Soạn bài Chiếu cầu hiền - Ngắn gọn nhất

Câu 1:Bài chiếu được chia làm ba phần:- “Từng nghe … người hiền”: mối quan hệ giữa hiền tài và thiên tử. - “Trước đây, … gặp lúc buổi đầu cho trẫm ư?”: cách ứng xử của hiền tài Bắc Hà và nhu cầu của thời cuộc

Lời giải

Câu 1:

    Bài chiếu được chia làm ba phần:

- “Từng nghe … người hiền”: mối quan hệ giữa hiền tài và thiên tử.

- “Trước đây, … gặp lúc buổi đầu cho trẫm ư?”: cách ứng xử của hiền tài Bắc Hà và nhu cầu của thời cuộc.

- còn lại: bố cáo chính sách cầu hiền và lời kêu gọi của Quang Trung.

=> Nội dung chính của một văn bản là chiếu cầu hiền:

    Công văn hành chính thời phong kiến gồm có hai loại theo hướng từ dưới trình lên hoặc từ trên ban xuống. Chiếu là thể loại do vua hoặc người thay mặt vua viết để ban ra nhằm thực hiện chủ trương, chính sách nào đó. 

Câu 2:

- Đối tượng của bài chiếu: Đối tượng của bài chiếu chính là những sĩ phu Bắc Hà

- Các luận điểm đưa ra để thuyết phục là:

+ Phần mở đầu: Mối quan hệ giữa hiền tài và thiên tử. Người hiền tài phải quy thuận về với nhà vua.

+ Trong phần 2, tác giả nêu ra cách ứng xử của bậc hiền tài khi Tây Sơn ra Bắc Hà tiêu diệt họ Trịnh

+ Phần cuối, tác giả nêu lên thái độ trọng nhân tài của Quang Trung. Đó là thái độ hết sức khiêm nhường, chân thành và cũng rất quyết tâm. Nhà vua giãi bày tâm sự của mình. Con đường cầu hiền của Quang Trung: tiến cử có 3 cách (tự mình dâng thư tỏ bày công việc, các quan tiến cử, dâng thư tự cử).

- Cách lập luận rất chặt chẽ, lời văn ngắn gọn, đủ sức thuyết phục, vừa đề cao người hiền, vừa châm biếm, vừa ràng buộc vừa mở con đường cho người hiền. Lời lẽ ý tứ giàu sức thuyết phục khi tác giả đứng trên quyền lợi của dân tộc, của đất nước.

+ Tác giả đưa ra luận đề mà bất cứ người hiền tài nào cũng không thể phủ nhận được. Đặc biệt lời dẫn của Khổng Tử.

+ Tác giả đưa ra những sự kiện trên bằng cách vừa lấy ý tứ từ kinh dich và đều mang tính ẩn dụ

+ Những lời lẽ chân thành, da diết trong chờ đợi và mong mỏi.

Câu 3:

- Quang Trung là một vị vua có cái nhìn đúng đắn và xa rộng. Biết chân trọng những kẻ sĩ, ngời hiền, biết hướng họ vào mục đích xây dựng quốc gia vững mạnh.

- Quang Trung là một vị vua hết lòng vì dân vì nước.

+ Lo củng cố xã tắc, chú ý tới muôn dân

+ Mọi tầng lớp nhân dân từ quan đến dân, từ quan nhỏ đến quan lớn đều có thể dâng thư bày tỏ công việc. Đó chính là chính sách lấy dân làm trọng.

- Quang Trung là một vị vua thể hiện tư tưởng dân chủ tiến bộ.

+ Phát hiện nhân tài bằng nhiều biện pháp.

+ Không phân biệt quan lại hay thứ dân.

+ Chân thành bày tỏ tấm lòng mình.

Click vào Bài tiếp theo > để xem bài soạn đầy đủ