Soạn bài Ếch ngồi đáy giếng - Ngắn gọn nhất

 Câu 1: Vì sao ếch tưởng bầu trời trên đầu chỉ bé bằng cái vung và nó thì oai như một vị chúa tể?

Lời giải

I. Đọc – hiểu văn bản:

Câu 1: Vì sao ếch tưởng bầu trời trên đầu chỉ bé bằng cái vung và nó thì oai như một vị chúa tể?

- Ếch đã sống rất lâu trong giếng, chưa ra thế giới bên ngoài.

- Xung quanh ếch chỉ có một vài loài vật nhỏ bé;

- Hàng ngày, ếch cất tiếng kêu “ồm ộp” làm vang động cả giếng, khiến các con vật kia hoảng sợ.

Câu 2: Do đâu ếch bị con trâu đi qua giẫm bẹp?

- Do ếch rời khỏi môi trường sống quen thuộc nhưng lại không thận trọng, chủ quan và vẫn giữ cái tính nghênh ngang, chẳng thèm nhìn, để ý đến xung quanh. Ếch vẫn “coi trời bằng vung”.

- Lối sống kiêu căng, hợm hĩnh nhưng thật ra là ngu dốt và ngớ ngẩn.

Câu 3: Truyện “Ếch  ngồi đáy giếng” nhằm nêu lên bài học gì? Ý nghĩa của bài học đó?

* Bài học được rút ra:

- Dù môi trường sống có hạn hẹp, giới hạn, khó khăn thì ta vẫn phải cố mở rộng sự hiểu biết của mình bằng nhiều hình thức khác nhau. Phải biết những hạn chế của mình và cố gắng nhìn xa trông rộng.

- Không được chủ quan, kiêu ngạo, coi thường những người xung quanh. Kiêu ngạo, chủ quan là thụt lùi, lạc hậu thậm chí là bằng tính mạng.

* Ý nghĩa của bài học:

   Những bài học trên nhắc nhở, khuyên bảo chúng ta trong cuộc sống phải biết mình biết ta, không nên coi thường những người xung quanh. Đặc biệt, trong công việc phải hiểu biết sâu rộng và nghe những lời góp ý tích cực của người khác, không nên bảo thủ, huênh hoang không có ngày lại như con ếch. 

II. LUYỆN TẬP:

1. Hãy tìm và gạch chân hai câu trong văn bản mà em cho là quan trọng nhất trong việc thể hiện nội dung, ý nghĩa của truyện:

- “Ếch cứ tưởng bầu trời trên đầu chỉ bé bằng chiếc vung và nó thì oai như một vị chúa tể”.

- “Nó nhâng nháo…một con trâu đi qua giẫm bẹp”.

2. Một số hiện tượng trong cuộc sống ứng với “Ếch ngồi đáy giếng”:

- Tính chủ quan khi làm bài thi, việc quan trọng.

- “Ở nhà nhất mẹ, nhì con

Ra đường lắm kẻ còn giòn hơn ta”