Soạn bài Thao tác lập luận bình luận - Ngắn gọn nhất

THAO TÁC LẬP LUẬN BÌNH LUẬNCâu 1. - Bình luận: là bàn bạc, đánh giá, nhận xét về đúng sai, thật giả, lợi hại của các hiện tượng đời sống như: ý kiến, chủ trương, sự việc, con người, tác phẩm văn học . .

Lời giải

THAO TÁC LẬP LUẬN BÌNH LUẬN

Câu 1. 

- Bình luận: là bàn bạc, đánh giá, nhận xét về đúng sai, thật giả, lợi hại của các hiện tượng đời sống như: ý kiến, chủ trương, sự việc, con người, tác phẩm văn học ...

- Thao tác lập luận bình luận:  là cách thức đưa những lí lẽ, dẫn chứng nhằm thuyết phục người đọc người nghe đồng ý về vấn đề được nêu ra

Câu 2. Phân tích ngữ liệu:

a. Phân tích ngữ liệu “Xin lập khoa luật” của Nguyễn Trường Tộ (Ngữ văn 11, tập 1)

- Tác giả có ý thức tranh luận với quan niệm cho rằng việc lập khoa luật là không cần thiết

- Tác giả đã nêu ra vấn đề đúng, sai của đời sống và  bàn bạc rất sâu. Theo đó vua chúa thống trị đất nước đều phải dựa vào luật, và thực hiện theo luật.

- Nhằm mục đích thuyết phục triều đình cho mở khoa luật.

b. Nguyễn Trường Tộ có lý do để đề nghị lập khoa luật bởi lúc bấy giờ, ai nấy đều đã thống nhất rõ ràng muốn trị nước thì phải dựa vào luật chứ không phải vào những lời nói suông trên giấy về trung hiếu hay lễ nghĩa, rằng luật pháp là công bằng và cũng là đạo đức.

c. Đoạn trích Xin lập khoa luật của Nguyễn Trường Tộ là một đoạn lập luận bình luận

- Vì nó thể hiện rõ tính chất đề xuất vấn đề đồng thời nhận xét đánh giá giúp người đọc, người nghe hiểu, tán đồng với đề xuất của tác giả.

LUYỆN TẬP:

Bài tập 1:

   Nhận xét như vậy là sai vì

- Về mục đích bình luận hoàn toàn khác giải thích và chứng minh

+ Giải thích giúp người đọc hiểu về một vấn đề nào đó chưa biết

+ Chứng minh giúp người đọc tin về một vấn đề được nêu ra

+ Bình luận là bày tỏ quan điểm, thuyết phục mọi người đồng ý trước ý kiến của bản thân

- Bình luận cũng không phải giải thích, chứng minh cộng lại. Có chăng người ta chỉ sử dụng giải thích, chứng minh trong qúa trình thực hiện bình luận. Ta coi đó là thao tác hỗ trợ.

Bài tập 2:

Đoạn trích có dùng thao tác bình luận, vì có nêu ra:

* Vấn đề bình luận: nguyên nhân và hậu quả của tai nạn gian thông.

* Giải quyết vấn đề:

- Dùng lí lẽ: 

+ “Thần chết đã … đường phố”

+ “Những kẻ … giao thông”

+ “Những kẻ đầu …. khoái cảm”.

- Chỉ ra nguyên nhân:

+ Hạn chế khách quan.

+ Hạn chế chủ quan: ý thức tham gia giao thông còn non kém.

- Dẫn chứng:

+ “Theo thống kê của UNICEF…. Xe máy”

+ Họ là lực lượng lao động lớn của đất nước. Lực lượng ấy phải gánh lấy trách nhiệm công dân và gia đình.

→  Đánh giá vấn đề.

* Tác giả đã đưa ra lời bàn:

- Vấn đề an toàn giao thông là hạnh phúc, là cơ hội gặt hái thành công để hội nhập, là thể hiện thái độ mến khách.

- Hành động cần có:

+ Tự điều chỉnh mình.

+ Tự cứu mình và cứu người.

+ Cần một chương trình truyền thông hiệu quả để lưỡi hái tử thần không còn nghênh ngang trên đường phố.

=> Bàn bạc, mở rộng vấn đề.

Bài tập 3:

   Bài “xin lập khoa luật” chúng ta còn có thể bình luận thêm

- Nêu vai trò của pháp luật đối với xã hội ta hiện nay.

+ Làm cho mọi người hiểu được pháp luật và làm theo pháp luật

+ Để xây dựng xã hội thực sự văn minh, công bằng

- Làm thế nào để có luật nghiêm và làm tốt việc giáo dục pháp luật trong xã hội

+ Đặt ra luật pháp và hoàn chỉnh bộ luật. Luật pháp phải xuất phát từ hiện thực và nguyện vọng của nhân dân

+ Mọi người phải có ý thức sống và làm theo pháp luật. Đặc biệt nêu cao tinh thàn gương mẫu của mọi người, mọi ngành, mọi tổ chức trong việc chấp hành pháp luật.

Click vào Bài tiếp theo > để xem bài soạn đầy đủ


Bài Tập và lời giải

Đề số 1 - Đề kiểm tra học kì 1 (Đề thi học kì 1) – Địa lí 11

A. PHẦN TRẮC NGHIỆM (28 câu – 7,0 điểm)

Câu 1: Phần lớn lãnh thổ châu Phi có khí hậu

A. khô nóng.             B. nóng ẩm

C. lạnh khô.              D. nóng ẩm theo mùa.

Câu 2: Khoáng sản chủ yếu ở Mĩ La tinh là

A. quặng kim loại màu, kim loại quý và nhiên liệu.

B. phi kim loại, đá vôi và nhiên liệu

C. vật liệu xây dựng, kim loại màu và than đá.

D. than đá, đá vôi và apatit.

Câu 3: Nguyên nhân chủ yếu làm cho tốc độ phát triển kinh tế không đều, đầu tư nước ngoài giảm mạnh ở Mĩ La tinh là do

A. chính trị không ổn định. 

B. cạn kiệt dần tài nguyên.

C. thiếu lực lượng lao động.  

D. thiên tai xảy ra nhiều.

Câu 4: Tôn giáo có ảnh hưởng sâu, rộng đến dân cư khu vực Tây Nam Á là

A. Ấn Độ giáo.              B. Thiên chúa giáo.

C. Phật giáo.                 D. Hồi giáo.

Câu 5: Căn cứ vào Tập bản đồ thế giới và các châu lục trang 8 và 9, cho biết Đông Nam Á tiếp giáp với các đại dương nào?

A. Thái Bình Dương và Đại Tây Dương. 

B. Thái Bình Dương và Ấn Độ Dương.

C. Ấn Độ Dương và Đại Tây Dương. 

D. Ấn Độ Dương và Bắc Băng Dương.

Câu 6: Khu vực Đông Nam Á lục địa có khí hậu

A. xích đạo.               B. cận nhiệt đới. 

C. ôn đới.                   D. nhiệt đới gió mùa.

Câu 7: Điều kiện tự nhiên thuận lợi để phát triển nền nông nghiệp nhiệt đới ở Đông Nam Á là

A. khí hậu nóng ẩm, hệ đất trồng phong phú.

B. vùng biển rộng lớn giàu tiềm năng.

C. hoạt động của gió mùa với một mùa đông lạnh.

D. địa hình đồi núi chiếm ưu thế và có sự phân hóa của khí hậu.

Câu 8: Các nước Đông Nam Á có nhiều loại khoáng sản vì

A. nằm trong vùng khí hậu nhiệt đới gió mùa.

B. có nhiều dạng địa hình.

C. nằm trong vành đai sinh khoáng.

D. nằm kề vành đai núi lửa Thái Bình Dương.

Câu 9: Đông Nam Á có nền văn hóa đa dạng là do

A. có số dân đông, nhiều quốc gia.

B. tiếp giáp giữa các đại dương lớn.

C. vị trí cầu nối giữa lục địa Á – Âu và lục địa Ô-xtrây-li-a.

D. nơi giao thoa của nhiều nền văn hóa lớn.

Câu 10: Quốc gia nào trong khu vực Đông Nam Á không giáp biển?

A. Thái Lan.                    B. Ma-lai-xi-a. 

C. Mi-an-ma.                   D. Lào.

Câu 11: Căn cứ vào Tập bản đồ thế giới và các châu lục trang 31, cho biết quốc gia nào sau đây thuộc  Đông Nam Á lục địa?

A. Ma-lai-xi-a.                 B. Xin-ga-po.

C. Thái Lan.                    D. In-đô-nê-xi-a.

Câu 12: Mục tiêu chủ yếu của việc trồng cây công nghiệp ở các nước Đông Nam Á là

A. phục vụ nhu cầu trong nước. 

B. khai thác thế mạnh về đất đai.

C. thay thế cây lương thực.

D. xuất khẩu thu ngoại tệ.

Câu 13: Hiệp hội các nước Đông Nam Á (ASEAN) được thành lập vào năm

A. 1967.                           B. 1977

C. 1995.                           D. 1997.

Câu 14: Hiện nay, quốc gia nào trong khu vực Đông Nam Á chưa gia nhập ASEAN?

A. Đông Ti-mo.               B. Lào. 

C. Mi-an-ma.                   D. Bru-nây.

Câu 15: Ý nào sau đây không phải là cơ chế hợp tác của ASEAN?

A. Thông qua các diễn đàn, hội nghị.

B. Thông qua kí kết các hiệp ước.

C. Thông qua các dự án, chương trình phát triển.

D. Thông qua các chuyến thăm chính thức của các Nguyên thủ quốc gia.

Câu 16: Hạn chế lớn nhất về nguồn lao động ở các nước Đông Nam Á là

A. lao động trẻ, thiếu kinh nghiệm.

B. thiếu lao động có tay nghề và trình độ chuyên môn cao.

C. lao động chủ yếu hoạt động nông nghiệp.

D. thiếu sự dẻo dai, năng động.

Câu 17: Dân số châu Phi tăng nhanh là do

A. tỉ suất tử thô rất thấp.

B. quy mô dân số đông nhất thế giới.

C. tỉ suất gia tăng dân số tự nhiên cao

D. gia tăng cơ học cao.

Câu 18: Khu vực Tây Nam Á không có đặc điểm nào sau đây?

A. Vị trí địa lí mang tính chiến lược.

B. Nguồn tài nguyên dầu mỏ giàu có.

C. Điều kiện tự nhiên thuận lợi cho sản xuất nông nghiệp.

  D. Sự can thiệp của các thế lực bên ngoài.

Câu 19: Cho bảng số liệu:

TỈ LỆ BIẾT CHỮ CỦA THẾ GIỚI VÀ MỘT SỐ NƯỚC CHÂU PHI, NĂM 2015

Đơn vị (%)          

Nhận xét nào sau đây không đúng với bảng số liệu trên?

