I. KIẾN THỨC CƠ BẢN
Một bài văn phải là một chỉnh thể về hình thức và nội dung bao gồm kiến thức, các bước lập luận… Khi viết một bài văn nghị luận cần phải kết hợp nhiều thao tác nghị luận như so sánh, phân tích, chứng minh, giải thích, bình luận, suy luận…
II. RÈN KĨ NĂNG
1. Luận điểm và các thao tác nghị luận được sử dụng trong các ví dụ.
a)
Luận điểm: Tinh thần đoàn kết của người Việt Nam
Thao tác nghị luận chính: So sánh và chứng minh.
b)
Luận điểm: Người Việt Nam cần đổi mới
Thao tác nghị luận chính: So sánh và phân tích.
c)
Luận điểm: Bóng trăng trong thơ Hồ Xuân Hương.
Thao tác nghị luận chính: Chứng minh và suy luận.
d)
Luận điểm: Cần cù bù khả năng.
Thao tác nghị luận chính: Giải thích.
e)
Luận điểm: Cái mới bao giờ cũng chiến thắng cái cũ.
Thao tác nghị luận chính: giải thích và chứng minh.
2. Kết hợp các thao tác nghị luận thích hợp (phân tích, so sánh, giải thích, chứng minh, quy nạp, diễn dịch…) để viết đoạn văn thể hiện các ý sau:
a. Lí tưởng là nguồn sáng và sức mạnh trong đời.
- Lí tưởng là gì? (Là niềm tin, là điều con người tôn thờ…và luôn hướng tới).
- “Nguồn sáng” là gì? (là thứ soi rọi cho con người, Lí tưởng là “nguồn sáng” vì nó chỉ cho con người con đường họ phải đi để đạt được lí tưởng).
- “Lí tưởng là nguồn sáng tạo ra sức mạnh” vì nó tạo ra động lực, thúc đẩy, động viên con người hành động để đạt được mục đích.
- Dẫn chứng: Lí tưởng cộng sản soi sáng con đường đấu tranh của biết bao anh hùng Cách mạng, giúp họ vượt chông gai, thử thách…
- Liên hệ: Tự xây dựng một lí tưởng cao đẹp.
b. Nhà thơ Ấn Độ Ta-go nói: “Yêu là tên gọi khác của sự hiểu nhau”
- Tình yêu là trạng thái tình cảm đặc biệt của con người, luôn được con người khát khao tìm kiếm.
- Đã có nhiều định nghĩa về tình yêu:
“Đố ai định nghĩa về tình yêu?
Có khó gì đâu một buổi chiều…”
(Xuân Diệu)
- Định nghĩa của nhà thơ Ta-go: “Yêu là tên gọi khác của sự hiểu nhau.
- Ý nghĩa câu nói: Tình yêu là sự đồng cảm.
- Tại sao như vậy? Đồng cảm là sự đồng điệu về tâm hồn, có đồng cảm mới có thể sẻ chia, cảm thông nhau.
- Mỗi người phải biết xây dựng một tình yêu đẹp cho riêng mình.
c. Nhà thơ Anh Brao-ninh nói: “Nếu tước bỏ tình yêu thì trái đất sẽ trở thành nấm mồ”
- Tình yêu là tình cảm yêu thương, quan tâm, chia sẻ…giữa con người với con người.
- “Nấm mồ” biểu tượng cho sự hoang tàn, chết chóc, tăm tối.
- Ý nghĩa câu nói: Không có tình yêu thế giới sẽ vô cùng tẻ nhạt, buồn thảm, tăm tối.
- Tại sao lại như vậy? Tình cảm, sự yêu thương là thứ gắn kết con người với con người; tình yêu là cơ sở vững chắc của đời sống tinh thần; không có tình yêu sẽ không còn tình người, chỉ còn sự lạnh nhạt, hờ hững, buồn tẻ.
- Liên hệ: Rút ra bài học, cần biết yêu thương chia sẻ với người thân, bạn bà, đồng loại “Người với người sống để yêu nhau” (Tố Hữu)
d. Con người không thể thiếu bạn.
- “Bạn” là những người như thế nào? Người cùng ta sẻ chia vui buồn, giúp đỡ động viên ta.
- Tại sao “Con người…bạn”? Vì con người không thể sống đơn độc, làm mọi thứ một mình; được lắng nghe và được chia sẻ trở thành một nhu cầu không thể thiếu.
- So sánh: Người không có bạn: Tẻ nhạt, buồn bã, cô độc (Câu chuyên “Cô chủ không biết quý tình bạn”); Người có bạn, tình bạn đã giúp con người sống tốt hơn, làm tốt hơn “Giàu vì bạn”, tình bạn Lưu Bình – Dương Lễ…
- Liên hệ: Chọn bạn mà chơi; tự xây dựng cho mình một tình bạn đẹp.
e. Tình cảm ruột thịt giữa cha mẹ và con cái là tình cảm tự nhiên nhất, chân thành nhất và thiêng liêng nhất.
- Quan hệ huyết thống giữa cha mẹ và con cái được hình thành như một lẽ tất yếu của đời sống con người. Cha mẹ mong chờ con cái với tất cả khát khao và mong ước.
- Tình cảm được hình thành tự nhiên, mang nhiều ân nghĩa: Ơn mẹ mang nặng đẻ đau chín tháng mười ngày, ơn cha sinh thành dưỡng dục…
- Tình cảm giữa cha mẹ và con cái là tình cảm chân thành, tự nhiên, không hề vụ lợi, con lớn lên bằng tình yêu thương, sự hi sinh của cha mẹ; cha mẹ lấy con làm nguồn vui sống…
- Tình cảm cha mẹ với con cái vì vậy hết sức tự nhiên, chân thành, thiêng liêng.
- Liên hệ, rút ra bài học: Yêu quý, trân trọng cha mẹ, gia đình…