Câu 42 : Học theo kiểu in vết ở động vật
A. chỉ có ở giai đoạn trướng thành.
B. chỉ có ở chim.
C. chỉ xảy ra trong một giai đoạn rất ngắn.
D. có cả ở giai đoạn còn nhỏ và trưởng thành.
Lời giải:
Học theo kiểu in vết ở động vật có cả ở giai đoạn còn nhỏ và trưởng thành.
Chọn D
Câu 43 : Điều nào dưới đây là không quan trọng đối với chim di cư trong việc tìm và xác định đường bay ?
A. Nhạy cảm với tia hồng ngoại.
B. Vị trí mặt trời vào ban ngày,
C. Vị trí mặt trăng vào ban đêm.
D Sử dựng các vì sao như chiếc la bàn.
Lời giải:
Nhạy cảm với tia hồng ngoại không quan trọng đối với chim di cư trong việc tìm và xác định đường bay
Chọn A
Câu 44 : Một con chim sẻ non mới nở được nuôi cách li với chim bố mẹ và trong giai đoạn nhạy cảm (từ ngày thứ 10 đến ngày thứ 50 sau khi nớ) được nghe tiếng chim hót của 1 loài chim sẻ khác. Con chim này khi trưởng thành sẽ
A. hót tiếng hót chẳng giống loài nào.
B. vẫn hót giọng hót của loài mình
C. hót tiếng hót của loài chim mà nó nghe được trong giai đoạn nhạy cảm.
D. không hề biết hót.
Lời giải:
Một con chim sẻ non mới nở được nuôi cách li với chim bố mẹ và trong giai đoạn nhạy cảm (từ ngày thứ 10 đến ngày thứ 50 sau khi nớ) được nghe tiếng chim hót của 1 loài chim sẻ khác. Con chim này khi trưởng thành sẽ hót tiếng hót chẳng giống loài nào.
Chọn A
Câu 45 : Cơ sở khoa học của việc huấn luyện các động vật là kết quả của quá trình thành lập
A. cung phản xạ.
B. phản xạ không điều kiện.
C. các phản xạ có điều kiện.
D. các tập tính.
Lời giải:
Cơ sở khoa học của việc huấn luyện các động vật là kết quả của quá trình thành lập các phản xạ có điều kiện.
Chọn C
Câu 46 :Trong các rạp xiếc, người ta đã huấn luyện các động vật làm các trò diễn xiếc thuần thục và tuân thủ những hiệu lệnh của người dạy thú. Đây là ứng dụng của việc biến đổi
A. tập tính bẩm sinh thành tập tính thứ sinh.
B. các điều kiện hình thành phản xạ
C. tập tính bẩm sinh
D. tập tính thứ sinh
Lời giải:
Trong các rạp xiếc, người ta đã huấn luyện các động vật làm các trò diễn xiếc thuần thục và tuân thủ những hiệu lệnh của người dạy thú. Đây là ứng dụng của việc biến đổi tập tính bẩm sinh thành tập tính thứ sinh.
Chọn A