A. Ăng-gô-la có tỉ lệ biết chữ thấp nhất.

B. Các nước châu Phi đều có tỉ lệ biết chữ cao hơn trung bình của thế giới.

C. Nam Phi có tỉ lệ biết chữ cao nhất.

D. Tỉ lệ biết chữ có sự chênh lệch giữa các quốc gia châu Phi.

Câu 20: Điểm giống nhau về mặt xã hội của khu vực Tây Nam Á và Trung Á là

A. đông dân và gia tăng dân số cao.

B. xung đột sắc tộc, tôn giáo và khủng bố.

C. phần lớn dân cư theo đạo Thiên Chúa giáo.

D. phần lớn dân cư có mức sống cao.

Câu 21: Đông Nam Á có vị trí địa - chính trị rất quan trọng vì

A. khu vực này tập trung rất nhiều loại khoáng sản.

B. là nơi đông dân nhất thế giới, nhiều thành phần dân tộc.

C. đang thực hiện công nghiệp hóa, hiện đại hóa.

D. tiếp giáp giữa hai đại dương, vị trí cầu nối hai lục địa.

Câu 22: Hướng phát triển công nghiệp của các nước Đông Nam Á hiện nay là

A. chú trọng sản xuất các mặt hàng phục vụ nhu cầu trong nước.

B. tăng cường liên doanh, liên kết với nước ngoài.

C. phát triển chủ yếu các ngành công nghiệp đòi hỏi công nghệ hiện đại.

D. ưu tiên phát triển các ngành truyền thống.

Câu 23: Ý nào sau đây không đúng khi nói về lí do các nước ASEAN nhấn mạnh đến sự ổn định trong mục tiêu của mình.

A. Mỗi nước trong khu vực, từng thời kì đều chịu ảnh hưởng của sự mất ổn định.

B. Giữa các nước còn có sự tranh chấp phức tạp về biên giới, vùng biển đảo.

C. Giữ ổn định khu vực sẽ không tạo lí do để các cường quốc can thiệp.

D. Khu vực đông dân, tỉ lệ thất nghiệp, thiếu việc làm còn cao.

Câu 24: Cơ cấu GDP phân theo khu vực kinh tế của các nước Đông Nam Á những năm gần đây chuyển dịch theo hướng

A. giảm tỉ trọng khu vực I, tăng tỉ trọng khu vực II và III.

B. giảm tỉ trọng khu vực I và II, tăng tỉ trọng khu vực III.

C. tăng tỉ trọng khu vực I, giảm tỉ trọng khu vực II và III.

D. tỉ trọng các khu vực không thay đổi nhiều.

Câu 25: Các quốc gia Đông Nam Á có cơ sở thuận lợi để hợp tác cùng phát triển là do

A. đa dân tộc, tôn giáo.

B. có phong tục, tập quán, văn hóa tương đồng nhau.

C. giao nhau của nhiều nền văn hóa lớn trên thế giới.

D. có cơ cấu dân số trẻ, tỉ lệ phụ thuộc thấp

Câu 26: Cơ sở vững chắc cho sự phát triển kinh tế – xã hội ở mỗi quốc gia cũng như toàn khu vực Đông Nam Á là

A. tạo dựng môi trường hòa bình, ổn định trong khu vực.

B. thu hút mạnh các nguồn đầu tư nước ngoài.

C. tăng cường khai thác nguồn tài nguyên thiên nhiên.

D. tăng cường mở rộng hệ thống giao thông đường biển.

Câu 27: Cho bảng số liệu:

SẢN LƯỢNG CAO SU CỦA KHU VỰC ĐÔNG NAM Á VÀ THẾ GIỚI, GIAI ĐOẠN 1985 - 2015

(Đơn vị: triệu tấn)

Để thể hiện sản lượng cao su của các nước Đông Nam Á so với thế giới, giai đoạn 1985 – 2015 theo bảng số liệu, biểu đồ nào sau đây là thích hợp nhất?

A. Cột.

B. Tròn.

C. Kết hợp (cột, đường). 

D. Miền.

Câu 28: Cho biết số khách du lịch quốc tế đến Đông Nam Á là 97262 nghìn lượt người và chi tiêu của khách du lịch là 70578 triệu USD. Vậy mức chi tiêu bình quân của mỗi lượt du khách quốc tế đến khu vực Đông Nam Á năm 2014 là

A. 657,4 USD/người.

B. 725,6 USD/người.

C. 765,3 USD/người.

D. 867,2 USD/người.

B. PHẦN TỰ LUẬN (3 câu - 3,0 điểm)

Câu 1. (1,0 điểm)

Những nguyên nhân nào làm cho kinh tế ở các nước Mĩ La tinh phát triển không ổn định?

Câu 2. (1,0 điểm)Dựa vào kiến thức đã học, hoàn thành nội dung bảng sau để thấy được sự khác biệt về địa hình giữa Đông Nam Á lục địa với Đông Nam Á biển đảo.

Câu 3. (1,0 điểm)

Việt Nam có những cơ hội và thách thức gì trong quá trình hội nhập ASEAN?

Xem lời giải

Đề số 2 - Đề kiểm tra học kì 1 (Đề thi học kì 1) – Địa lí 11

I. TRẮC NGHIỆM (8 điểm)

Câu 1: Những thách thức lớn đối với châu Phi hiện nay là

A. Già hóa dân số, tỉ lệ gia tăng dân số tự nhiên thấp

B. Cạn kiệt tài nguyên , thiếu lực lượng lao động

C. Trình độ dân trí thấp, đói nghèo, bệnh tật, xung đột

D. Các nước cắt giảm viện trợ, thiếu lực lượng lao động

Câu 2: Cho bảng số liệu. Tỉ lệ dân số thế giới và các châu lục (Đơn vị: %)

Châu lục

2005

2014

Châu Phi

13,8

15,7

Châu Mĩ

13,7

13,4

Châu Á

60,6

60,2

Châu Âu

11,4

10,2

Châu Đại Dương

0,5

0,5

Thế giới

100

100

Biểu đồ thích hợp nhất để thể hiện dân số các châu lục trên thế giới năm 2005 và năm 2014 là

A. Biểu đồ tròn bán kính khác nhau.

B. Biểu đồ cột.

C. Biểu dồ đường.

D. Biểu đồ tròn bán kính bằng nhau

Câu 3: Mĩ La tinh có điều kiện thuận lợi để phát triển chăn nuôi đại gia súc là do

A. Nguồn thức ăn công nghiệp dồi dào

B. Ngành công nghiệp chế biến phát triển

C. Có nhiều đồng cỏ và khí hậu nóng ẩm

D. Có nguồn lương thực dồi dào và khí hậu lạnh

Câu 4: Nhân tố quan trọng làm cho Mĩ La tinh có thế mạnh trồng cây công nghiệp và cây ăn quả nhiệt đới là

A. có nhiều loại đất khác nhau

B. có nhiều núi cao

C. thị trường tiêu thụ rộng lớn

D. chủ yếu có khí hậu nhiệt đới

Câu 5: Khoáng sản chủ yếu ở Mĩ La tinh là

A. Khoáng sản phi kim loại

B. Đất chịu lửa, đá vôi

C. Vật liệu xây dựng

D. Quặng kim loại màu, kim loại quý và nhiên liệu

Câu 6: Ở Tây Nam Á, dầu mỏ và khí tự nhiên phân bố chủ yếu ở

A. ven vịnh Péc-xich

B. ven Địa Trung Hải

C. ven biển Ca-xpi

D. ven biển Đỏ

Câu 7: Dân số già sẽ dẫn tới hậu quả nào sau đây:

A. Tài nguyên nhanh chóng cạn kiệt.

B. Thiếu hụt nguồn lao động cho đất nước

C. Thất nghiệp và thiếu việc làm

D. Gây sức ép tới tài nguyên môi trường.

Câu 8: Cho bảng số liệu sau: GDP và GDP bình quân đầu người của Hoa Kì qua một số năm

Dạng biểu đồ nào thích hợp nhất thể hiện giá trị GDP và GDP bình quân/ người của Hoa Kì từ 1995 – 2004.

A. Biểu đồ tròn

B. Biểu đồ miền

C. Biểu đồ đường

D. Biểu đồ kết hợp

Câu 9: Ở Mĩ La tinh, các chủ trang trại chiếm giữ phần lớn diện tích đất canh tác là do

A. Người dân tự nguyện bán đất cho các chủ trang trại

B. Cải cách ruộng đất không triệt để

C. Không ban hành chính sách cải cách ruộng đất

D. Người dân ít có nhu cầu sản xuất nông nghiệp

Câu 10: Cho bảng số liệu: Tốc độ tăng trưởng GDP của một số nước châu Phi qua các năm.

(Đơn vị: %)

Năm

2000

2005

2010

2013

An-giê-ri

2,4

5,1

3,3

2,8

Nam Phi

3,5

5,3

2,9

2,3

Công gô

8,2

6,3

8,8

3,4

Dạng biểu đồ thích hợp nhất thể hiện tốc độ tăng GDP của một số nước Châu Phi từ 2000 đến 2013 là

A. Biểu đồ miền              B. Biểu đồ cột

C. Biểu đồ tròn                D. Biểu đồ đường

Câu 11: Trong những thập niên cuối thế kỉ XX và đầu thế kỉ XXI, mối đe dọa trực tiếp tới ổn định, hòa bình thế giới là

A. Làn sóng di cư tới các nước phát triển

B. Nạn bắt cóc người, buôn bán nô lệ

C. Khủng bố, xung đột sắc tộc, xung đột tôn giáo. 

D. Buôn bán, vận chuyển động vật hoang dã.

Câu 12: Nguyên nhân chính làm suy giảm đa dạng sinh vật hiện nay là

A. biến đổi khí hậu

B. cháy rừng

C. con người khai thác quá mức

D. ô nhiễm môi trường

Câu 13: Trên 50% nguồn FDI đầu tư vào Mĩ La tinh là từ

A. Tây Ban Nha và Anh

B. Bồ Đào Nha và Nam Phi

C. Nhật Bản và Pháp

D. Hoa Kì và Tây Ban Nha

Câu 14: Một trong những biểu hiện rõ nhất của biến đổi khí hậu là

A. Băng ở vùng cực ngày càng dày lên

B. Xuất hiện nhiều động đất

C. Nhiệt độ Trái Đất tăng

D. Núi lửa sẽ hình thành ở nhiều nơi

Câu 15:  Một trong những vấn đề mang tính toàn cầu mà nhân loại đang phải đối mặt là

A. mất cân bằng giới tính

B. các vấn đề về môi trường

C. cạn kiệt nguồn nước ngọt

D. động đất và núi lửa

Câu 16: Dân số thế giới năm 2017 là 7 515 triệu người, dân số Châu Phi là 1 246 triệu người. Dân số Châu Phi chiếm ......... % dân số thế giới?

