Ôn tập phần văn học - Ngữ văn 11 tập 1

Lời giải chi tiết1. Văn học Việt Nam từ đầu thế kỉ XX đến cách mạng tháng tám năm 1945 có sự phân hóa phức tạp thành nhiều bộ phận, xu hướng như thế nào? Nêu những nét chính của mỗi bộ phận, xu hướng đó

Lời giải

Lời giải chi tiết

1. Văn học Việt Nam từ đầu thế kỉ XX đến cách mạng tháng tám năm 1945 có sự phân hóa phức tạp thành nhiều bộ phận, xu hướng như thế nào? Nêu những nét chính của mỗi bộ phận, xu hướng đó.

Trả lời:

   Tinh huống nhầm lẫn tưởng như vô lí nhưng lại rất có lí, vì người Tây rất khó phân biệt được bộ mặt khác nhau của người da vàng (mắt xếch, mặt bủng như vỏ chanh có gì khác nhau đâu) cũng như người châu Âu, da trắng mũi lõ mắt xanh như nhau cả. Nhờ sự nhầm lẫn mà hình ảnh Khải Định được miêu tả vừa rất khách quan lại vừa thật hài hước.

6. Quan điểm nghệ thuật của Nguyễn Huy Tưởng được thể hiện như thế nào qua việc triển khai và giải quyết mâu thuẫn kịch trong đoạn trích Vĩnh biệt Cửu Trùng Đài?

Trả lời:

   Trong hai mâu thuẫn của vở kịch và cũng là của đoạn trích Vĩnh biệt cửu Trùng Đài, mâu thuẫn giữa nhân dân khốn khổ lầm than với bọn hôn quân bạo chúa cùng phe cánh của chúng đã được giải quyết dứt khoát theo quan điểm của nhân dân. Bạo chúa Lê Tương Dực bị giết; Nguyễn Vũ - đại thần của y - tự sát; đám cung nữ bị những kẻ nổi loạn nhục mạ, bắt bớ.

   Thế nhưng mâu thuẫn thứ hai giữa quan điểm nghệ thuật cao siêu, thuần túy của muôn đời với lợi ích thiết thực của quần chúng nhân dân chưa được tác giả giải quyết một cách dứt khoát. Điều đó được thể hiện ở chỗ Vũ Như Tô cho đến lúc chết vẫn không nhận ra sai lầm của mình, vẫn đinh ninh là mình vô tội. Vũ Như Tô không đứng về phía hôn quân Lê Tương Dực nhưng lại muốn mượn uy quyền và tiền bạc của hắn để thực hiện hoài bão nghệ thuật của mình, trong thực tế, đã vô tình gây thêm nỗi khổ cho nhân dân. Vũ Như Tô có tội hay có công? Vũ Như Tô đúng hay những người giết Vũ Như Tô đúng? Đó là những câu hỏi day dứt mà chính tác giả cũng không thể giải quyết một cách rạch ròi, dứt khoát được. Chính xác giả đã bày tỏ nỗi băn khoăn của mình qua lời đề từ: "Đài Cửu Trùng không thành, nên mừng hay nên tiếc?", chẳng biết "Như Tô phải hay những người giết Như Tô phải? Ta chẳng biết. Cầm bút chẳng qua cùng một bệnh với Đan Thiềm". Cách nêu vấn đề của tác giả như vậy là hợp lí. Bởi lẽ, chân lí chỉ thuộc về Vũ Như Tô một nửa, còn nửa kia lại thuộc về quần chúng nhân dân.

   Tác giả đã giải quyết mâu thuẫn thứ nhất theo quan điểm nhân dân, nhưng không phê phán, quy tội cho Vũ Như Tô. Còn cách giải quyết thứ hai như thế cũng là thoả đáng.

7. Bình luận quan điểm nghệ thuật của Nam Cao: "Văn chương không cần những người thợ khéo tay, làm theo một vài kiểu mẫu đưa cho. Văn chương chỉ dung nạp những người biết đào sâu, biết tìm tòi, khơi những nguồn chưa ai khơi và sáng tạo những cái gì chưa có".

