I. Số từ:
1. Các từ được in đậm trong những câu sau bổ sung ý nghĩa cho từ nào trong câu? Chúng đứng ở vị trí nào trong cụm từ và bổ sung ý nghĩa gì??
a. Hai: chàng; một trăm: ván, nệp; chín: ngà, cựa, hồng mao, đôi.
b. sáu: Hùng Vương.
- Các từ được bổ nghĩa đều là những danh từ.
- Trong (a), bổ nghĩa về số lượng. Đứng ở trước danh từ.
- Trong (b), bổ nghĩa về thứ tự. Đứng ở sau danh từ.
2. Từ “đôi” trong câu a không phải là số từ mà là danh từ chỉ đơn vị.
3. Tìm thêm các từ có ý nghĩa khái quát và công dụng như từ đôi: cặp, tá, chục…
Vd: Một tá bút chì.
II. Lượng từ:
1. Nghĩa của các từ in đậm trong các câu dưới đây có gì giống và khác nghĩa của số từ:
Giống : cùng đứng trước danh từ.
Khác:
- Số từ: chỉ số lượng và thứ tự của sự vật.
- Lượng từ: chỉ lượng ít hay nhiều của sự vật.
2. Xếp các từ in đậm nói trên vào mô hình cụm danh từ:
Phần trước
|
Phần trung tâm
|
Phần sau
|
t2
|
t1
|
T1
|
T2
|
s1
|
s2
|
|
các
|
|
hoàng tử
|
|
|
|
Những
|
kẻ
|
|
thua trận
|
|
Cả
|
mấy vạn
|
|
tướng lính, quân sĩ
|
|
|
III. LUYỆN TẬP:
1. Tìm số từ trong bài thơ sau. Xác định ý nghĩa của các số từ ấy:
- Một, hai, ba, năm: chỉ số lượng vì đứng trước danh từ và chỉ số lượng sự vật: canh, cánh.
- Bốn, năm: chỉ thứ tự vì đứng sau danh từ và chỉ thứ tự của sự vật: canh.
2. Các từ in đậm trong hai dòng thơ sau được dùng với ý nghĩa:
- Trăm, ngàn, muôn được dùng với ý nghĩa số từ chỉ số lượng nhiều, rất nhiều nhưng không chính xác.
3. Qua hai ví dụ sau, em thấy nghĩa của các từ “từng” và “mỗi” có gì khác nhau?
Giống nhau: tách ra từng cá thể, từng sự vật.
Khác nhau:
- “Từng” vừa tách riêng cá thể, sự vật mang ý nghĩa lần lượt theo trình tự hết cá thể này đến cá thể khác, sự vật này đến sự vật khác.
-“Mỗi” chỉ sự tách riêng hẳn ra chứ không theo trình tự lần lượt.
4. Chính tả “Lợn cưới, áo mới”.