Soạn bài Nhân vật giao tiếp

Lời giải chi tiết- Với Chí Phèo - Bá Kiến vừa là ông chủ cũ, vừa là kẻ đã đẩy Chí Phèo vào tù, kẻ mà lúc này Chí Phèo đến "ăn vạ". Bá Kiến vừa thăm dò, vừa dỗ dành vừa có vẻ đề cao, coi trọng

Lời giải

Lời giải chi tiết

-   Với Chí Phèo - Bá Kiến vừa là ông chủ cũ, vừa là kẻ đã đẩy Chí Phèo vào tù, kẻ mà lúc này Chí Phèo đến "ăn vạ". Bá Kiến vừa thăm dò, vừa dỗ dành vừa có vẻ đề cao, coi trọng.

-  Với Lí Cường - Bá Kiến là cha, cụ quát con nhưng thực chất cũng để xoa dịu Chí Phèo.

c. Đối với Chí Phèo, Bá Kiến thực hiện nhiều chiến lược giao tiếp:

-  Đuổi mọi người về để cô lập Chí Phèo.

-  Dùng lời nói ngọt nhạt đế vuốt ve, mơn trớn Chí Phèo. Anh Chí ơi! Rồi thân mật: cái anh này, tiếp đến là cách xưng hô như người trong nhà với ngôi thứ nhất số nhiều: ta (để phân biệt với người ngoài). Bên cạnh cách xưng hô là những lời nói nhẹ nhàng, khích lệ, động viên và hành động như người quen thân lâu ngày mới gặp.

-  Nâng vị thế Chí Phèo lên ngang hàng với mình để xoa dịu Chí. Để Chí Phèo không xem là đối địch, Bá Kiến đã nhận Chí Phèo là người nhà, là họ hàng. Cách nâng vị thế giao tiếp làm cho Chí Phèo hãnh diện vì được ngang hàng với gia đình danh giá nhất làng, chắng mấy chốc hắn quên mất ý định ban đầu.

d. Với chiến lược giao tiếp như trên, Bá Kiến đã đạt được mục đích và hiệu quả giao tiếp. Những người nghe trong cuộc hội thoại với Bá Kiến đều răm rắp nghe theo lời Bá Kiến. Đến như Chí Phèo, hung hãn là thế mà cuối cùng cũng bị khuất phục.

LUYỆN TẬP

b. Xác định mối quan hệ giữa đặc điểm về vị thế xã hội, nghề nghiệp, giới tính, văn hóa của các nhân vật giao tiếp với đặc điểm trong lời nói của từng người:

-  Chú bé: trẻ con nên chú ý đến cái mũ, nói rất ngộ nghĩnh.

-   Chị em gái: phụ nữ nên chú ý cách ăn mặc (cái áo dài), khen với vẻ thích thú.

-   Anh sinh viên: đang học nên chú ý đến việc diễn thuyết, nói như một dự đoán chắc chắn.

-  Bác cu li xe: chú ý đến đôi ủng.

-   Nhà nho: người có trình độ nên chú ý đến tướng mạo, nói bằng một câu thành ngữ thâm nho

Kết hợp với ngôn ngữ là những cử chỉ điệu bộ, cách nói. Điểm chung là châm biếm, mỉa mai.

3. Đọc đoạn trích (mục 3 - SGK, trang 22), phân tích theo những câu hỏi.

Trả lời:

a. Quan hệ giữa bà lão hàng xóm và chị Dậu là quan hệ hàng xóm láng giềng thân tình. HS chú ý từ ngữ xưng hô:

-  Bà lão: bác trai, anh ấy...

-   Chị Dậu: cám ơn, nhà cháu, cụ...

b. Sự tương tác về hành động nói giữa lượt lời của hai nhân vật giao tiếp: Hai nhân vật đổi vai luân phiên.

- Bà lão hỏi thăm - chị Dậu cảm ơn.

- Bà lão hỏi về bệnh tình anh Dậu - chị Dậu trả lời tỉ mỉ.

- Bà lão mách bảo trốn đi - chị Dậu tán thành và nghe theo.

c. Nét văn hóa đáng trân trọng qua lời nói, cách nói của các nhân vật: tình làng nghĩa xóm, tôi lửa tắt đèn có nhau.