Lời giải chi tiết
- Nhịp thơ thường thuận, gợi dư âm sóng biển:
Con sóng trên mặt nước"
+ Không rõ cội nguồn, không thể cắt nghĩa:
Sóng bắt đầu từ gió
Gió bắt đầu từ đâu?
Em cũng không biết nữa
Khi nào ta yêu nhau?
+ Mãnh liệt, sâu sắc:
Sóng không hiểu nổi mình
Sóng tìm ra tận bể
“Ôi con sóng nhớ bờ
Ngày đêm không ngủ được
Lòng em nhớ đến anh
Cả trong mơ còn thức
+ Thủy chung:
Dẫu xuôi về phương Bắc
Dẫu ngược về phương Nam
Nơi nào em cũng nghĩ
Hướng về anh - một phương
Cứ như thế, sóng và em xoắn xuýt, sóng đôi, cộng hưởng với nhau trong suốt bài thơ, qua nhiều cung bậc của tình yêu, để rồi cuối cùng nhập với nhau, hoà tan với nhau ở khổ thơ kết thúc:
Làm sao được tan ra
Thành trăm con sóng nhỏ
Giữa biển Lớn tình yêu
Để ngàn năm còn vỗ.
Đó chính là ước vọng đời thường trong tình yêu của người phụ nữ qua hình tượng sóng của Xuân Quỳnh.
- Với nghệ thuật xây dựng hình tượng sóng đôi: sóng và em - âm điệu dào dạt, bài thơ là bản tình ca ca ngợi tình yêu chân thành, mãnh liệt, thủy chung, thể hiện tâm hồn đôn hậu mà trẻ trung, sôi nổi trong khát vọng tình yêu, hạnh phúc.
4. Bài thơ là lời tự bạch của một tâm hồn phụ nữ đang yêu. Theo cảm nhận của anh/ chị tâm hồn đó có những đặc điểm gì?
Trả lời:
Đó là một tâm hồn rất chân thành, sôi nổi và mạnh mẽ, hết mình trong tình yêu. Tâm hồn ấy mạnh dạn thành thực tự bộc lộ nhưng vẫn đầy nữ tính và rất thủy chung, nhạy cảm với cái hữu hạn của cuộc đời nên khát khao một tình yêu vĩnh hằng.
Luyện tập: Có nhiều bài thơ, câu thơ so sánh tình yêu với sóng và biển. Hãy sưu tầm những câu thơ, bài thơ đó.
Gợi ý:
+ Biển (Xuân Diệu)
+ Khúc thơ tình người lính biển (Trần Đăng Khoa)
+ ...