Lời giải chi tiết
- Người vợ mà ông rất mực thương yêu giờ đây buồn bã và cứ nhất quyết đòi bỏ đi. Với bà: "đi đâu cũng được... còn hơn là thế này" bà đã nói ra điều mà chính ông cũng cảm nhận được: "Ông đâu còn là ông, đâu còn là ông Trương Ba làm vườn ngày xưa".
Thứ nhất, con người đang có nguy cơ chạy theo ham muốn tầm thường về vật chất, chỉ thích hưởng thụ đến nỗi trở nên phàm phu, thô thiển. Nói như Chế Lan Viên trong một bài thơ đã từng cảnh báo "muốn nuôi sống xác thân đem làm thịt linh hồn".
Thứ hai, lấy cớ tâm hồn là quý, đời sống tinh thần là đáng quý trọng mà chẳng chăm lo thích đáng đến sinh hoạt vật chất, không phấn đấu vì hạnh phúc toàn vẹn. Thực chất đây là biểu hiện của chủ nghĩa duy tâm chủ quan, của sự lười biếng, không tưởng. Cả hai quan niệm, cách sống trên đều cực đoan, đáng phê phán.
Ngoài ra, vở kịch còn đề cập đến một số vấn đề không kém phần bức xúc, đó là tình trạng con người phải sống giả, không dám, cũng không được sống với thực chất bản thân mình. Đó cũng là nguy cơ đẩy con người đến chỗ bị tha hóa do danh và lợi.
Với tất cả những ý nghĩa đó, đoạn trích rất tiêu biểu cho phong cách viết kịch của Lưu Quang Vũ.
Luyện tập
Giả định Đế Thích cho Trương Ba được quyền sống (không phải mượn) trong xác hàng thịt hoặc hồn Trương Ba nhập vào cu Tị và Trương Ba đồng ý, theo anh (chị), cuộc sống của Trương Ba khi đó sẽ như thế nào? Trình bày ý tưởng về những rắc rối sẽ xảy ra và viết một lớp kịch ngắn về điều đó.
Trả lời:
Dựa vào những gợi ý sau để làm bài:
- Căn cứ vào tâm trạng hồn Trương Ba khi phải ở trong xác anh hàng thịt để đặt ra những ý tưởng mới khi hồn Trương Ba ở trong xác cu Tị.
- Đặt vào tâm sinh lí của một đứa trẻ để tưởng tượng ra những nghịch cảnh trớ trêu khác mà hồn Trương Ba gặp phải.