- Lục địa Bắc Mĩ: bờ Đông có lượng mưa lớn nhất ( 1001 – 2000 mm); lượng mưa giảm dần từ bờ Đông sang bờ Tây, phía Tây lượng mưa phổ biến từ 201 – 500 mm, thấp nhất dưới 200 mm (Bồn Địa Lớn sau núi).
⟹ Vùng phía Đông có vị trí ven bờ đại dương, đón gió mùa từ biển thổi vào, có dòng biển nóng chạy qua ( dòng biển nóng Gơnxtrim). Càng vào sâu lục địa ảnh hưởng của biển càng giảm, lượng mưa giảm; phía Tây có địa hình khuất gió, dòng biển lạnh Caliphoocnia.
- Khu vực Nam Âu: lượng mưa cao nhất ở vùng ven biển phía Tây (1001 -2000 mm) và giảm dần về phía Đông (các nước Nam Âu còn lại) có lượng mưa từ 501 -1000 mm.
⟹ Vùng ven biển phía Tây đón gió từ biển vào mưa nhiều, càng vào sâu lục địa phía Đông ảnh hưởng của biển càng giảm tính lục địa tăng dần.
- Khu vực châu Á: lượng mưa cao nhất ở khu vực Đông Á (1001 -2000 mm), càng vào tưsâu lục địa phía Tây lượng mưa càng giảm dần, phần lớn lãnh thổ nội địa có lượng mưa rất thấp (dưới 200 mm).
⟹ Phía Đông tiếp giáp nhiều vùng biển và đại dương nên độ ẩm lớn, khu vực đón gió mùa, có dòng nóng Cưrôsiô chảy qua nên mưa lớn; càng đi về phía Tây, tính lục địa tăng dần, vùng nội cách xa biển, có dạng địa hình hoang mạc, khí hậu khô hạn ít mưa.