Phân tích phẩm chất cao đẹp của nhăn vật Khương Linh Tá qua trích đoạn Dũng khí của Linh Tá trong tuồng Sơn Hậu của Đào Tấn - Ngữ Văn 12

Đó là lời trăng trối của nghĩa sĩ. Đó là lời tâm huyết của những anh hùng thời loạn cùng chung lí tưởng trung quân, cùng đồng sinh đồng tử! Ngã xuống trên chiến địa mà vẫn "không nguôi lời thề": tận trung và quyết chiến "phù Tề, diệt Tạ"

Lời giải

Đó là lời trăng trối của nghĩa sĩ. Đó là lời tâm huyết của những anh hùng thời loạn cùng chung lí tưởng trung quân, cùng đồng sinh đồng tử! Ngã xuống trên chiến địa mà vẫn "không nguôi lời thề": tận trung và quyết chiến "phù Tề, diệt Tạ".

Trong cơn bi thương và nguy kịch, Kim Lân vô cùng thương xót Linh Tá. Nhìn đầu bạn đầy máu rơi xuống đất, mà lòng đau khôn xiết kể. Biết ngày nào mới gặp lại nhau? Gan ruột đau đớn như cắt ra từng khúc, lòng tái tê buồn đau, lệ đầm đìa tuôn chảy:

"Thống thiết cát can li đoạn đoạn;

Sầu đê mê lệ sái uông uông!"

Giọng văn lâm li thống thiết. Trong tiếng than có lời nguyền. Ngôn ngữ các vai tuồng biến hoá. Các điệu hát như giá ban, than, tán, nói, nam - của các nhân vật được thể hiện biến hoá làm nổi bật lòng xót thương, nỗi buồn đau, tình ngưỡng mộ vô cùng sâu sắc.

Linh Tá đã hi sinh nhưng tinh thần người nghĩa sĩ còn sáng mãi: "Vị quốc gia chi đại nghĩa – Hoài cơ nghiệp tận kì trung". Một tấm da ngựa bọc thây bạn, một nấm mồ liệt sĩ ven đường, ngoái đầu nhìn lại, Kim Lân "cúi đầu... dời chân", tự hào về Linh Tá, nguyện noi gương mà nuôi chí phục thù:

"Lợi bất cầu, gắng câu nghĩa khí;

Sánh bách tùng, là chí trượng phu".

Sự hi sinh lẫm liệt của Linh Tá làm cho thứ phi vừa đau đớn vừa quyết tâm nuôi dưỡng và giữ vững ý chí chiến đâu sắt son: "Vận nghèo hè cả rúng xiêu - Vạc nghiêng đỡ vạc, thành xiêu bồi thành".

Có một đạo diễn đã nói: "Có được xem diễn tuồng mới thấy được cái hay của tuồng, nếu chỉ đọc tuồng thì mới gặp anh hùng trong mộng. Vai diễn, phục sức, hoá trang, đạo cụ, âm nhạc, ánh sáng, phông màn,... tất cả đều góp phần làm nên vẻ đẹp cổ điển, hoành tráng, bi tráng của các vở tuồng pho như "Sơn Hậu", “Tam nữ đồ vương ", "Trầm hương các", "Đào Phi Phụng", "Quan Công phá quan", v.v... của Đào Tấn sáng tạo nên và để lại cho nghệ thuật sân khấu dân tộc. Nhiều câu hát bằng chữ Hán trong vở tuồng "Sơn Hậu" không dễ hiểu đối với nhiều người.

Qua màn tuồng này, cốt cách anh hùng phi thường, lòng trung nghĩa sắt son, tình bạn chiến đấu vào sinh ra tử có nhau... của Khương Linh Tá và Đổng Kim Lân mãi mãi như ánh sao băng rực sáng giữa đêm dày thời loạn. Họ là những anh hùng tận trung vì đại nghĩa được người đời ngưỡng mộ, như Đào Tấn viết:

"Lao xao sóng vỗ ngọn tùng,

Gian nan là nợ anh hùng phải vay”.