Các điều kiện của môi trường sống luôn ảnh hưởng tới quần thể như : khí hậu, thổ nhưỡng, nguồn thức ăn, kẻ thù... và do đó làm mật độ quần thể thay đổi.
Khi các điều kiện môi trường thuận lợi như khí hậu phù hợp, nguồn thức ăn dồi dào, nơi ở nhiều... thì số lượng cá thể của quần thể tăng tức là mật độ quần thể tăng. Tuy nhiên, nếu số lượng cá thể quần thể tăng quá cao vượt quá khả năng chịu đựng của không gian sống, nguồn thức ăn trở nên khan hiếm, nơi ở chật chội... thì nhiều cá thể sẽ bị chết. Do vậy, mật độ quần thể lại trở về mức cân bằng.
Như vậy, mật độ quần thể là một chỉ số sinh học quan trọng thể hiện sự cân bằng giữa khả năng sinh sản của quần thể với sức chịu đựng của môi trường : số lượng cá thể của quần thể ổn định và nhu cầu sử dụng nguồn sống cân bằng với khả năng cung cấp nguồn sống của môi trường.