A. 16,6%                         B. 15,6%

C. 17,6%                         D. 18,6%

Câu 17: Phần lớn dân cư khu vực Tây Nam Á theo

A. Phật giáo                  B. Hồi giáo

C. Ấn Độ giáo                D. Thiên chúa giáo

Câu 18: Ở Việt Nam, vùng sẽ chịu ảnh hưởng nặng nề nhất của biến đổi khí hậu do nước biển dâng là

A. Trung du và miền núi Bắc Bộ

B. Đồng bằng sông Cửu Long

C. Tây Nguyên

D. Đồng bằng sông Hồng

Câu 19: Trong các ngành sau, ngành nào đã đưa khí thải vào khí quyển nhiều nhất?

A. Dịch vụ                       B. Nông nghiệp

C. Công nghiệp               D. Xây dựng

Câu 20: Một trong những biểu hiện của dân số thế giới đang có xu hướng già đi là

A. tỉ lệ người trên 65 tuổi ngày càng cao

B. số người trong độ tuổi lao đông rất đông

C. tuổi thọ của nữ giới cao hơn nam giới

D. tỉ lệ người dưới 15 tuổi ngày càng tăng

Câu 21: Để phát triển nông nghiệp, giải pháp cấp bách đối với đa số các quốc gia ở châu Phi là

A. tạo ra các giống cây có thể chịu được khô hạn.

B. áp dụng các biện pháp thủy lợi để hạn chế khô hạn.

C. khai hoang để mở rộng diện tích đất trồng trọt.

D. mở rộng mô hình sản xuất quảng canh.

Câu 22: Cho biểu đồ sau: Lượng dầu thô khai thác và tiêu dùng của một số khu vực trên thế giới.

 

Nhận xét nào sau đây “đúng” về Lượng dầu thô khai thác và tiêu dùng của một số khu vực trên thế giới.

A. Tây Nam Á Trung Á có lượng dầu thô khai thác nhỏ hơn lượng dầu thô tiêu dùng

B. Đông Á, Đông Nam Á, Bắc Mĩ có lượng dầu thô khai thác lớn hơn lượng dầu thô tiêu dùng.

C. Tây Nam Á có lượng dầu thô khai thác lớn nhất thế giới chiếm khoảng 50% thế giới

D. Đông Nam Á có lượng dầu thô khai thác và tiêu dùng thấp nhất thế giới

Câu 23: Dân số thế giới năm 2017 là 7 515 triệu người. Nhóm nước đang phát triển chiếm 80% dân số. Hỏi số dân nhóm nước đang phát triển là bao nhiêu triệu người?

A. 6 012 triệu người

B. 6 110 triệu người

C. 6 112 triệu người

D. 6 212 triệu người

Câu 24: Dân số châu Phi tăng rất nhanh là do

A. tỉ suất gia tăng dân số tự nhiên cao

B. tỉ suất tử thô rất thấp

C. quy mô dân số đông nhất thế giới

D. tỉ suất gia tăng cơ giới lớn

Câu 25: Nguyên nhân chính làm cho hoang mạc, bán hoang mạc và xa van là cảnh quan phổ biến ở châu Phi là do

A. khí hậu khô nóng.

B. hình dạng khối

C. địa hình cao

D. các dòng biển nóng chạy ven bờ.

Câu 26:  Để giải quyết các vấn đề mang tính toàn cầu cần sự hợp tác giữa

A. một số cường quốc kinh tế.

B. các quốc gia trên thế giới

C. các quốc gia phát triển

D. các quốc gia đang phát triển

Câu 27: Suy giảm đa dạng sinh học sẽ dẫn tới hậu quả nào sau đây?

A. Nước biển ngày càng dâng cao

B. Xâm nhập mặn ngày càng sâu vào đất liền.

C. Gia tăng các hiện tượng động đất, núi lửa

D. Mất đi nhiều loài sinh vật, các gen di truyền

Câu 28: Cho bảng số liệu:

Tuổi thọ trung bình của các châu lục trên thế giới năm 2010 và năm 2014.

(Đơn vị: tuổi)

Châu lục

2010

2014

Châu Phi

55

59

Châu Mĩ

75

76

Châu Á

70

71

Châu Âu

76

78

Châu Đại Dương

76

77

Thế giới

69

71

Nhận xét nào sau đây “đúng” với bảng số liệu trên?

A. Các châu lục có tuổi thọ trung bình như nhau

B. Tuổi thọ trung bình của châu Phi tăng chậm hơn châu Âu

C. Dân số châu Phi có tuổi thọ trung bình thấp nhất thế giới

D. Dân số thế giới có tuổi thọ trung bình không biến động

Câu 29: Cho biểu đồ sau: Cơ cấu giá trị xuất khẩu và nhập khẩu của Hoa Kì từ 1995 – 2010

Nhận xét nào sau đây “không đúng” về cơ cấu giá trị xuất nhập khẩu của Hoa Kì:

A. Hoa kì là nước xuất siêu

B. Hoa Kì là nước nhập siêu

C. Giá trị xuất khẩu của Hoa Kì luôn thấp hơn giá trị nhập khẩu

D. Giá trị xuất khẩu của Hoa Kì tăng giảm không ổn định

Câu 30: Việc dân số thế giới tăng nhanh đã

A. làm cho tài nguyên suy giảm và ô nhiễm môi trường

B. thúc đẩy giáo dục và y tế phát triển

C. thúc đẩy nhanh sự phát triển kinh tế

D. làm cho chất lượng cuộc sống ngày càng tăng

Câu 31: Cho bảng số liệu:

Tốc độ tăng trưởng GDP của một số nước châu Phi qua các năm.

(Đơn vị: %)

Năm

2000

2005

2010

2013

An-giê-ri

2,4

5,1

3,3

2,8

Nam Phi

3,5

5,3

2,9

2,3

Công gô

8,2

6,3

8,8

3,4

Nhận xét nào sau đây đúng với bảng số liệu trên?

A. Trong số các nước, An-giê-ri luôn có tốc độ tăng trưởng thấp nhất.

B. Tốc độ tăng trưởng kinh tế của các nước khá ổn định.

C. Không có sự khác nhau về tốc độ tăng trưởng giữa các nước.

D. Tốc độ tăng trưởng kinh tế của các nước trên nhìn chung không ổn định.

Câu 32: Ý nào biểu hiện rõ nhất vị trí chiến lược của khu vực Tây Nam Á?

A. Nằm ở khu vực khí hậu nhiệt đới

B. Nằm ở ngã ba của ba châu lục: Á , Âu, Phi

C. Có đường chí tuyến chạy qua

D. Giáp với nhiều biển và đại dương

II. TỰ LUẬN (2 điểm)

Câu 1 (1 điểm). Trình bày hậu quả của biến đổi khí hậu toàn cầu.

Câu 2 (1 điểm). Vì sao các nước Mĩ La Tinh có điều kiện tự nhiên thuận lợi để phát triển kinh tế nhưng tỉ lệ người nghèo khu vực này vẫn cao.

Xem lời giải

Đề số 3 - Đề kiểm tra học kì 1 (Đề thi học kì 1) – Địa lí 11

Câu 1: Vùng  phía Tây Hoa Kì bao gồm:

A. Các đồng bằng phù sa ven Đại Tây Dương và dãy núi già A-pa-lat.

B. Đồng bằng phù sa màu mỡ do hệ thống sông Mi-xi-xi-pi bồi đắp và vùng đồi thấp.

C. Các dãy núi trẻ cao trung bình trên 2000m, xen giữa là các bồn địa và cao nguyên.

D. Khu vực gò đồi thấp và các đồng cỏ rộng lớn.

Câu 2: Lãnh thổ Hoa Kì gồm 3 bộ phận là

A. phần Bắc Mĩ, bán đảo A-la-xca và quần đảo Ha-oai.

B. phần trung tâm Bắc Mĩ, bán đảo A-la-xca và quần đảo Ca-ri-bê.

C. phần trung tâm Bắc Mĩ, bán đảo A-la-xca và quần đảo Ha-oai.

D. phần trung tâm Bắc Mĩ, vùng núi Coóc-đi-e và quần đảo Ha-oai.

Câu 3: Những thách thức lớn đối với châu Phi hiện nay là

A. cạn kiệt tài nguyên, thiếu lực lượng lao động.

B. trình độ dân trí thấp, đói nghèo, bệnh tật, xung đột sắc tộc.

C. các nước phát triển cắt giảm viện trợ, thất nghiệp gia tăng.

D. cơ cấu dân số trẻ, tỉ lệ gia tăng dân số tự nhiên thấp.

Câu 4: Biểu hiện rõ nhất của biến đổi khí hậu toàn cầu là

A. nhiệt độ Trái Đất tăng.

B. băng ở hai cực ngày càng dày.

C. xuất hiện nhiều động đất, núi lửa.

D. núi lửa, sóng thần thường xuyên xảy ra.

Câu 5: Hiện nay, nguồn nước ngọt ở nhiều nơi trên thế giới bị ô nhiễm nghiêm trọng, nguyên nhân chủ yếu là do

A. nước xả từ các nhà máy thủy điện.

B. chất thải công nghiệp chưa qua xử lí đưa trực tiếp vào sông, hồ.

C. chất thải trong sản xuất nông nghiệp.

D. do khai thác và vận chuyển dầu mỏ.

Câu 6: Đối với hầu hết các nước ở châu Phi, hoạt động kinh tế chính hiện nay là ngành:

A. Công nghiệp, xây dựng.

B. Nông, lâm, ngư nghiệp.

C. Công nghiệp, dịch vụ.

D. Nông nghiệp, dịch vụ.

Câu 7: Ở Mĩ La-tinh, các chủ trang trại chiếm giữ phần lớn diện tích đất canh tác là do

A. không ban hành chính sách ruộng đất.

B. cải cách ruộng đất không triệt để.

C. người dân có ít nhu cầu sản xuất nông nghiệp.

D. người dân tự nguyện bán đất cho các chủ trang trại.

Câu 8: Một trong những vấn đề mang tính toàn cầu mà nhân loại đang phải đối mặt là

A. mất cân bằng giới tính.

B. ô nhiễm môi trường.

C. cạn kiệt nguồn nước ngọt.

D. động đất và núi lửa.

Câu 9: Thuận lợi của EU khi hình thành thị trường chung châu Âu là

A. tăng thuế giá trị gia tăng khi lưu thông hàng hóa, tiền tệ và dịch vụ.

B. tăng thuế cho các nước thành viên khi lưu thông hàng hóa, dịch vụ.

C. tăng cường vai trò của từng quốc gia khi buôn bán với các nước ngoài khối.

D. tăng cường tự do lưu thông về người, hàng hóa, tiền tệ và dịch vụ.

Câu 10: Nguồn vốn đầu tư từ nước ngoài vào Mĩ La-tinh giảm mạnh trong thời kỳ 1985-2004 là do:

A. thiên tai xảy ra nhiều, kinh tế suy thoái.

B. tình hình chính trị không ổn định.

C. chiến tranh, xung đột sắc tộc, tôn giáo.

D. chính sách thu hút đầu tư không phù hợp.

Câu 11: Năm 2004 ngành công nghiệp chiếm 84,2% giá trị hàng xuất khẩu của Hoa Kì là

A. công nghiệp năng lượng.

B. công nghiệp khai khoáng.

C. công nghiệp điện lực.

D. công nghiệp chế biến.

Câu 12: Suy giảm đa dạng sinh học sẽ dẫn tới hậu quả nào sau đây?

