Nêu những sự kiện chính trong những năm 1946-1949 dẫn tới việc thành lập nước Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa và ý nghĩa của sự thành lập này

Nêu những sự kiện chính trong những năm 1946 – 1949 dẫn tới sự thành lập nước Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa và ý nghĩa của sự thành lập nhà nước này. 

Lời giải

* Sự thành lập nước Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa:

- Sau khi chiến tranh chống Nhật kết thúc, từ năm 1946 đến năm 1949 ở Trung Quốc đã diễn ra cuộc nội chiến giữa Quốc dân Đảng và Đảng Cộng sản.

+ Ngày 20-7-1946, cuộc nội chiến bùng nổ. Do tương quan lực lượng bất lợi, trong khoảng 1 năm đầu, Đảng Cộng sản Trung Quốc đã chủ trương phòng ngự tích cực.

+ Từ tháng 6-1947, Đảng Cộng sản Trung Quốc chuyến sang phản công, giải phóng  nhiều vùng lãnh thổ lớn.

+ Cuối năm 1949, cuộc nội chiến kết thúc toàn bộ lục địa Trung Hoa được giải phóng. Tập đoàn Tưởng Giới Thạch bỏ chạy ra đảo Đài Loan.

-Ngày 1-10-1949, nước Cộng hòa dân chủ Nhân dân Trung Hoa tuyên bố thành lập do Mao Trạch Đông làm chủ tịch, thủ đô là Bắc Kinh..

*Ý nghĩa sự thành lập nước Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa.

- Đối với Trung Quốc: chấm dứt hơn 100 năm bị đế quốc nô dịch, xâu xé, xóa bỏ tàn dư phong kiến, mở ra kỉ nguyên độc lập, tự do và chủ nghĩa xã hội.

- Đối với thế giới: cổ vũ phong trào giải phóng dân tộc trên thế giới.


Bài Tập và lời giải

Nam quốc sơn hà - bản tuyên ngôn độc đầu tiên.
Bản tuyên ngôn ấy kết tinh tất cả tư tưởng và tình cảm, khát vọng và ý chí của cả dân tộc Đại Việt suốt mấy ngàn năm dựng nước giữ nước và toả sáng đến muôn đời.

Xem lời giải

Tình thần yêu nước trong bài thơ Nam quốc sơn hà của Lý Thường Kiệt.
Ra đời trong máu lửa của cuộc kháng chiến chống Tống, Sông núi nước Nam là tuyên ngôn của Đại Việt về độc lập, chủ quyền đất nước. Đây là tuyên ngôn của hàng triệu trái tim Đại Việt nồng nàn, thiết tha yêu nước mình.

Xem lời giải

Cảm nhận khi đọc bài thơ Nam quốc sơn hà.
Tác giả bài thơ đã đưa ra những lí lẽ thật xác đáng. Qua cách lập luận, nổi lên một quan niệm, một chân lí thiêng liêng và cao cả: chân lí về sự tồn tại độc lập có chủ quyền của dân tộc Đại Việt.

Xem lời giải