Những nhân tố thúc đẩy kinh tế Mĩ phát triển nhanh trong giai đoạn 1945 - 1973 bao gồm:
- Một là, lãnh thổ Mĩ rộng lớn, tài nguyên thiên nhiên phong phú, nguồn nhân lực dồi dào, trình độ kĩ thuật cao, năng động, sáng tạo.
+ Lãnh thổ Mĩ rộng lớn: phát triển các cùng chuyên canh quy mô lớn, mở rộng sản xuất công nghiệp và phát triển dịch vụ.
+ Tài nguyên thiên nhiên phong phú: cung cấp nguyên liệu cho phát triển công nghiệp.
+ Nguồn nhân lực dồi dào, trình độ kĩ thuật cao, năng động, sáng tạo là cơ sở quan trọng tăng năng suất lao động và phát triển đa dạng các ngành kinh tế.
- Hai là, Mĩ lợi dụng chiến tranh để làm giàu: thu lợi nhuận từ việc buôn bán vũ khí. Trong chiến tranh thế giới thứ hai, Mĩ là một trong ba lực lượng trụ cột trong khối đồng minh chống phát xít nên trong Hội nghị Ianta Mĩ được phân chia vùng ảnh hưởng rộng lớn. Hơn nữa, là quốc gia đi đầu trong cách mạng Khoa học – kĩ thuật nên Mĩ đã sản xuất ra nhiều vũ khí để bán cho các nước tham chiến.
- Ba là, Mĩ đã áp dụng thành công những thành tựu của cuộc cách mạng khoa học - kỹ thuật hiện đại để nâng cao năng suất lao động, hạ giá thành sản phẩm, điều chỉnh hợp lí cơ cấu sản xuất. Cuộc cách mạng này đã giúp thay đổi các nhân tố sản xuất từ tư liệu sản xuất đến người lao động.
- Bốn là, các tổ hợp công nghiệp - quân sự, các công ti tập đoàn tư bản lũng đoạn Mĩ có sức sản xuất, cạnh tranh lớn và có hiệu quả ở cả trong và ngoài nước. Các công ti này mang lại lợi nhuận rất lớn cho kinh tế Mĩ.
- Năm là, các chính sách và biện pháp điều tiết của nhà nước đóng vai trò quan trọng thúc đẩy kinh tế Mĩ phát triển. Chính sách của chính phủ đúng đắn là điều kiện quan trọng dẫn đầu, tạo môi trường cho sự phát triển.