A. Nước biển ngày càng dâng cao.

B. Mất đi nhiều loài sinh vật, các gen di truyền.

C. Xâm nhập mặn ngày càng sâu vào đất liền.

D. Gia tăng các hiện tượng động đất, núi lửa.

Câu 13: Nguyên nhân chủ yếu tạo nên sự tương phản về trình độ phát triển kinh tế - xã hội giữa nhóm nước phát triển với nhóm nước đang phát triển là

A. trình độ khoa học – kĩ thuật.

B. quy mô dân số và cơ cấu dân số.

C. điều kiện tự nhiên và tài nguyên thiên nhiên.

D. thành phần chủng tộc và tôn giáo.

Câu 14: Xu hướng khu vực hóa đặt ra một trong những vấn đề đòi hỏi các quốc gia phải quan tâm giải quyết là

A. nhu cầu đi lại giữa các nước.

B. tự chủ về kinh tế.

C. thị trường tiêu thụ sản phẩm.

D. khai thác và sử dụng tài nguyên.

Câu 15: Những nguồn tài nguyên nào của châu Phi đang bị khai thác mạnh?

A. Hải sản và lâm sản.

B. Khoáng sản và  rừng.

C. Hải sản và khoáng sản            .

D. Nông sản và hải sản.

Câu 16: Thế mạnh về thủy điện của Hoa Kì tập trung chủ yếu ở vùng nào?

A. Vùng phía Đông và vùng Trung tâm.

B. Vùng Trung tâm và bán đảo A-la-xca.

C. Vùng phía Tây và vùng phía Đông.

D. Bán đảo A-la-xca và quần đảo Ha-oai.

Câu 17: Tiền thân của EU ngày ngay là

A. Cộng đồng Than và thép châu Âu.

B. Cộng đồng châu Âu (EC).

C. Cộng đồng Nguyên tử châu Âu.

D. Cộng đồng Kinh tế châu Âu.

Câu 18: Khoáng sản chủ yếu ở Mĩ La-tinh là

A. khoáng sản phi kim loại, muối mỏ.

B. đất chịu lửa, vàng, apatit.

C. quặng kim loại màu, kim loại quý và nhiên liệu.

D. vật liệu xây dựng, đá vôi.

Câu 19: Phần lãnh thổ Hoa Kì nằm ở trung tâm Bắc Mĩ phân hóa thành ba vùng tự nhiên là

A. vùng phía Bắc, vùng Trung tâm, vùng phía Nam.

B. vùng núi trẻ Coóc- đi-e, vùng Trung tâm, vùng núi già A-pa-lat.

C. vùng phía Tây, vùng Trung tâm, vùng phía Đông.

D. vùng núi trẻ Coóc-đi-e, vùng núi già A-pa-lat, đồng bằng ven Đại Tây Dương.

Câu 20: Sản xuất công nghiệp Hoa Kì gồm các nhóm ngành

A. Công nghiệp chế tạo, công nghiệp điện tử-tin hoc, công nghiệp hàng không vũ trụ.

B. Công nghiệp năng, công nghiệp nhẹ.

C. Công nghiệp chế biến, công  nghiệp điện lực, công nghiệp khai khoáng.

D. Công nghiệp cơ khí, sản xuất ô tô, chế biến lương thực, thực phẩm.

Câu 21: Nhận định nào sau đây không đúng về dân cư Hoa Kì?

A. Dân số tăng lên một phần quan trọng do nhập cư.

B. Số dân đông nhất châu Mĩ và đông thứ ba thế giới.

C. Dân nhập cư đa số là người gốc châu Á.

D. Dân cư Mĩ La-tinh nhập cư nhiều vào Hoa Kì.

Câu 22: Cho bảng số liệu:

GDP CỦA THẾ GIỚI, HOA KÌ VÀ MỘT SỐ CHÂU LỤC KHÁC NĂM 2014

LÃNH THỔ

GDP

Thế giới

78 037,1

Hoa Kì

17 348,1

Châu Âu

21 896,9

Châu Á

26 501,4

Châu Phi

2 475,0

Năm 2014, tỉ trọng GDP của Hoa Kì so với châu Âu và châu Á chiếm

A. 79,2% của châu Âu và 65,5% của châu Á.

B. 72,9% của châu Âu và 65,5% của châu Á.

C. 65,5% của châu Âu và 79,2% của châu Á.

D. 65,5% của châu Âu và 72,9% của châu Á.

Câu 23: Cho biểu đồ:

BIỂU ĐỒ CƠ CẤU DÂN SỐ THEO ĐỘ TUỔI CỦA  HOA KÌ, GIAI ĐOẠN 2000 – 2014

Nhận xét nào sau đây đúng nhất về sự thay đổi cơ cấu dân số theo độ tuổi của Hoa Kì, giai đoạn 2000 – 2014.

A. Tỉ trọng nhóm tuổi dưới 15 và nhóm tuổi từ 15 – 65 giảm, tỉ trọng nhóm tuổi trên 65 tăng.

B. Nhóm  tuổi dưới 15 đang giảm, nhóm tuổi trong tuổi lao động có xu hướng tăng.

C. Cơ cấu dân số theo độ tuổi của Hoa Kì không có sự thay đổi trong giai đoạn trên.

D. Tỉ trọng nhóm tuổi dưới tuổi lao động và nhóm tuổi trên 65 tuổi có xu hướng tăng lên.

Câu 24: Cơ hội của toàn cầu hóa đối với các nước đang phát triển là

A. tự do hóa thương mại ngày càng mở rộng.

B. các siêu cường kinh tế tìm cách áp đặt lối sống và nền văn hóa của mình đối với các nước khác.

C. môi trường đang suy thoái trên phạm vi toàn cầu.

D. các nước phát triển có cơ hội để chuyển giao công nghệ cũ lỗi thời cho các nước đang phát triển.

Câu 25: Dân cư Hoa Kì hiện nay đang di chuyển từ các bang vùng Đông Bắc đến các bang

A. phía Bắc và ven bờ Thái Bình Dương.

B. phía Nam và ven bờ Đại Tây Dương.

C. phía Tây và ven bờ Đại Tây Dương.

D. phía Nam và ven bờ Thái Bình Dương.

Câu 26: Ở Tây Nam Á, dầu mỏ và khí tự nhiên phân bố chủ yếu ở

A. Ven biển Ca-xpi.

B. Ven biển Đỏ.

C. Ven vịnh Péc-xích.

D. Ven biển Đen.

Câu 27: Cho bảng số liệu sau:

QUY MÔ DÂN SỐ HOA KÌ, GIAI ĐOẠN 1900 – 2015

(Đơn vị: Triệu người)

Vẽ biểu đồ thích hợp nhất thể hiện sự  biến động của dân số Hoa Kì, giai đoạn 1900 – 2015 là

A. biểu đồ đường.

B. biểu đồ tròn.

C. biểu đồ thanh ngang.

D. biểu đồ miền.

Câu 28: Lợi thế nào quan trọng nhất của vị trí địa lí Hoa Kì trong phát triển kinh tế - xã hội?

A. Nằm ở bán cầu Tây.

B. Tiếp giáp Mĩ La-tinh.

C. Tiếp giáp với Ca-na-đa.

D. Nằm ở trung tâm Bắc Mĩ, tiếp giáp với hai đại dương lớn.

Câu 29: Dân số già dẫn đến hậu quả nào sau đây?

A. Thiếu hụt nguồn lao đông cho đất nước.

B. Gây sức ép tới các vấn đề tài nguyên môi trường.

C. Khó khăn giải quyết việc làm.

D. Tài nguyên nhanh chóng bị cạn kiệt.

Câu 30: Liên kết vùng ở châu Âu là thuật ngữ để chỉ một khu vực

A. Nằm giữa mỗi nước EU.

B. Không thuộc EU.

C. Nằm trong EU.

D. Biên giới của EU.

Câu 31: Cho bảng số liệu:

CHỈ SỐ HDI CỦA MỘT SỐ NƯỚC TRÊN THẾ GIỚI NĂM 2010 VÀ 2013.

Nhóm nước

Tên nước

Năm 2010

Năm 2013

Phát triển

Na Uy

0,941

0,944

Ô-xtrây-li-a

0,927

0,933

Nhật Bản

0,899

0,890

Đang phát triển

In-đô-nê-xi-a

0,613

0,684

Hai-i-ti

0,449

0,471

Ni-giê

0,293

0,337

Nhận xét nào sau đây không đúng với bảng số liệu trên?

A. Chỉ số HDI của tất cả các nước đều tăng.

B. Các nước phát triển có chỉ số HDI cao.

C. Chỉ số HDI của các nước có sự thay đổi.

D. Các nước đang phát triển có chỉ số HDI thấp.

Câu 32: Khí hậu hoang mạc và bán hoang mạc ở Hoa Kì tập trung chủ yếu ở nơi nào sau đây?

A. Khu vực đồi núi ở bán đảo A-la-xca.

B. Các đồng bằng nhỏ ven Thái Bình Dương.

C. Các khu vực giữa dãy núi A-pa-lat và dãy Rốc-ki

D. Các bồn địa và cao nguyên ở vùng phía Tây.

Câu 33: Than đá và quặng sắt có trữ lượng rất lớn của Hoa Kì tập trung chủ yếu ở

A. Vùng phía Tây và vùng Trung tâm.

B. Vùng Trung tâm và bán đảo A-la-xca.

C. Vùng núi phía Đông và quần đảo Ha-oai

D. Dãy núi già A-pa-lat và vùng Trung tâm.

Câu 34: Tự do di chuyển bao gồm:

A. Tự do cư trú, tự do lựa chọn nơi làm việc, dịch vụ kiểm toán.

B. Tự do cư trú, tự do  đi lại, dịch vụ thông tin liên lạc.

C. Tự do đi lại, lựa chọn nơi cư trú, dịch vụ vận tải.

D. Tự do đi lại, lựa chọn nơi cư trú, lựa chọn nơi làm việc.

Câu 35: Để phát triển nông nghiệp, giải pháp cấp bách đối với đa số  các quốc gia châu Phi là

A. tạo ra các giống cây có thể chịu được khô hạn.

B. áp dụng các biện pháp thủy lợi để hạn chế khô hạn.

C. khai hoang để mở rộng diện tích đất trồng trọt.

D. mở rộng mô hình sản xuất quảng canh.

Câu 36: Đặc điểm nào sau đây không phải là biểu hiện của toàn cầu hóa kinh tế?

