Soạn bài Ông già và biển cả - Ngắn gọn nhất

Câu 1:Hình ảnh những vòng lượng của con cá kiếm được nhắc đi nhắc lại nhiều lần trong đoạn trích

Lời giải

Câu 1:

Hình ảnh những vòng lượng của con cá kiếm được nhắc đi nhắc lại nhiều lần trong đoạn trích.

- Sự lặp lại những vòng lượn của con cá kiếm đã góp phần gợi lên hình ảnh một người ngư phủ rất giàu kinh nghiệm, rất lành nghề giữa chốn biển khơi đầy gian nan thử thách.

- Những vòng lượn cũng đồng thời vẽ lên những cố gắng cuối cùng dù tuyệt vọng nhưng cũng hết sức mãnh liệt của con cá kiếm. Những cú quật mạnh hòng vượt thoát khỏi sự bủa vây của người ngư phủ cho thấy con cá kiếm cũng dũng cảm kiên cường không kém gì đối thủ của mình.

Câu 2:

* Bằng sự nhạy bén của một ông già từng có nhiều kinh nghiệm nơi biển cả, ông lão đã huy động mọi giác quan vào cuộc chiến.

- Về thị giác: Ban đầu lão chỉ có thể phán đoán con cá, phán đoán đường bơi của nó qua độ nghiêng và sức căng của sợi dây. 

- Về xúc giác: Dù không trực tiếp tiếp xúc với con cá kiếm nhưng qua những vật trung gian, ông lão Xan- ti-a-gô vẫn có thể cảm nhận được từng cử động của nó.

* Thông qua các chi tiết miêu tả, chúng ta có thể thấy nó được sắp xếp theo trình tự của cuộc chinh phục con cá kiếm. Ban đầu là những cảm nhận và quan sát từ xa (khi con cá còn đang cố vùng vẫy để chạy thoát) rồi đến gần hơn (khi nó gần kiệt sức và bị kéo về sát mạn thuyền).

Câu 3:

Ông lão không chỉ cảm nhận đối tượng bằng giác quan của một người đi săn, mộ kẻ chỉ nhằm tiêu diệt đối thủ của mình. Ông vừa yêu quý con cá nhưng cũng lại muốn chinh phục nó cho kỳ được, ông còn gọi nó là “người anh em”. Con cá kiếm trong cuộc chiến đó, nó không lặn xuống bể sâu làm đứt dây câu cũng không lồng lên làm đắm thuyền. Nó chấp nhận một cuộc đấu sằng phẳng. Nó kéo ông lão ra khơi xa, thử thách ông lão. Ông lão chinh phục hành động ấy, thán phục nét đẹp kiêu hùng, cao cả của nó. Vì vậy, mối quan hệ giữa ông lão và con cá kiếm còn là mối quan hệ giữa cái đẹp và người ngưỡng mộ, thưởng thức và khao khát chiếm lĩnh cái đẹp.

Câu 4: