Khóc Dương Khuê

Lời giải

   Là đôi bạn đến với nhau, thân nhau vì lòng mến mộ lần nhau, tình bạn giữa Nguyễn Khuyến và Dương Khuê thật là chỗ tri âm tri ki, “đồng thanh tương ứng đồng khí  tương cầu”:

   Cũng có lúc rượu ngon cùng nhấp,

   Chèn quỳnh tương ăm ắp bầu xuân,

   Có khi bàn soạn câu văn,

   Biết bao đông bích, điển phần trước sau.

   Nói về việc cùng bạn uống rượu mà nhà thơ dùng từ “nhắp”, lại “cùng nhắp” thì thật chính xác và tinh tế, bởi đây là việc uống rượu của người “uống cho vui”, chứ không phải kiểu uống của các bợm rượu. Nhà thơ có lần đã tự nói về khả năng uống rượu của minh:

   Rượu tiếng rằng hay, hay chả mấy

   Độ năm ba chén đã say nhè.

                                         (thu ẩm)

   Chén các cụ dùng uống rượu ngày xưa là loại chén rất nhỏ, thường được gọi là “chén hạt mít”.  Nói "nhấp” tức là uống từng hớp nhỏ, như chỉ vừa chạm môi vào, vừa uống vừa ngẫm nghĩ, vừa uống vừa thường thức cái vị đậm, cái mùi thơm của rượu. Rượu uống chỉ như thế nhưng lại “ăm ắp bầu xuân”. Bầu xuân này là bầu rượu và cũng là “báu thơ” bầu rượu đầy cho bầu thơ càng thêm lai láng. Hai tiếng “ăm áp” mà nhà thơ dành cho “bầu xuân” thật gợi cảm và sảng khoái. “Người thanh cái tiếng cũng thanh”, đến cách chơi cũng cho ta biết được bản chất con người, không phải bất kì ai cũng có được cái “rượu ngon cùng nhấp” ấy, nhất là cái cảm nhận “ăm ắp bầu xuân” ấy.

   Thật là những ngày vui. Nhưng cũng có những ngày buồn, rất buồn. Đó là những ngày nước mất là nhà Nho, cùng phụng sự cho một triều đại, đôi bạn cùng chung chia sẻ nỗi đau của thời đại mình:

   Buổi dương cửu cùng nhau hoạn nạn

   Phận đấu thăng chẳng dám tham trời

   Bác già, tôi cùng già rồi

   Biết thôi thôi thế thì thôi mới là!

   Những câu thơ của Nguyễn Khuyến đọc lên nghe thật buồn bã, ngao ngán. Nói "buổi dương cứu’’ để chỉ thời kì loạn lạc khi thực dân Pháp xâm lược nước ta, nhà thơ coi đó như là một vận hạn mà đất nước và con người phải trải qua. Không làm gì được trước vận hạn ấy, nhà thơ chỉ còn một cách lựa chọn là rời bỏ công danh, chẳng còn dám tham cái lộc trời “thăng đấu” của kẻ làm quan. Nhà thơ nói như một kẻ an phận mà nghe ra thật đau đớn. Ông cảm thấy mình bất lực, cảm thấy mình đã già. Đặc biệt câu thơ cuối đoạn, có đến ba từ "thôi" trùng điệp, khác nghĩa nhau mà như cùng một nghĩa, bổ sung cho nhau, tạo ra ấn tượng về một tâm trạng cam chịu thật nặng nề: Biết thôi - thôi – thế thì thôi. Đúng là tâm trạng của nhà thơ khi cáo quan về làng và cho đến cả những năm sau này: Đau buồn trước cảnh nước mất nhưng không có thể làm gì cho đất nước ngoài việc từ quan để khói làm việc cho kẻ thù.

   Qua 16 dòng thơ, Nguyễn Khuyến đã nhắc lại một cách cô đọng và đầy đủ về mối quan hệ bạn bè giữa đôi bạn Nguyễn Khuyến - Dương Khuê, đặc biệt là độ sâu, độ bền của tình bạn đó. Những kỉ niệm đã được nhà thơ nói tới một cách giản dị nhưng đầy trân trọng. Nhắc lại những kỉ niệm ấy còn lại và ngẫm nghĩ về tình bạn ấy, nhà thơ cảm thấy nỗi đau mà mình phải chịu hôm nay thật là một điều vô lí. Ông chưa bao giờ hình dung ra sự mất mát có thế xảy đến vào lúc này. Nhà thơ nhớ lại:

   Muốn đi lại tuổi gia thêm nhác

   Trước ba năm gặp bác một lần

   Cầm tay hỏi hết xa gần

   Mừng rằng bác hãy tinh thần chưa can.

   Xét về mặt văn chương, bốn dòng thơ trên không phải là những câu thơ thật mới lạ sắc sảo, bởi những câu thơ ấy sao mà nôm na bình thường, nào là “tuổi già thêm nhác”, rồi lại “hỏi hết xa gần”, với Lại "tinh thần chưa can’’, cứ như lời lẽ của một ông lão quê mùa nào đó ở vùng đất Hà Nam. Thì đúng vậy, Nguyễn Khuyến có làm văn chương đâu, ông chỉ bộc lộ nỗi niềm của mình! Nhà thơ còn tự mình lí sự với mình:

   Kể tuổi tôi còn kém tuổi bác

   Tôi lại đau trước bác mấy ngày

   Làm sao bác vội về ngay

   Chợt nghe, tôi bỗng chân tay rụng rời!

   Chỉ khi người ta đau đớn thật lòng, người ta mới có kiểu lí sự như vậy. Như thế có khác gì nói rằng: Tại sao bác lại chết trước tôi nhỉ? Người chết trước lẽ ra phải là tôi chứ? Chính từ những lí sự này, mấy tiếng cuối cùng của đoạn thơ nói lên thật chân thành và ai oán:

   Chợt nghe, tôi bỗng chân tay rụng rời!

   Trước nỗi đau đã là sự thật, nhà thơ đành chấp nhận nỗi đau và càng thấy điều này là thật vô lí:

   Ai chẳng biết chán đời là phải

   Vội vùng chi đã mải lên tiên

   Rượu ngon không có bạn hiền

   Không mua không phải không tiền không mua.

   Cái chết là một quy luật không ai có thể phủ nhận được. Tuy vậy, trong trường hợp này, Nguyễn Khuyến vẫn tìm thấy sự vô lí: Cái chết của người bạn đã đến một cách vội vả quá, nó cướp mất của ông một người bạn hiền và như thế, cũng cướp mất của ông tất cả mọi niềm vui. Câu thơ của ông nói về trường hợp riêng của mình, nghe thật giản dị mà vang lên như một chân lí về tình bạn đích thực ở đời:

   Rượu ngon không có bạn hiền

   Không mua không phải không tiền không mua

   Trong hai dòng thơ, từ “không” xuất hiện đến năm lần như những cái lắc đầu buồn bã.

   Không còn bạn, không còn thiết uống rượu, bởi không còn người để chia sẻ vị ngon của rượu. Không còn bạn, không còn hứng thú làm thơ, bởi vì sao?

   Câu tha nghĩ đắn đo muốn viết

   Viết đưa ai, ai biết mà đưa?

   Lắc đầu bằng những tiếng “không”, đến đây nhà thơ tiếp tục lắc đầu bằng những câu hỏi. Hỏi cũng là để nói “không”. Thơ viết ra mà không có người thưởng thức được, cảm thông được, thì còn viết làm gì? Âm “tiết” láy đi láy lại trong hai dòng thơ, rồi hai tiếng “ai”, hai tiếng “đưa” trùng điệp (đưa ai - ai biết - mà đưa) cứ mở ra. khép lại, rồi lại mở ra, như một nỗi day dứt khôn nguôi.

   Nhà thơ nghĩ đến những mối tình bạn mà sách vở xưa kia đã từng ca ngợi, coi như tuyệt đỉnh của tình bạn: Trần Phồn đời Hậu Hán sau khi bạn ra về thì treo giường lên không để cho ai ngồi vào cái giường chỉ dành riêng để tiếp bạn; Bá Nha sau khi

   Chung Tử Kì chết thì quyết bỏ không chơi đàn bởi thấy không còn ai hiểu được tiếng đàn. Ông thấy mối tình giữa ông với Dương Khuê chính là một tình bạn như thế; sự mất mát của ông sau cái chết của Dương Khuê đúng là sự mất mát như thế:

   Giường kia treo cũng hững hờ

   Đàn kia gảy cũng ngẩn ngơ tiếng đàn

   Có thể lấy gì để bù đắp vào sự mất mát này không? Nhà thơ đã khẳng định rằng không. Chỉ còn một cách, như người ta vẫn thường làm, là tìm cho mình một cách an ủi. Rằng người chết không còn có thể sống lại được, rằng nước mắt xót thương cũng sẽ chẳng giúp được gì... Nguyễn Khuyến muốn dùng cái lẽ thường ấy của đời sống để tự an ủi mình:

   Bác chẳng ở dẫu van chẳng ở

   Tôi tuy thương lấy nhớ làm thương

   Nhà thơ còn tự khuyên bảo minh:

   Tuổi già hạt lệ như sương

   Hơi đâu ép lấy hai hàng chứa chan!

   Nhà thư khuyên mình không nên khóc, bởi tuổi già còn ít nước mắt lắm, chỉ như những hạt sương mong manh thôi, làm sao có thể ép cho nước mát tuôn chảy thành hai hàng chứa chan được. Nhưng nói như thế là nói lí. Tự nhà thơ vẫn hiểu rằng không thể “lấy nhớ làm thương ’’ được, và càng hiểu rằng hai hàng nước mắt chứa chan của ông lúc này đâu phải do ông “ép lấy”. Mỗi chữ trong thơ ông đều đầm đầy nước mắt, những hại lệ từ một nỗi đau lớn, từ một tình bạn lớn.

   Có thể khẳng định rằng trong thơ Việt Nam đã có rất nhiều bài thơ hay thể hiện tình cảm đẹp đẽ chân thành, nhưng ca cho đến nay, chưa có bài thơ nào nói về tình bạn có thể sánh bằng bài thơ Khóc Dương Khuê của Nguyễn Khuyến. Cái hay ấy trước hết xuất phát từ một tình bạn đẹp và chân thành của một tâm hồn cao thượng. Cái hay ấy còn là cái hay của một nghệ thuật diễn đạt, một ngôn ngữ diễn đạt giản dị, tự nhiên, đầy tính dân tộc, hoàn toàn phù hợp với nội dung tình cảm mà bài thơ cần diễn đạt.