Nguời cầm quyền khôi phục uy quyền (trích Những người khốn khổ của Vích- to Huy-gô) là đoạn trích thể hiện tập trung cảm hứng phê phán và xót thương, phê phán sự tàn ác, vô nhân đạo và xót thương những con người khốn khổ. Hãy phân tích đoạn trích

Tính cách ấy trái hẳn với Gia-ve, một kẻ không có tình người Với chức thanh tra, hắn luôn tác oai, tác quái và gây ra bao nhiêu hậu quả khốc liệt

Lời giải

   Tính cách ấy trái hẳn với Gia-ve, một kẻ không có tình người Với chức thanh tra, hắn luôn tác oai, tác quái và gây ra bao nhiêu hậu quả khốc liệt. Cái chết của bà Phăng-tin vì tuyệt vọng cũng do sự tàn nhẫn và thiếu lương tâm của Gia-ve mới tạo nên cơn giằng xé đến nỗi bà phải chết.

   Trong đoạn trích, nhân vật Phăng-tin hiện lên là một người mẹ nghèo khổ, tình cảnh đến mức bi đát. Phăng-tin có con gái là Cô-đét nhưng số phận đã chia lìa hai mẹ con dẫn đến nỗi đau giằng xé trong cõi lòng người mẹ. Xuất hiện trong đoạn trích nhân vật Phăng-tin tỏ ra là một người ốm yếu và bao trùm lên tâm trạng là sự lo lắng cho sứ mệnh của mình và cuộc đời người con gái duy nhất. Đặc biệt, khi có mặt của Gia-ve, lời nói và hành động hiện lên nỗi nơm nớp lo sợ của một người phụ nữ yếu đuối.

   Nhà văn đã miêu tả Phăng-tin trong cơn tuyệt vọng bằng những điệu bộ của một người sắp chết. Phăng-tin cố gắng chống chọi lại với tử thần vì còn chút sức mạnh của tình yêu thương mà người mẹ dành cho người con gái. Hoạt động cuối cùng của người đàn bà khốn khổ ấy gây xúc động mạnh đến trái tim người đọc và để lại ấn tượng thương xót khôn nguôi. Có được ấn tượng ẩy là vì tác giả đã khắc họa nhân vật bằng tài năng nghệ thuật của mình làm cho nhân vật hiện lên những nét cơ cực nhất ngay cà nhũng giây phút cuối cùng của cuộc đời.

   Vai trò của nhân vật Phăng-tin là góp phần làm cho cốt truyện thêm sâu sắc và hấp dẫn. Xuất phát từ số phận nghiệt ngã và oan trái của nhân vật này đã lôi kéo Giăng Van-giăng vào cuộc để rồi nội dung câu chuyện dần dần biến đổi, Giá như Phăng-tin khủng trở nên ốm yếu và bất lực tnrớc số phận thì chua hẳn đã có một Giăng Van-giăng hào phóng và giàu tình thương như vậy. Đoạn trích thổ hiện tư tưởng nhân đạo của nhà văn. Bằng việc khắc họa các hình tượng nhân vật, tác giả muốn gửi tới người đọc thông diệp của lẽ sồng tình thương. Nhà văn đã lên tiếng bênh vực cho lẽ sống ấy, qua đó thể hiên thái độ phê phán những thế lực đã ngăn chặn và đè nén khát vọng sống cao quý của con người. Phăng tin đã chết rồi, vậy mà trên đôi môi nhợt nhạt của chị vẫn nở nụ cười. Thực tế là vô lí. Nhưng người duy nhất chứng kiến và phát hiện điều đó là bà Xem-pli (bà là người không bao giờ biết nói (dối). Kết hợp với chi tiết Giăng Van- giăng thì thầm bên tai Phăng-tin thì đấy lại là một ảo tưởng có thể xảy ra.

   Người chết mà khuôn mặt còn rạng rỡ, điều đó cũng vô lí. Nhưng người kể chuyện khi kể đến đây đã rất xúc động trước tình cảm của Giăng van-giăng đối với Phăng-tin, tường chừng thấy khuôn măt người chết rạng rỡ hẳn lên. Đấy cũng là một  ảo tưởng có thế có thật. Nhà văn đã xây dựng chi tiết này với ngòi bút hết sức lãng mạn.

   Qua câu chuyện đầy éo le, oan trái với những tính cách trái ngược, nhà văn muốn gửi gắm một thông điệp: Cuộc sống khi phải đối diện với những bất công và tuyệt vọng, con người có thể sưởi ấm và che chở cho nhau bằng tình thương. Chỉ có tình thương mới có thể đẩy lùi thế lực hắc ám của cường quyền và thắp lên niềm hi vọng tươi sáng ở tương lai. 


Bài Tập và lời giải

Câu 1 trang 13 SGK Công nghệ 11
Trình bày nội dung phương pháp góc chiếu thứ nhất và phương pháp chiếu góc thứ ba.

Xem lời giải

Bài tập 1 trang 13 SGK Công nghệ 11
Cho vật thể có các hướng chiếu A, B, c và các hình chiếu 1,2,3 (hình 2.5).a) Đánh dấu (x) vào mẫu bảng 2.1 để chỉ rõ sự tương ứng của hình chiếu với hướng chiếu và ghi tên gọi các hình chiếu.b) Ghi số thứ tự hình chiếu vào ô của mẫu bảng 2.2 và 2.3 để chỉ rõ cách bố trí các hình chiếu theo phương pháp chiếu góc thứ nhất và phương pháp chiếu góc thứ ba.

Xem lời giải

Câu 2 trang 13 SGK Công nghệ 11
So sánh sự khác nhau giữa vị trí các hình chiếu ở trên bản vẽ của phương pháp hình chiếu góc thứ nhất và phương pháp chiếu góc thứ ba.

Xem lời giải