoài.

- Nhờ chính sách tận dụng và khai thác triệt để những thành tựu khoa học – kĩ thuật, nguồn vốn đầu tư của Hoa Kì và các nước khác, nên rút ngắn được khoảng cách và vươn lên dẫn đầu thế giới trong nhiều ngành kinh tế.

 

Nhập khẩu

- Sản phẩm nông nghiệp: lúa mì, lúa gạo, đỗ tương, hoa quả, đường, thịt, hải sản,…

- Năng lượng: than, dầu mỏ, khí tự nhiên,…

- Nguyên liệu công nghiệp: quặng, gỗ, cao su, bông, vải, len,…

Xuất khẩu

- Sản phẩm công nghiệp chế biến (tàu biển, ôtô, xe gắn máy, sản phẩm tin học,…) chiếm 99% giá trị xuất khẩu.

 

Khoảng 52% tổng giá trị thương mại được thực hiện với các nước phát triển, trong đó nhiều nhất với Hoa Kì và EU. Trên 45% tổng giá trị thương mại được thực hiện với các nước đang phát triển, trong đó 18% thực hiện với các nước lãnh thổ công nghiệp mới ở châu Á

 

Hiện nay, Nhật Bản là nước đứng đầu thế giới về đầu tư trực tiếp ra nước ngoài (FDI) và viện trợ phát triển chính thức (ODA).

Nhật Bản hiện chiếm vị trí quan trọng trong đầu tư vào các nước ASEAN. Giai đoạn 1995 – 2001, đầu tư của Nhật Bản chiếm 15,7% tổng đầu tư nước ngoài vào ASEAN với 22, 1 tỉ USD. Viện trợ phát triển chính thức (ODA) của Chính phủ Nhật Bản chiếm tới 60% tổng viện trợ ODA quốc tế dành cho các nước ASEAN.

Từ năm 1991 đến năm 2004, ODA của Nhật Bản vào Việt Nam là gần 1 tỉ USD, chiếm 40% nguồn vốn ODA đầu tư vào Việt Nam.

Lời giải

Đặc điểm khái quát về hoạt động kinh tế đối ngoại của Nhật Bản:

- Nhờ chính sách tận dụng và khai thác triệt để những thành tựu khoa học-kĩ thuật, vốn  đầu tư…Nhật Bản đã nhanh chóng khắc phục khó khăn và vươn lên dẫu đầu thế giới về nhiều ngành kinh tế.

- Ngoại thương của Nhật Bản phát triển mạnh.

+ Tổng giá trị xuất-nhập khẩu tăng liên tục (năm 2004: tổng giá trị xuất –nhập khẩu đạt 1020,2 tỉ USD), Nhật Bản là nước xuất siêu.

+ Các mặt hàng xuât khẩu chủ đạo là sản phẩm công nghiệp chế biến (tàu biển, ô tô, xe gắn máy, sản phẩm tin học…), chiếm 99% giá trị xuất khẩu.

+ Các mặt hàng nhập khẩu là sản phẩm nông nghiệp, năng lượng (than, dầu mỏ,..) và nguyên liệu công nghiệp.

- Tổng giá trị thương mại thực hiện với các nước phát triển là 52%, trong đó nhiều nhất với Hoa Kỳ và EU; ngoài ra còn hợp tác với các nước công nghiệp mới ở châu Á.

- Hiện nay, Nhật Bản là nước đứng đầu thế giới về đầu tư trực tiếp ra nước ngoài (FDI) và viện trợ phát triển chính thức (ODA).

Nhật Bản là quốc gia chiếm tỉ trọng lớn nhất về các nguồn vốn FDI và ODA đầu tư vào Việt Nam (khoảng 40%).