Trả lời: 

   Quan điểm của Nam Cao thể hiện sự ý thức sâu sắc và đòi hỏi rất cao sự tìm tòi sáng tạo của nhà văn trong nghề văn. Ý kiến nêu trên khẳng định yêu cầu hết sức quan trọng đối với tác phẩm văn chương và nói rộng ra là đối với tác phẩm nghệ thuật và người nghệ sĩ đó là phải sáng tạo, phải phát hiện ra những cái mới. 

   Đây là ý kiến hoàn toàn đúng, phản ánh bản chất của nghệ thuật, đã được nhiều người thừa nhận và khẳng định theo những cách diễn đạt khác nhau. Ở đây, Nam Cao đã diễn đạt điều đó một cách ngắn gọn bằng những liên tưởng hàm súc và giàu hình ảnh. Soi tỏ vào sự nghiệp sáng tác của Nam Cao, chúng ta có thể thấy nhà văn thực hiện một cách nghiêm túc điều này. Trong cả hai mảng sáng tác của ông giai đoạn trước Cách mạng, hình ảnh những người nông dân và người trí thức đều mang những nét riêng không lẫn với các tác giả khác. Đơn cử như ở mảng đề tài về người nông dân chẳng hạn, Nam Cao cũng viết về người nông dân nhưng không đi lại con đường của Nguyễn Công Hoan hay Ngô Tất Tố, ông tìm cách khám phá quá trình con người bị tha hóa, bị đè nén đến mức trở thành lưu manh, từ đó ông đặt ra các vấn đề có ý nghĩa xã hội và nhân sinh. Con đường sáng tạo nghệ thuật của Nam Cao là con đường của con người không bao giờ muốn lặp lại mình. Đó là con người luôn muốn làm mới mình.

8.  Phân tích khát vọng hạnh phúc của Rô-mê-ô và Giu-li-ét trong đoạn trích Tình yêu và thù hận.

Trả lời:

   Tình yêu của Rô-mê-ô và Giu-li-ét diễn ra trong hoàn cảnh hai dòng họ có mối hận thù truyền kiếp. Tính chất thù hận của hai dòng họ được phản ánh trong lời thoại của Giu-li-ét năm lần ("Chàng hãy khước từ cha chàng và từ chối dòng họ của chàng đi...", "chỉ có tên họ chàng là thù địch của em thôi"; "nơi tử địa"; "họ mà bắt gặp anh..."; "Em chẳng đời nào muốn họ bắt gặp anh ở nơi đây"... ) và trong lời thoại của Rô-mê-ô ba lần ("Từ nay, tôi sẽ không bao giờ còn là Rô-mê-ô nữa"; "tôi thù ghét cái tên tôi..."; "chẳng phải Rô-mê-ô cũng chẳng phải Môn-ta-ghiu...").

   Nỗi ám ảnh về hận thù giữa hai dòng họ xuất hiện ở Giu-li-ét nhiều hơn. Điều đó cho thấy nỗi lo kèm theo sự ái ngại về hoàn cảnh của Giu-li-ét. Song Giu-li-ét không chỉ lo cho mình mà còn lo cho cả người mình yêu.

   Thái độ của Rô-mê-ô đối với hận thù giữa hai dòng họ quyết liệt hơn. Chàng sẵn sàng từ bỏ dòng họ của mình, thể hiện sự dũng cảm để đến với tình yêu. Điều mà Rô-mê-ô sợ là sợ không có được, không chiếm được tình yêu của Giu-li-ét, sợ nàng nhìn mình bằng ánh mắt của sự hận thù ("ánh mắt của em còn nguy hiểm cho tôi hơn hai chục lưỡi kiếm của họ; em hãy nhìn tôi âu yếm là tôi chẳng ngại gì lòng hận thù của họ nữa đâu").

   Cả Rô-mê-ô và Giu-li-ét đều ý thức được sự thù hận đó, song nỗi lo chung của hai người là lo họ không được yêu nhau, họ không có được tình yêu của nhau. Chính vì thế, cả hai đều nhắc tới hận thù song không nhằm khơi dậy, khoét sâu hận thù mà chỉ để hướng tới vượt lên trên hận thù, bất chấp hận thù. Sự thù hận của hai dòng họ tuy là cái nền nhưng tình yêu của Rô-mê-ô và Giu-li-ét không xung đột với hận thù ấy. Đây là sự khẳng định quyết tâm xây đắp tình yêu của hai người.


Bài Tập và lời giải