A. Vai trò các công ti xuyên quốc gia ngày càng giảm sút.

B. Thị trường tài chính quốc tế mở rộng.

C. Thương mại thế giới phát triển mạnh.

D. Đầu tư nước ngoài tăng nhanh.

Câu 37: Lợi ích to lớn do người nhập cư mang đến cho Hoa Kì là

A. kinh nghiệm quản lí đất nước.

B. làm đa dạng về chủng tộc.

C. nguồn lao động có trình độ cao.

D. làm phong phú thêm nền văn hóa.

Câu 38: Việc khai thác nguồn tài nguyên giàu có của Mĩ La-tinh chủ yếu mạng lại lợi ích cho

A. đại bộ phân dân cư.

B. người da đen nhập cư.

C. các nhà tư bản, các chủ trang trại.

D. người dân bản địa (người Anh-điêng).

Câu 39: Toàn cầu hóa và khu vực hóa là xu hướng tất yếu dẫn đến

A. Sự phụ thuộc lẫn nhau giữa các nền kinh tế.

B. Ít phụ thuộc lẫn nhau giữa các nền kinh tế.

C. Các nước phát triển gặp nhiều khó khăn trong việc giải quyết việc làm.

D. Sự liên kết giữa các nước phát triển với nhau.

Câu 40: Vào năm 2016, nước nào sau đây tuyên bố rời khỏi EU?

A. Hà Lan.                      B. Pháp.

C. Ailen.                          D. Anh

Xem lời giải

Đề số 4 - Đề kiểm tra học kì 1 (Đề thi học kì 1) – Địa lí 11

I.  TRẮC NGHIỆM (4 điểm) Chọn đáp án đúng

Câu 1: Phát biểu nào sau đây đúng với ngành công nghiệp của Hoa Kì?

A. Tỉ trọng giá trị sản lượng công nghiệp trong GDP ngày càng tăng nhanh.

B. Công nghiệp khai khoáng chiếm hầu hết giá trị hàng hóa xuất khẩu.

C. Công nghiệp tạo nguồn hàng xuất khẩu chủ yếu của Hoa Kì.

D. Hiện nay, các trung tâm công nghiệp tập trung chủ yếu ở ven Thái Bình Dương.

Câu 2: Tự do lưu thông hàng hóa là

A. bãi bỏ các hạn chế đối với giao dịch thanh toán.

B. tự do đi lại, cư trú, lựa chọn nơi làm việc.

C. tự do đối với các dịch vụ vận tải du lịch.

D. hàng hóa bán ra của mỗi nước không chịu thuế giá trị gia tăng.

Câu 3: Một nước có tỉ lệ nhóm tuổi từ 0 – 14 tuổi là trên 35%, nhóm tuổi trên 60 trở lên là dưới 10% thì được xếp là nước có

A. dân số trung bình.           B. dân số già.

C. dân số cao.                     D. dân số trẻ.

Câu 4: Ý nào sau đây không đúng khi nói về sự thay đổi trong sản xuất nông nghiệp của Hoa Kì hiện nay?

A. Chuyển vành đai chuyên canh sang các vùng sản xuất nhiều loại nông sản.

B. Tăng tỉ trọng hoạt động thuần nông, giảm tỉ trọng dịch vụ nông nghiệp.

C. Giảm số lượng trang trại cùng với tăng diện tích bình quân mỗi trang trại.

D. Tăng xuất khẩu nguyên liệu nông sản.

Câu 5: Đặc điểm nào sau đây đúng khi nói về EU?

A. Là liên kết khu vực có nhiều quốc gia nhất trên thế giới.

B. Là liên kết khu vực chi phối toàn bộ nền kinh tế thế giới.

C. Là lãnh thổ có sự phát triển đồng đều giữa các vùng.

D. Là tổ chức thương mại không phụ thuộc vào bên ngoài.

Câu 6: Ý nào biểu hiện rõ nhất vị trí chiến lược của khu vực Tây Nam Á?

A. Nằm ở ngã ba của ba châu lục: Á, Âu, Phi

B. Có đường chí tuyến chạy qua.

C. Giáp với nhiều biển và đại dương.

D. Nằm ở khu vực khí hậu nhiệt đới.

Câu 7: Năm 2004, GDP của thế giới đạt 40887,8 tỉ USD; GDP của EU là 12690,5 tỉ USD. Tính tỉ trọng GDP của EU so với thế giới.

A. 21%                                 B. 51%

C. 31%.                                D. 41%

Câu 8: Vấn đề có ý nghĩa quan trọng hàng đầu trong việc phát triển ngành trồng trọt ở khu vực Trung Á là

A. bảo vệ rừng

B. giải quyết nước tưới

C. nguồn lao động

D. giống cây trồng

Câu 9: Lợi ích to lớn do người nhập cư mang đến cho Hoa Kì là

A. nguồn lao động có trình độ cao.

B. nguồn đầu tư vốn lớn.

C. làm phong phú thêm nền văn hóa.

D. làm đa dạng về chủng tộc.

Câu 10: Năm 2016, hiện tượng cá chết hàng loạt ở một số tỉnh miền Trung của Việt Nam là do

A. hiện tượng thủy triều đỏ.

B. ô nhiễm môi trường nước.

C. nước biển nóng lên. 

D. độ mặn của nước biển tăng.

Câu 11:  Mĩ La tinh có tỉ lệ dân cư đô thị rất cao (năm 2013 gần 70%), nguyên nhân chủ yếu là do

A. dân nghèo không có ruộng kéo ra thành phố làm.

B. công nghiệp phá triển với tốc độ nhanh.

C. điều kiện sống ở thành phố của Mĩ La tinh rất thuận lợi.

D. chiến tranh ở các vùng nông thôn.

Câu 12: Năm 2004, GDP của Ac-hen-ti-na là 151,5 tỉ USD, với tổng số nợ nước ngoài là 158,0 tỉ USD. Vậy tỉ lệ nợ nước ngoài của Ac-hen-ti-na là bao nhiêu?

A. 104,49%                          B. 104,59%

C. 104,39%                          D. 104,29%

Câu 13: Vào năm 2016, nước nào sau đây tuyên bố rời khỏi EU?

A. Pháp.                               B. Đức.

C. Anh.                                 D. Thụy Điển.

Câu 14: Tình trạng đói nghèo ở khu vực Tây Nam Á và Trung Á chủ yếu là do

A. thiên tai xảy tai thường xuyên.

B. thiếu hụt nguồn lao động.

C. chiến tranh, xung đột tôn giáo.

D. sự khắc nghiệt của tự nhiên.

Câu 15: Một trong những biểu hiện rõ nhất của biến đổi khí hậu là

A. băng ở vùng cực ngày càng dày.

B. nhiệt độ Trái Đất tăng.

C. xuất hiện nhiều động đất.

D. núi lửa sẽ hình thành ở nhiều nơi.

Câu 16: Vùng phía Tây Hoa Kì bao gồm:

A. các đồng bằng phù sa ven Đại Tây Dương và dãy núi già A-pa-lat.

B. đồng bằng phù sa màu mỡ do hệ thống sông Mi-xi-xi-pi bồi đắp và vùng đồi thấp.

C. khu vực gò đồi thấp và các đồng cỏ rộng.

D. các dãy núi trẻ cao trung bình trên 2000m, xen giữa là các bồn địa và cao nguyên.

II. TỰ LUẬN ( 6 điểm)

Câu 1: (2 điểm) Trình bày lí do hình thành Liên minh châu Âu ( EU). Vì sao nói việc ra đời đồng tiền chung ơ- rô là bước tiến mới của sự liên kết EU?

Câu 2: (1,5 điểm) Trình bày và giải thích xu hướng chuyển dịch cơ cấu ngành trong công nghiệp của Hoa Kì?

Câu 3: (2,5 điểm) Cho bảng số liệu:

TỐC ĐỘ TĂNG TRƯỞNG GDP CỦA MĨ LA TINH GIAI ĐOẠN 1985- 2004.

Đơn vị: %

a. Vẽ biểu đồ thể hiện tốc độ tăng trưởng GDP của Mĩ La Tinh giai đoạn 1985- 2004.

b. Nhận xét và giải thích.

Xem lời giải

Đề số 5 - Đề kiểm tra học kì 1 (Đề thi học kì 1) – Địa lí 11

I.TRẮC NGHIỆM (5 điểm)

Câu 1: Dẫn đầu thế giới về thương mại hiện nay là

A. Hoa Kỳ.                      B. EU.

C. Nhật Bản.                   D. ASEAN.

Câu 2: Nhận xét đúng về diện tích lãnh thổ Hoa Kỳ là

A. lớn thứ hai thế giới

B. lớn thứ ba thế giới     

C. lớn thứ nhất thế giới

D. lớn thứ tư thế giới    

Câu 3: Cho bảng số liệu:

Bảng 6.3. GDP của Hoa Kì và một số châu lục năm 2004 (tỉ USD)

Vẽ biểu đồ thích hợp thể hiện cơ cấu GDP của Hoa Kì so với thế giới năm 2004.

A. Biểu đồ đường            B. Biểu đồ miền

C. Biểu đồ cột                  D. Biểu đồ tròn

Câu 4: loại khoáng sản mà Hoa Kỳ có trữ lượng lớn, đứng thứ 2 trên thế giới là

A. sắt, đồng, thiếc, phốt phát

B. sắt, thiếc, phốt phát, chì

C. đồng, thiếc, phốt phát, than đá

D. thiếc, chì, đồng, phốt phát

Câu 5: Dân cư Hoa Kỳ đang có xu hướng di chuyển từ các bang vùng Đông Bắc về các bang

A. ở phía Nam và ven Thái Bình Dương

B. ở phía Bắc và ven Đại Tây Dương

C. vùng Tây Bắc và ven Thái Bình Dương

D. ở vùng Trung tâm và ven Đại Tây Dương

Câu 6: Thành phần dân cư Hoa Kỳ rất đa dạng. Hiện nay dân số Hoa Kỳ có nguồn gốc Châu Âu chiểm tỉ lệ

A. 86%                            B. 85%

C. 81%                            D. 83%

Câu 7: Cho bảng số liệu:

Nhận xét dân số Hoa Kì từ năm 1800 đến 2005:

A. Dân số Hoa Kì gia tăng nhanh trong giai đoạn 1800 – 2005, tăng gấp 5,07 lần.

B. Dân số Hoa Kì gia tăng nhanh trong giai đoạn 1800 – 2005, tăng gấp 5,7 lần.

C. Dân số Hoa Kì gia tăng nhanh trong giai đoạn 1800 – 2005, tăng gấp 59 lần.

D. Dân số Hoa Kì gia tăng nhanh trong giai đoạn 1800 – 2005, tăng gấp 50,7 lần.

Câu 8.Công nghiệp Hoa Kỳ đang có xu hướng mở rộng từ các bang vùng Đông Bắc về các bang

