Câu 2:
* Hình ảnh Lượm đã được miêu tả:
- Trang phục, hình dáng: cái xắc xinh xinh, ca lô đội lệch
- Dáng điệu: loắt choắt nhỏ bé nhưng nhanh nhẹn và tinh nghịch: Cái chân thoăn thoắt, cái đầu nghênh nghênh.
- Cử chỉ: “Như con chim chích”, “cười híp mí”, “huýt sáo”.
- Lời nói: “vui lắm chú à”, “ở đồn Mang Cá, thích hơn ở nhà” .
* Các yếu tố nghệ thuật như từ láy (loắt choắt, xinh xinh, thoăn thoắt, nghênh nghênh…), vần (loắt choắt – thoăn thoắt, vang – vàng…), nhịp thơ nhanh cùng các hình ảnh so sánh (như con chim chích…) đã làm cho hình ảnh Lượm trở nên vui vẻ, hồn nhiên và luôn say mê với công việc làm liên lạc của mình.
Câu 3:
* Nhà thơ đã hình dung, miêu tả chuyến đi liên lạc cuối cùng và sự hi sinh của Lượm là:
Chuyến đi lần này của Lượm cũng như bao lần khác, Lượm luôn dũng cảm và nhanh nhẹn, hăng hái quyết tâm hoàn thành nhiệm vụ được giao.
Lượm đã hi sinh dũng cảm khi ở tuổi niên thiếu hồn nhiên, đầy ước vọng. Nhà thơ cảm nhận ở Lượm có một vẻ thiêng liêng cao cả như một người chiến sĩ bé nhỏ, như một thiên thần nghỉ giữa đồng ruộng: “Cháu nằm trên lúa/ Tay nắm chặt bông/ Lúa thơm mùi sữa/ Hồn bay giữa đồng”.
=> Hình ảnh Lượm gợi cho em thấy đây là một chiến sĩ nhỏ dũng cảm không sợ nguy hiểm, khó khắn đặc biệt trong lúc làm việc vẫn toát lên được sự hồn nhiên, tươi vui của một cậu bé.
* Những câu thơ, khổ thơ đặc biệt:
- “Ra thế/ Lượm ơi!...”=> Biểu hiện sự ngạc nhiên, sửng sốt.
- “Thôi rồi, Lượm ơi!”=> Tác giả hình dung lại sự việc mà tác giả cảm như đang chứng kiến nó nên ông không kìm lòng được.
- “Lượm ơi, còn không?”=> Tiếng gọi thân thương như muốn nhấn mạnh Lượm đã không còn trên đời nhưng Lượm sẽ sống mãi trong lòng mọi người.
Câu 4:
Trong bài thơ, người kể chuyện đã gọi Lượm bằng nhiều từ xưng hô khác nhau:
- Chú bé: cách gọi của người lớn đối với một đứa bé, thể hiện sự thân mật nhưng chưa gần gũi.
- Cháu: thể hiện sự gần gũi, thân thiết như quan hệ ruột thịt.
- Chú đồng chí nhỏ: thể hiện sự gần gũi nhưng rất trang trọng.
- Lượm ơi: tình cảm, cảm xúc đẩy lên đến cao độ.
Câu 5:
Sau câu thơ “Lượm ơi, còn không?”, nhà thơ lặp lại hai khổ thơ ở đoạn đầu với hình ảnh hồn nhiên, vui tươi là để khẳng định Lượm còn sống mãi trong lòng nhà thơ, trong lòng người dân Huế và trong mỗi trái tim chúng ta.
II. LUYỆN TẬP:
Câu 1: Học thuộc lòng từ “Một hôm nào đó” đến hết bài.
Câu 2: Viết đoạn văn ngắn khoảng 10 dòng miêu tả chuyến đi liên lạc cuối cùng và sự hi sinh của Lượm.
- Hôm đó, trận đấu đang diễn ra rất ác liệt thì Lượm nhận được nhiệm vụ đưa thượng khẩn.
- Chú bé cẩn thận cất gọn lá thư vào cái xắc nhỏ xinh
- Cơn mưa đạn đang bay vèo vèo trên đầu.
- Nhưng thật bất ngờ, khi ở đầu bên kia tên địch đã nhìn thấy ngôi sao lấp lánh trên mũ ca lô của cậu bé.
- Một tiếng nổ vang trời đất, Lượm ngã xuống trên cánh đồng.