Soạn bài Nghị luận về một ý kiến bàn về văn học-

Lời giải chi tiết- Cần chọn những dẫn chứng tiêu biểu trong văn học để chứng minh điều đó. + Nam quốc sơn hà, Bình ngô đại cáo. . . + Tuyên ngôn độc lập, thơ của Tố Hữu, Chính Hữu, Quang Dũng, Chế Lan Viên. . . c

Lời giải

Lời giải chi tiết

-   Cần chọn những dẫn chứng tiêu biểu trong văn học để chứng minh điều đó.

+ Nam quốc sơn hà, Bình ngô đại cáo...

+ Tuyên ngôn độc lập, thơ của Tố Hữu, Chính Hữu, Quang Dũng, Chế Lan Viên...

c.       Kết bài:

-   Trên thế giới, mỗi dân tộc có số phận riêng, hoàn cảnh riêng. Là người Việt Nam ta cần nhớ đến hoàn cảnh của đất nước và đặc điểm văn học của dân tộc mình, đó cũng là nhớ đến công lao, tâm huyết của cha ông.

-  Ý kiến của giáo sư Đặng Thai Mai giúp chúng ta khắc sâu những điều đó.

Đề 2: Bàn về đọc sách, nhất là đọc các tác phẩm văn học lớn, người xưa nói: “Tuổi trẻ đọc sách như nhìn trăng qua các kẽ, lớn tuổi đọc sách như ngắm trăng, ngoài sân, tuổi già đọc sách như thưởng trăng đêm dài" (dẫn theo Lâm Ngữ Đường). Anh/chị hiểu như thế nào về ý kiến trên.

Bước 1: Tìm hiểu đề

HS tham khảo đề 1 ở trên và hướng dẫn của SGK để thực hiện các bước tìm hiểu đề.

Bước 2: Lập dàn ý.

HS tham khảo dàn ý sau đây:

a.        Mở bài

Giới thiệu vấn đề bàn về đọc sách và vai trò của sách trong đời sống.

-    Sách mở rộng cho chúng ta những chân trời mới, giúp chúng ta khám phá đến những miền đất mới, cung cấp cho chúng ta một kho tàng kiến thức phong phú về đời sống

-   Đọc sách, tiếp nhận những giá trị của sách, đặc biệt là những tác phẩm văn học luôn gắn liền với những điều kiện và năng lực chủ quan của người đọc. Nhận xét về điều này, người xưa cho rằng: “Tuổi trẻ đọc sách như nhìn trăng qua các kẽ, lớn tuổi đọc sách như ngắm trăng ngoài sân, tuổi già đọc sách như thưởng trăng trên đài" (dẫn theo Lâm Ngữ Đường).

b. Thân bài:

b1. Giải thích câu nói trên:

-    Người xưa đã dùng hình ảnh so sánh việc đọc sách với việc thưởng trăng. Mỗi lứa tuổi đọc sách sẽ lĩnh hội được những tri thức nhất định, đồng thời ở mỗi lứa tuổi có một cách đọc sách khác nhau để thu nhập tri thức..

b2. HS bàn luận thêm và chứng minh tính đúng đắn của ý kiến trên: Đọc sách tuỳ thuộc vào tầm lĩnh hội của mỗi người. Tầm lĩnh hội đó được hình thành từ những yếu tố: Vốn sống, kinh nghiệm từ cuộc sống, những hiểu biết được tích luỹ từ tuổi tác sẽ giúp ích cho con người có khả năng đó nhận những tri thức ở trong sách. Thêm vào đó, vốn văn hoá rộng lớn cũng là yếu tố giúp người đọc có được sự am hiểu nhất định để có thể dễ dàng đón nhận những tri thức văn hoá từ sách.

-    Như vậy, muốn có kết quả tốt trong việc đọc sách, cần trang bị cho mình những hiểu biết về mọi mặt. Kinh nghiệm, vốn sống, hiểu biết phong phú về nhiều mặt sẽ giúp con người tiếp nhận tốt hơn, cảm nhận được vẻ đẹp cuộc sống mà sách mang lại.

c.       Kết bài

Việc đọc sách cũng giống như việc thưởng trăng, cần có thái độ ung dung từ tốn, cần suy ngẫm, chắt lọc, không vội vàng, cẩu thả.

LUYỆN TẬP

+ Xác định đúng mục tiêu, nhiệm vụ của văn chương.

+ Hiểu rõ tương quan giữa hai nhiệm vụ (phản ánh, đả phá và xây dựng tâm hồn).

+ Đầy niềm tin ở khả năng của văn học, khả năng tự cải tạo của tâm hồn con người.

c.       Kết luận

-   Khẳng định quan niệm đúng đắn về vai trò, tác dụng của văn chương trong đời sống xã hội.

-   Ý nghĩa lịch sử và ý nghĩa lâu dài của ý kiến ấy.

2. Bàn về thơ Tố Hữu, nhà phê bình Hoài Thanh viết: "Thái độ toàn tâm, toàn ý vì cách mạng là nguyên nhân chính đưa đến thành công của thơ anh". Hãy bày tỏ ý kiến đối với nhận định trên.

Dàn bài gợi ý:

a. Mở bài

- Giới thiệu ý kiến của nhà phê bình Hoài Thanh (trích nguyên văn, nêu xuất xứ).

- Trình bày nhận định chung của mình về ý kiến đó.

b. Thân bài

- Có nhiều nguyên nhân thành công của thơ Tố Hữu (năng khiếu bẩm sinh, truyền thống gia đình, quê hương, công phu tu dưỡng nghệ thuật…). Nhưng "thái độ toàn tâm, toàn ý vì cách mạng là nguyên nhân chính" đưa đến sự thành công của thơ ông.

- Chứng minh: có toàn tâm, toàn ý với cách mạng mới luôn luôn suy nghĩ, trăn trở, lo toan, đau khổ và sướng vui trên những chặng đường lịch sử của đất nước. Tâm tư, tình cảm chân thành, sâu sắc ấy của nhà cách mạng Tố Hữu chính là chất liệu của thơ trữ tình – chính trị của ông, giữa con người nhà thơ có sự thống nhất hài hòa.

   Ví dụ: Phân tích những câu thơ, đoạn thơ để chứng minh cho sự thành công của thơ Tố Hữu. Có thể lấy dẫn chứng trong Từ ấy, Việt Bắc, Gió lộng, ...

- Do nhu cầu tinh thần của con người hết sức phong phú, đa dạng nên cùng với thơ trữ tình chính trị còn có những loại thơ khác (thơ tình yêu, thơ thế sự, thơ điền viên…) với những nguyên nhân thành công khác cũng rất cần cho đời sống tinh thần của con người.

c. Kết bài

Ý kiến của Hoài Thanh phù hợp với thực tế sáng tác của Tố Hữu, phù hợp với lí luận sáng tác thơ ca. Do đó, có thể gợi ý cho những người nghiên cứu và sáng tác thơ.