A. vùng Tây Bắc và ven Thái Bình Dương

B. ở vùng Trung tâm và ven Đại Tây Dương

C. ở phía Nam và ven Thái Bình Dương

D. ở phía Bắc và ven Đại Tây Dương

Câu 9: Nhận xét không đúng về đặc điểm tự nhiên vùng núi Coóc-đi-e là

A. xen giữa các dãy núi là bồn địa và cao nguyên có khí hậu hoang mạc và bán hoang mạc

B. gồm các dãy núi trẻ cao trung bình trên 2000 m, chạy song song theo hướng Bắc-Nam

C. có nhiều kim loại màu (vàng, đồng, chì), tài nguyên năng lượng phong phú, diện tích rừng tương đối lớn

D. ven Thái Bình Dương là các đồng bằng nhỏ hẹp, đất tốt, khí hậu nhiệt đới và cận nhiệt hải dương

Câu 10: Năm 2004, so với toàn thế giới dân số của EU chiếm

A. 6,5%                           B. 7,1%

C. 5,2%                           D. 7,5%

Câu 11: .Dân cư Hoa Kỳ phân bố không đều, tập trung

A. ở miền Đông Bắc, thưa thớt ở miền Tây và vùng trung tâm

B. đông ở vùng Trung Tâm và thưa thớt ở miền Tây

C. ở ven Đại Tây Dương và thưa thớt ở miền Tây

D. ở ven Thái Bình Dương, thưa thớt ở vùng núi Cooc-đi-e

Câu 12: Bạn hàng lớn nhất của các nước đang phát triển hiện nay là

A. Canađa.                           B. Nhật Bản.

C. EU.                                   D. Hoa Kỳ.

Câu 13: Lãnh thổ Hoa Kỳ không tiếp giáp với

A. Bắc Băng Dương

B. Đại Tây Dương

C. Ấn Độ Dương

D. Thái Bình Dương

Câu 14: Vùng phía Tây Hoa Kỳ có địa hình chủ yếu là:

A. đồng bằng ven biển, rồi đến hệ thống núi cao đồ sộ xen các bồn địa và cao nguyên

B. đồng bằng ven biển, rồi đến cao nguyên và núi

C. đồng bằng ven biển, rồi đến hệ thống núi cao trung bình

D. đồng bằng ven biển, rồi đến dãy núi thấp

Câu 15: Tổ hợp công nghiệp hàng không E-Bớt có trụ sở đặt ở

A. Li-vơ-pun (Anh).

B. Hăm-buốc (Đức).

C. Tu-lu-dơ (Pháp).

D. Boóc- đô (Pháp).

B. TỰ LUẬN  (5 điểm)

Câu 1. (2 điểm) Cho bảng số liệu:

Dân số Hoa Kì giai đoạn 1900 – 2005 (đơn vị: triệu người)

 

a. Dựa vào bảng số liệu trên vẽ biểu đồ đường thể hiện tình hình phát triển dân số Hoa Kì từ năm 1900 đến 2005.

b. Rút ra nhận xét về tình hình phát triển dân số của Hoa Kì giai đoạn trên.

Câu 2: (3 điểm) Liên minh châu Âu (EU) hình thành và phát triển như thế nào ? Trình bày tóm tắt mục đích và thể chế của tổ chức này.

Xem lời giải

Đề số 6 - Đề kiểm tra học kì 1 (Đề thi học kì 1) – Địa lí 11

I.Trắc nghiệm (2 điểm).

Câu 1. Căn cứ để phân chia các quốc gia trên thế giới thành hai nhóm nước (phát triển và đang phát triển) là

A. đặc điểm tự nhiên và trình độ phát triển kinh tế.

B. đặc điểm tự nhiên và dân cư, xã hội.

C. trình độ phát triển kinh tế - xã hội.

D. đặc điểm tự nhiên và trình độ phát triển xã hội.

Câu 2. Diễn đàn hợp tác kinh tế châu Á-Thái Bình Dương được viết tắt là:

A. NAFTA                    B. EU

C. ASEAN                   D. APEC

Câu 3. Đặc điểm nào sau đây không đúng với khu vực Trung Á

A. giàu tài nguyên thiên nhiên nhất là dầu mỏ, khí tự nhiên, than đá, tiềm năng thủy điện, sắt, đồng

B. điều kiện tự nhiện thuận lợi cho sản xuất nông nghiệp, nhất là chăn thả gia súc.

C. đa dân tộc, có mật độ dân số thấp, tỉ lệ dân theo đạo hồi cao (trừ Mông Cổ).

D. từng có “con đường tơ lụa” đi qua nên tiếp thu được nhiều giá trị văn hóa của cả phương Đông và phương Tây.

Câu 4. Phần lãnh thổ Hoa Kỳ nằm ở trung tâm lục địa Bắc Mĩ phân hóa thành 3 vùng tự nhiên là

A. vùng phía Tây, vùng trung tâm, vùng phía Đông

B. vùng phía Bắc, vùng Trung tâm, vùng phía Nam

C. vùng núi trẻ Coóc- đi-e, vùng Trung tâm, vùng núi già Apalát

D. vùng núi trẻ Coóc-đi-e, vùng núi già Apalát, đồng bằng ven Đại Tây Dương

Câu 5. Dựa vào bảng số liệu sau:

Tổng nợ nước ngoài của nhóm nước đang phát triển

(Đơn vị: tỉ USD)

A. cột.                          B. tròn.

C. đường.                    D. kết hợp.

Câu 6. Dựa vào bảng số liệu sau:

GDP của Hoa kì và một số châu lục năm 2004

(Đơn vị: tỉ USD)

Nhận xét nào sau đây không đúng khi so sánh GDP của Hoa Kì với thế giới và một số châu lục

A. GDP năm 2004 của Hoa Kì chiếm 28,5 % GDP của toàn thế giới.

B. GDP năm 2004 của Hoa Kì cao hơn châu Á và châu Phi.

C. GDP năm 2004 của Hoa Kì cao hơn châu Âu và châu Phi.

D. GDP năm 2004 của Hoa Kì thấp hơn châu Âu và  cao hơn châu Á.

Câu 7. Căn cứ vào Atlat Địa lí Việt Nam trang 25, các trung tâm du lịch có ý nghĩa quốc gia là

A. Hải Phòng - Quảng Ninh

B. SaPa - Lào Cai   

C. Nha Trang - Đà Lạt

D. Huế - Đà Nẵng  

Câu 8. Căn cứ vào Atlat Địa lí Việt Nam trang 17, cho biết các khu kinh tế ven biển nào sau đây thuộc Bắc Trung Bộ? 

A. Hòn La, Chu Lai.

B. Vũng Áng, Hòn La.

C. Nghi Sơn, Dung Quất.

D. Dung Quất, Vũng Áng. 

II. Tự luận (8 điểm).

Câu 9. (4 điểm).

a) Trình bày sự phát triển công nghiệp của Hoa Kì.

b) Tại sao nông nghiệp chỉ chiếm 0,9% GDP , nhưng Hoa kì có nền nông nghiệp đứng hàng đầu thế giới?

Câu 10. (4 điểm).

Đặc điểm nổi bật về tự nhiên và xã hội của khu vực Tây Nam Á?

Xem lời giải

Đề số 7 - Đề kiểm tra học kì 1 (Đề thi học kì 1) – Địa lí 11

Câu 1: Người dân Hoa Kì chủ yếu sống

A. ở vùng nông thôn. 

B. ở đồng bằng Trung tâm.

C. trong các thành phố.

D. ở vùng phía Tây.

Câu 2: Tây Nam Á tiếp giáp với khu vực nào của Châu Á?

A. Trung Á, Nam Á.

B. Bắc Á, Nam Á. 

C. Đông Á, Trung Á.

D. Nam Á, Đông  Á.

Câu 3: Ý nào sau đây không đúng với nông nghiệp của Hoa Kì?

A. Gía trị sản lượng nông nghiệp năm 2004 chiếm 0,9% GDP.

B. Nông nghiệp hàng hóa hình thành muộn, phát triển chậm.

C. Hoa Kì là nước xuất khẩu nông sản lớn nhất thế giới.

D. Hình thành tổ chức sản xuất chủ yếu trong nông nghiệp là các trang trại.

Câu 4: Chiếm 84,2% giá trị hàng xuất khẩu của Hoa Kì năm 2004 là:

A. công nghiệp điện lực. 

B. công nghiệp khai khoáng.

C. công nghiệp dệt-may.  

D. công nghiệp chế biến.

Câu 5: Đồng bằng phù sa màu mỡ và rộng lớn của vùng trung tâm phần lãnh thổ Hoa Kì thuộc trung tâm Bắc Mĩ phân bố chủ yếu ở

A. phía đông.                   B. phía nam.

C. phía tây.                      D. phía bắc.

Câu 6: Hai sông chính ở phía Tây lãnh thổ Hoa Kì là:

A. Cô-lô-ra-đô và Cô-lum-bi-a.  

B. A-can-dat và Ô-hai-ô.

C. Ô-hai-ô và Cô-lô-ra-đô. 

D. Ô-hai-ô và Mit-xi-xi-pi.

Câu 7: Cho bảng số liệu sau, nhận xét nào đúng?

TỈ SUẤT SINH THÔ VÀ TỈ SUẤT TỬ THÔ CỦA HOA KỲ GIAI ĐOẠN 1990-2010 (Đơn vị: %)

A. Tỉ suất sinh thô giảm nhiều hơn tỉ suất tử thô.

B. Tỉ suất tử thô có tốc độ giảm nhanh hơn tỉ suất sinh thô.

C. Tỉ suất sinh thô và tỉ suất tử thô của Hoa Kì đều tăng.

D. Tỉ suất tử thô luôn lớn hơn tỉ suất sinh thô.

Câu 8: Vùng tự nhiên nào của phần lãnh thổ Hoa Kì ở trung tâm Bắc Mĩ bao gồm các dãy núi trẻ cao trung bình trên 2 000m, chạy song song theo hướng Bắc Nam?

A. Vùng phía Đông. 

B. Vùng ven Đại Tây Dương.

C. Vùng Trung Tâm.

D. Vùng phía Tây.

Câu 9: Cho bảng số liệu sau:

SẢN LƯỢNG, DẦU THÔ KHAI THÁC VÀ LƯỢNG DẦU THÔ TIÊU DÙNG CỦA KHU VỰC TÂY NAM Á GIAI ĐOẠN 1990-2010

(Đơn vị: nghìn thùng)

A. biểu đồ cột ba.

B. biểu đồ đường. 

C. biểu đồ tròn.

D. biểu đồ cột đôi.

Câu 10: Lãnh thổ Hoa Kì không bao gồm

A. quần đảo Ăng-ti Lớn.  

B. bán đảo A-la-xca.

C. quần đảo Ha-oai. 

D. phần rộng lớn ở trung tâm Bắc Mĩ.

Câu 11: Hoa Kì  nằm ở

A. bán cầu Đông, nửa cầu Bắc.

B. bán cầu Tây.

C. bán cầu Đông. 

D. nửa cầu Nam.

Câu 12: Hàng năm Hoa Kì xuất khẩu trung bình khoảng bao nhiêu tấn lúa mì?

