I. Nhân hóa là gì?
Câu 1. Tìm phép nhân hóa:
- Ông trời – mặc áo giáp đen – ra trận
- Cây mía – múa gươm
- Kiến – hành quân
Câu 2. Cách miêu tả sự vật, hiện tượng ở khổ thơ trên hay hơn ở chỗ nó cho người đọc thấy dường như là con người đang hành động, không phải sự vật, con vật làm.
II. Các kiểu nhân hóa:
Câu 1. Những sự vât được nhân hóa là:
a. Miệng, Tai, Mắt, Chân, Tay.
b. Gậy tre, chông tre, tre.
c. Trâu.
Câu 2. Mỗi sự vật nhân hóa bằng cachs:
a. Dùng những từ vốn gọi người để gọi vật.
b. Dùng những từ vốn chỉ hoạt động, tính chất của người để chỉ hoạt động, tính chất của vật.
c. Trò chuyện, xưng hô với vật như đối với người.
III. LUYỆN TẬP:
Câu 1. Chỉ ra và nêu tác dụng của phép nhân hóa:
- Tàu mẹ, tàu con, xe anh, xe em, tất cả đều bận rộn.
=> Gợi ra một không khí lao động, làm việc khẩn trương, phấn khởi của con người nơi bến cảng.
Câu 2. So sánh cách diễn đạt ở đoạn trên với đoạn dưới đây:
Cách 1: Có sử dụng phép nhân hóa: (bài tập 1)
Diễn đạt dạt dào cảm xúc, cảm nghĩ tự hào và sung sướng của người trong cuộc.
Cách 2: Không dùng nhân hóa (bài tập 2)
Quan sát, ghi chép, tường thuật lại sự việc, không có cảm xúc trong đó.
Câu 3.
* Hai cách viết dưới đây có khác nhau là:
Cách 1: có dùng nhân hóa bởi gọi chổi là cô bé Chổi Rơm.
Cách 2: không dùng nhân hóa
* Chọn cách 1 để viết cho văn biểu cảm, chọn cách 2 để viết cho văn thuyết minh.
Câu 4. Phép nhân hóa và tác dụng:
a. Trò chuyện, xưng hô với núi như đối với người.
Tác dụng: giãi bày tâm trạng mong thấy người thương của người nói.
b. Dùng những từ vốn chỉ hoạt động, tính chất của người để chỉ hoạt động, tính chất của con vật.
Tác dụng: làm cho đoạn văn trở nên hay, hấp dẫn và sinh động.
c. Dùng những từ vốn chỉ hoạt động, tính chất của người để chỉ hoạt động, tính chất của cây cối, sự vật.
Tác dụng: hình ảnh mới lạ, hấp dẫn bạn đọc.
d. Dùng những từ vốn chỉ hoạt động, tính chất của người để chỉ hoạt động, tính chất của cây cối, sự vật.
Tác dụng: Gợi sự cảm phục, lòng thương xót và lòng căm thù giặc của người đọc.
5. Viết đoạn văn ngắn có sử dụng phép nhân hóa.
- Cô Bút Chì, chú Thước Kẻ mới đẹp làm sao!
- Cô Bút Chì mặc một chiếc áo màu đỏ ánh vàng còn chú Thước Kẻ thì khoác trên mình áo màu xanh lam.
…