Phân tích đặc điểm và ý nghĩa của văn học Việt Nam ở các thế kỉ XVI - XVIII.

Phân tích đặc điểm và ý nghĩa của văn học Việt Nam ở các thế kỉ XVI - XVIII.

Lời giải

* Đặc điểm:

- Văn học chữ Hán: mất dần vị thế.

+ Tuy vậy, ở Đàng Trong, xuất hiện một số nhà thơ, hội thơ, nhà nghiên cứu biên soạn các sưu tập thơ văn, một số người viết truyện kí,… góp phần làm cho văn học thêm phong phú.

- Văn học chữ Nôm: phát triển.

+ Xuất hiện nhiều nhà thơ Nôm nổi tiếng như: Nguyễn Bỉnh Khiêm, Phùng Khắc Khoan, Đào Duy Từ,…

+ Hình thành những áng thơ Nôm bất hủ như: Chinh phụ ngâm, Cung oán ngâm khúc,…

- Văn học dân gian: phát triển.

+ Trong nhân dân hình thành và phát triển một trào lưu văn học dân gian khá rầm rộ, nhân dân sáng tác hàng loạt ca dao, tục ngữ, truyện cười, truyện dân gian,…

+ Văn học dân gian ở các vùng dân tộc ít người cũng phát triển, phản ánh cuộc sống tinh thần và tâm linh của người dân đương thời.

* Ý nghĩa:

- Đem lại sự đa dạng phong phú cho văn học Việt Nam.

- Thể hiện năng lực sáng tạo của nhân dân và làm cho văn học mang đậm màu sắc nhân dân.


Quote Of The Day

“Two things are infinite: the universe and human stupidity; and I'm not sure about the universe.”