A. 20 triệu tấn.                B. 30 triệu tấn.

C. 10 triệu tấn.                D. 40 triệu tấn.

Câu 13: Hình thức tổ chức sản xuất chủ yếu trong nông nghiệp Hoa Kì là:

A. nông trường quốc doanh.  

B. hộ gia đình.

C. trang trại.  

D. hợp tác xã.

Câu 14: Ý nào sau đây không đúng với khu vực Tây Nam Á?

A. Dầu mỏ tập trung nhiều nhất quanh khu vực vịnh Péc-Xích.

B. Diện tích khoảng 7 triệu km2, số dân hơn 313 triệu người năm (2005).

C. Phần lớn dân cư theo đạo Thiên chúa giáo.

D. Tài nguyên chủ yếu là dầu mỏ, khí tự nhiên.

Câu 15: Cho bảng số liệu sau:

DÂN SỐ VÀ TỈ SUẤT GIA TĂNG DÂN SỐ TỰ NHIÊN CỦA HOA KỲ GIAI ĐOẠN 1990-2010

 

A. biểu đồ đường.

B. biểu đồ cột kết hợp.

C. biểu đồ tròn.

D. biểu đồ cột nhóm.

Câu 16: Tổng kim ngạch xuất, nhập khẩu của Hoa Kì năm 2004 là:

A. 5671,5 tỉ USD.            B. 4562,4 tỉ USD. 

C. 2344,2 tỉ USD.            D. 3453,3 tỉ USD.

Câu 17: Vùng phía tây phần lãnh thổ Hoa Kì ở trung tâm Bắc Mĩ tập trung nhiều

A. kim loại đen. 

B. khoáng sản nhiên liệu.

C. kim loại quý hiếm.

D. kim loại màu.

Câu 18: Hai bang hải ngoại nằm cách xa phần lớn lãnh thổ Hoa Kì ở trung tâm lục địa Bắc Mỹ hàng nghìn km là:

A. Phlo-ri-đa và Can-dát. 

B. Ca-li-phooc-ni –a và Tếch dát.

C. Can dát và Giooc-gia. 

D. A-la-xca và Ha-Oai.

Câu 19: Phần đất Hoa Kì nằm ở trung tâm lục địa Bắc Mĩ có diện tích rộng hơn

A. 6 triệu km2.                 B. 7 triệu km2.  

C. 9 triệu km2.                 D. 8 triệu km2.

Câu 20: Dân nhập cư vào Hoa Kì đa số là người

A. châu Phi.                     B. Ca-na-đa.

C. châu Âu.                     D. Mĩ la tinh.

Câu 21: Ý nào sau đây không đúng với quần đảo Ha-Oai của Hoa Kì?

A. Nằm giữa Thái Bình Dương.   

B. Có tiềm năng rất lớn về du lịch.

C. Có trữ lượng lớn về dầu mỏ, khí tự nhiên.

D. Có tiềm năng rất lớn về hải sản.

Câu 22: Tây Nam Á có diện tích khoảng

A. 8 triệu km2                  B. 5 triệu km2  

C. 6 triệu km2                  D. 7 triệu km2

Câu 23: Ý nào sau đây không đúng với ngành công nghiệp của Hoa Kì ?

A. Đứng đầu thế giới về khai thác than đá, vàng, phốt phát.

B. Có sản lượng điện đứng đầu thế giới (năm 2004).

C. Tỉ trọng giá trị sản lượng công nghiệp trong GDP giai đoạn 1960-2004 có xu hướng giảm.

D. Công nghiệp chế biến chiếm 84,2% giá trị hàng xuất khẩu của cả nước.

Câu 24: Quốc gia có diện tích rộng nhất Tây Nam Á là

A. I-Ran.                         B. Thổ Nhĩ  Kỳ.  

C. Ả Rập-Xê út.              D. Ap-ga-ni-xtan.

Câu 25: Hoa Kì là nước xuất khẩu nông sản

A. lớn thứ hai thế giới. 

B. lớn thứ nhất thế giới.

C. lớn thứ ba thế giới.   

D. lớn thứ tư thế giới.

Câu 26: Diện tích của Hoa Kỳ là:

A. 8538 nghìn km2.

B. 7447 nghìn km2

C. 9629 nghìn km2.

D. 6356 nghìn km2.

Câu 27: Tỉ trọng khu vực dịch vụ trong GDP của Hoa Kì năm 2004 là:

A. 62,1 %.                       B. 79,4 %. 

C. 80,5 %.                       D. 86,7 %.

Câu 28: Phần lớn dân cư trong khu vực Tây Nam Á theo đạo

A. Hồi.                             B. Phật. 

C. Thiên chúa giáo.         D. Do thái.

Câu 29: Tài nguyên khoáng sản chủ yếu của khu vực Tây Nam Á là

A. than, sắt.

B. dầu mỏ, khí đốt. 

C. kim loại màu.

D. than, sắt, đồng.

Câu 30: Hoa Kì có bao nhiêu hãng hàng không lớn hoạt động?

A. 50.                               B. 30.  

C. 20                                D. 40.

Câu 31: Với dân số hơn 313 triệu người (năm 2005) diện tích 7 triệu km2. Vậy mật độ dân số trung bình của khu vực Tây Nam Á là bao nhiêu?

A. 45 người/km2              B. 49 người/km2

C. 40 người/km2              D. 50 người/km2

Câu 32: Nhận định nào sau đây không đúng với tình hình ngoại thương của Hoa Kì?

A. Từ năm 1990 đến 2004, giá trị nhập siêu ngày càng lớn.

B. Năm 2004, giá trị nhập siêu của Hoa Kì là 707,2 tỉ USD.

C. Tổng kim ngạch xuất, nhập khẩu năm 2004 là 2344,2 tỉ USD.

D. Chiếm khoảng 21% tổng giá trị ngoại thương thế giới.

Câu 33: GDP bình quân theo đầu người của Hoa Kì năm 2004 là:

A. 20848 USD.                  B. 57516 USD.

C. 39739 USD.                  D. 48627 USD.

Câu 34: Dầu mỏ, khí tự nhiên của khu vực Tây Nam Á tập trung nhiều nhất ở vùng

A. vịnh Péc-Xích. 

B. đồng bằng Lưỡng Hà.

C. bán đảo Tiểu Á.  

D. sơn nguyên I-Ran.

Câu 35: Dân cư Hoa Kì đang có xu hướng chuyển dịch từ

A. các bang vùng Đông Bắc đến các bang vùng phía Tây.

B. các bang vùng Đông Bắc đến các bang phía Nam và ven Thái Bình Dương.

C. các bang ven Thái Bình Dương đến các bang vùng Đông Bắc.

D. các bang phía Tây sang các bang phía Đông.

Câu 36: Tỉ suất gia tăng tự nhiên của Hoa Kì năm 2004 là:

A. 0,6 %.                         B. 1,0 %.

C. 0,2 %.                         D. 1,5 %.

Câu 37: Hình dạng lãnh thổ phần đất ở trung tâm Bắc Mĩ cân đối là một thuận lợi cho

A. sản xuất nông nghiệp và khai thác tài nguyên.

B. sản xuất công nghiệp và phân bố mạng lưới đô thị.

C. khai thác tài nguyên và tổ chức sản xuất công nghiệp.

D. phân bố sản xuất và phát triển giao thông.

Câu 38: Từ năm 1960 đến năm 2004, tỉ trọng khu vực dịch vụ Hoa Kì

A. tăng. 

B. ổn định ở mức khoảng 70%.

C. giảm mạnh. 

D. có xu hướng giảm.

Câu 39: Quốc gia có trữ lượng dầu mỏ lớn nhất khu vực Tây Nam Á (năm 2003) là:

A. I-Rắc.                          B. Cô-Oét. 

C. I-Ran.                          D. Ả-Rập-Xê –út.

Câu 40: Hoa Kì được thành lập vào năm

A. 1898.                           B. 1776.

C. 1532.                           D. 1654.

Xem lời giải

Đề số 8 - Đề kiểm tra học kì 1 (Đề thi học kì 1) – Địa lí 11

I. PHẦN TRẮC NGHIỆM (4 điểm)

Câu 1.Trong cơ cấu GDP của các nước đang phát triển

A. khu vực II có tỉ trọng nhỏ nhất

B. khu vực III có tỉ trọng lớn thứ hai

C. khu vực I có tỉ trọng nhỏ nhất

D. khu vực I có tỉ trọng cao nhất

Câu 2. Ý nào sau đây không phải là biểu hiện về trình độ phát triển kinh tế xã hội của các nước phát triển?

A. Đầu tư nước ngoài nhiều

B. Dân số đông và tăng nhanh

C. GDP bình quân/người cao

B.chỉ số phát triển của con người cao

Câu 3. Các tổ chức tài chính nào sau đây ngày càng có vai trò quan trọng trong sự phát triển kinh tế toàn cầu?

A. ngân hàng Châu Âu,quỹ tiền tệ quốc tế 

B. ngân hàng Châu Âu, ngân hàng Châu Á

C. ngân hàng thế giới, quĩ tiền tệ quốc tế 

D. ngân hàng Châu Á, quĩ tiền tệ quốc tế

Câu 4.Toàn cầu hóa kinh tế bên cạnh những thuận lợi,còn có những mặt trái đặc biệt là

A. sự phụ thuộc lẫn nhau giữa các nền kinh tế

B. sự liên kết giữa các nước phát triển với nhau

C. các nước phát triển gặp nhiều khó khăn

D. ít phụ thuộc lẫn nhau giữa các nền kinh tế

Câu 5. Dân số già đã dẫn tới hậu quả nào sau đây?

A. thất nghiệp và thiếu việc làm

B. thiếu hụt nguồn lao động cho đất nước

C. gây sức ép đến tài nguyên,môi trường

D. tài nguyên nhanh chóng cạn kiệt

Câu 6. Tại sao đa số các nước Châu Phi đều nghèo nàn, lạc hậu?

A. Do sự thống trị lâu dài của chủ nghĩa thực dân

B. Do thiên tai xảy ra liên tiếp

C. Do tài nguyên thiên nhiên nghèo nàn

D. Do người dân Châu Phi có trình độ dân trí thấp

Câu 7. Mĩ La Tinh có tỉ lệ dân cư đô thị rất cao (năm 2013 gần 79%),nguyên nhân chủ yếu là do

A. chiến tranh ở các vùng nông thôn

B. công nghiệp phát triển với tốc độ nhanh

C. dân nghèo không có ruộng kéo ra thành phố tìm việc làm

D. điều kiện sống ở thành phố của Mĩ La Tinh rất thuận lợi

Câu 8. Điểm giống nhau về mặt xã hội của khu vực Tây Nam Á và Trung Á là

A. đông dân và gia tăng dân số cao

B. xung đột sắc tộc, tôn giáo và khủng bố

C. phần ít dân cư theo đạo Hồi

D. phần lớn dân số sống ở nông thôn

Câu 9. Tại sao khu vực Trung Á thừa hưởng được nhiều giá trị văn hóa của phương Đông và phương Tây?

