Giải bài tập Bài 6 trang 19 SGK GDCD lớp 7

Câu thể hiện rõ nhất về tôn sư trọng đạo trong những câu trên là câu: Một chữ cũng là thầy, nửa chữ cũng là thầy

Lời giải

a)  Trong những hành vi sau đây, hành vi nào thể hiện thái độ tôn sư trọng đạo ? Hành vi nào cần phê phán ? Vì sao ?

(1)   Ngày chủ nhật, Năm ra chợ, gặp cô giáo cũ, Năm đứng nghiêm, bỏ mũ chào cô ;

(2)  Thầy Minh ra bài tập Toán cho học sinh về nhà làm. Mải chơi nên Hoa không làm bài tập ;

(3)  Anh Thắng là một sinh viên đại học, nhân ngày Nhà giáo Việt Nam 20-11, anh Thắng đã viết thư thăm hỏi cô giáo cũ dạy anh từ hồi lớp 1 ;

(4)  Giờ trả bài Tập làm vãn, An bị điểm kém. Vừa nhận được bài từ tay thầy giáo, An đã vò nát và đút bài vào ngăn bàn.

Trả lời

- Hành vi thể hiện thái độ tôn sư trọng đạo là hành vi (1); (3):

(1) Năm đã có hành vi tôn trọng, lễ phép khi gặp cô giáo cũ: đứng nghiêm và bỏ mũ chào cô.

(3) Anh Thắng viết thư thăm hỏi cô giáo cũ dạy từ hồi cấp 1 chứng tỏ anh Thắng đã không quên công ơn dạy dỗ của cô giáo cũ đã dạy mình từ hồi còn là lớp 1, mặc dù bây giờ anh đã là sinh viên.

-   Hành vi cần phê phán là hành vi (2); (4):

(2) Hoa đã không làm bài tập khi thầy giáo giao cho, Hoa không biết vâng lời thầy, chăm lo học hành.

(4) An có thái độ vô lễ, thiếu tôn trọng thầy giáo.

b)  Em hãy tìm một số câu ca dao, tục ngữ nói về sự kính trọng và lòng biết ơn thầy giáo, cô giáo.

Trả lời

-   Ca dao :

Muốn sang thì bắc cầu kiều

Muốn con hay chữ thì yêu lấy thầy

-   Tục ngữ :

Không thầy đố mày làm nên

-   Châm ngôn :

    Nhất tự vi sư, bán tự vi sư 

c) Trong những câu dưới đây, theo em, câu nào thể hiện rõ nhất về tôn trọng đạo ?

(1)   Ân trả, nghĩa đền.

(2)   Không thầy đố mày làm nên.

(3)   Ăn khoai nhớ kẻ cho dây mà trồng.

(4)   Muốn sang thì bắc cầu kiều '

Muốn con hay chữ thì yêu kính thầy.

(5)   Một chữ cũng là thầy, nửa chữ cũng là thầy.

(Nhất tự vi sư, bán tự vi sư).

Trả lời

Câu thể hiện rõ nhất về tôn sư trọng đạo trong những câu trên là câu: Một chữ cũng là thầy, nửa chữ cũng là thầy (Nhất tự vi sư, bán tự vi sư)