A. Vì nằm giữa Châu Âu và Châu Á

B. Vì “con đường tơ lụa” đi qua khu vực này

C. Vì chiến tranh giữa Thiên chúa giáo và Hồi giáo đã xảy ra ở khu vực này

D. Vì có sự giao lưu giữa Phật giáo và Thiên chúa giáo

Câu 10. Thế mạnh về thủy điện của Hoa Kì tập trung ở vùng nào?

A. Vùng phía Tây và vùng phía Đông

B. Vùng phía Đông và vùng trung tâm

C. Vùng trung tâm và bán đảo Alaxca

D. Bán đảo Alatxca và quần đảo Ha-oai

Câu 11. Ý nào sau đây không đúng về thuận lợi chủ yếu để phát triển kinh tế của Hoa Kì?

A. Tài nguyên thiên nhiên giàu có 

B. Nguồn lao động kĩ thuật dồi dào

C. Nền kinh tế không bị chiến tranh tàn phá  

D. Phát triển từ một nước tư bản lâu đời

Câu 12. Ngành công nghiệp chiếm phần lớn giá trị hàng xuất khẩu của Hoa Kì là?

A. Chế biến 

B. Khai khoáng

C. Điện lực  

D. Cung cấp nước, gas và khí

Câu 13.Cộng đồng than và thép Châu Âu ra đời năm nào?

A. 1951                       B. 1957 

C. 1967                        D. 1958

Câu 14.Biểu hiện nào chứng tỏ EU là tổ chức kinh tế hàng đầu thế giới?

A. Dân số gấp 1,6 lần Hoa Kì

B. GDP vượt Hoa Kì và chiếm tới 37,7 % trong giá trị xuất khẩu thế giới

C. Số dân đạt gần 507,9 triệu người

D. Số dân gấp 4 lần Nhật Bản

Câu 15. Cho bảng số liệu sau:

Tuổi thọ TB của các châu lục và thế giới năm 2010 và 2014(đơn vị:tuổi)

A. Dân số thế giới có tuổi thọ trung bình không biến động.

B. Dân số châu Phi có tuổi thọ trung bình thấp nhất thế giới .

C. Tuổi thọ trung bình của châu Phi tăng chậm hơn châu Âu.

D. Dân số các châu lục có tuổi thọ trung bình là như nhau.

Câu 16.Cho bảng số liệu sau:

Tỉ lệ dân số các châu lục trên thế giới năm 2005 và 2014

A. biểu đồ cột   

B. biểu đồ kết hợp

C. biểu đồ đường 

D. biểu đồ tròn

II. PHẦN TỰ LUẬN (6 điểm)

 Câu 1 (3 điểm)

-   Chứng minh rằng EU là tổ chức thương mại hàng đầu thế giới?(1 điểm)

-   Hãy cho biết những thay đổi trong ngành công nghiệp của Hoa Kì?.Giải thích tại sao có sự thay đổi đó.( 2 điểm)

 Câu 2(3 điểm)

Cho bảng số liệu sau:

Cơ cấu GDP, số dân của Hoa kỳ và một số nước trên thế giới năm 2014 (%)

-Rút ra nhận xét gì?

Xem lời giải

Đề số 9 - Đề kiểm tra học kì 1 (Đề thi học kì 1) – Địa lí 11

I. PHẦN TRẮC NGHIỆM (4,0 điểm)

Câu 1: Dầu mỏ, khí tự nhiên của khu vực Tây Nam Á tập trung nhiều nhất ở vùng:

A. Bán đảo Tiểu Á

B. Đồng bằng Lưỡng Hà

C. Vịnh Pec-xích

D. Sơn nguyên Iran

Câu 2: Sáu nước thành viên ban đầu của EU là:

A. Pháp, Đức, Ý, Bỉ, Hà Lan, Luc-xăm-bua

B. Anh, Tây Ban Nha, Ý, Bỉ, Hà Lan, Luc-xăm-bua

C. Pháp, Bồ Đào Nha, Hi Lạp, Hà Lan, Luc-xăm-bua

D. Thụy Sĩ, Đức, Ý, Bỉ, Phần Lan, Thụy Điển, Anh.

Câu 3: Bốn công nghệ trụ cột của cuộc cách mạng khoa học và công nghệ hiện đại là

A. công nghệ sinh học, công nghệ năng lượng, công nghệ thông tin, công nghệ vật liệu.

B. công nghệ vật liệu, công nghệ thông tin, công nghệ nano, công nghệ lọc hóa dầu.

C. công nghệ sinh học, công nghệ năng lượng, công nghệ nano, công nghệ in.

D. công nghệ in, công nghệ nano, công nghệ sinh học, công nghệ năng lượng.

Câu 4: Khí hậu của Trung Á khô hạn, nếu giải quyết được vấn đề nước tưới thì có thể phát triển loại cây trồng thích hợp nào?

A. Lúa gạo                       B. Lúa mì

C. Bông                           D. Cao lương.

Câu 5: Dân cư Hoa Kì đang có xu hướng di chuyển từ:

A. các bang vùng Đông Bắc đến các bang phía Tây

B. các bang ven Thái Bình Dương đến các bang vùng Đông Bắc

C. các bang vùng phía Tây sang các bang vùng phía Đông.

D. các bang vùng Đông Bắc sang các bang phía Nam và ven Thái Bình Dương.

Câu 6: Vấn đề mang tính cấp bách nhất ở các nước đang phát triển hiện nay ?

A. Già hóa dân số

B. Xung đột tôn giáo

C. Ô nhiễm môi trường

D. Bùng nổ dân số

Câu 7: Cơ quan đầu não nào của EU giữ vai trò tham vấn, ban hành các quyết định và điều lệ?

A. Tòa án châu Âu

B. Nghị viện châu Âu

C. Cơ quan kiểm toán

D. Hội đồng bộ trưởng EU

Câu 8: Ý nào sau đây không phải là nguyên nhân làm cho nền kinh tế châu Phi kém phát triển?

A. Sự thống trị nhiều thế kỉ của chủ nghĩa thực dân

B. Sự yếu kém trong quản lí đất nước

C. Nghèo tài nguyên khoáng sản

D. Xung đột sắc tộc

Câu 9: Khó khăn lớn nhất mà các nước Mĩlatinh đang gặp phải là ?

A. Nợ nước ngoài nhiều 

B. Hoa Kì cắt giảm đầu tư vào Mĩ Latinh

C. Thiếu lao động trình độ chuyên môn cao

D. Tình hình chính trị không ổn định.

Câu 10: Biểu hiện nào sau đây không thuộc toàn cầu hóa

A. Trị giá xuất khẩu tăng rất nhanh

B. Thương mại thế giới phát triển mạnh

C. Thị trường tài chính quốc tế ngày càng mở rộng

D. Đầu tư nước ngoài tăng trưởng nhanh

Câu 11: Khi hội nhập quốc tế và khu vực, Việt Nam tranh thủ được những nguồn lực bên ngoài nào sau đây?

A. Thị trường, nguồn lao động và các nguồn nội lực.

B. Vốn, nguồn lao động và đường lối, chính sách.

C. Công nghệ, thị trường và đường lối, chính sách.

D. Vốn, công nghệ, thị trường.

Câu 12: “Ước tính trong 5 đến 6 năm trở lại đây, ở Cà Mau mỗi năm nước biển lấn sâu vào trong đất liền 100m. Biển đã lấn vào sát cột mốc mũi Cà Mau” (Nguồn: VTV 24). Hãy cho biết, hiện tượng xảy ra ở Cà Mau trong đoạn trích trên là hệ quả của vấn đề nào sau đây?

A. Suy giảm đa dạng sinh học. 

B. Ô nhiễm môi trường nước biển, đại dương.

C. Biến đổi khí hậu toàn cầu.

D. Suy giảm tầng ô dôn.

Câu 13: Ngành công nghiệp nào chiếm 84,2% giá trị hàng xuất khẩu của Hoa Kì năm 2004?

A. Công nghiệp chế biến

B. Công nghiệp điện lực

C. Công nghiệp khai khoáng

D. Công nghiệp dệt- may.

Câu 14: Cảnh quan chính ở châu Phi là:

A. Thảo nguyên và thảo nguyên rừng.

B. Hoang mạc, bán hoang mạc và xa-van

C. Rừng xích đạo và nhiệt đới ẩm

D. Rừng nhiệt đới khô

Câu 15: Sự phân chia thế giới thành các nhóm nước phát triển và đang phát triển nói lên tình trạng chủ yếu nào sau đây?

A. Sự khác nhau về chế độ chính trị giữa các nhóm nước.

B. Hậu quả kéo dài của chiến tranh lạnh.

C. Thế giới có nhiều quốc gia, dân tộc và tôn giáo.

D. Sự tương phản về trình độ phát triển kinh tế - xã hội giữa các nhóm nước.

Câu 16: Ý nào sau đây không thuộc giải pháp cải cách kinh tế - xã hội của nhiều quốc gia Mĩ Latinh?

A. Phát triển giáo dục.

B. Khuyến khích sản xuất thay thế hàng nhập khẩu.

C. Thực hiện công nghiệp hóa đất nước.

D. Quốc hữu một số ngành kinh tế.

II. PHẦN TỰ LUẬN (6,0 điểm)

Câu 1 (3,0 điểm)

a) Trình bày nội dung bốn mặt tự do lưu thông trong thị trường chung châu Âu.

b) Phân tích các lợi ích của việc sử dụng đồng tiền chung Euro (ơ-rô) đối với việc phát triển EU.

Câu 2 (3,0 điểm). Cho bảng số liệu sau:

Quy mô dân số Hoa Kì, giai đoạn 1900 – 2014

- Vẽ biểu đồ thích hợp thể hiện tình hình phát triển của dân số Hoa Kì, giai đoạn 1900 - 2014.

- Nhận xét và giải thích nguyên nhân.

- Nêu ý nghĩa của sự gia tăng dân số Hoa Kì trong giai đoạn trên.

Xem lời giải

Đề số 10 - Đề kiểm tra học kì 1 (Đề thi học kì 1) – Địa lí 11

I.  TRẮC NGHIỆM (4điểm)

Câu 1: Những quốc gia nào có vai trò sáng lập EU?

A.  Italia, Pháp, Phần Lan, Đức, Thụy Điển

B.  Đức, Pháp, Tây Ban Nha, Bồ Đào Nha, Thụy sĩ.

C.  Pháp, Đức, Italia, Bỉ, Hà Lan, Luc-xăm-bua

D.  Đức, Anh, Pháp, Hà Lan, Bỉ, Luc-xăm-bua

Câu 2: Lí do nào không chính xác về sự phân bố dân cư không đồng đều của Hoa Kì?

A.  Thành phần dân cư phức tạp

B. Lịch sử định cư

C. Sự phát triển kinh tế.

D. Điều kiện tự nhiên khác nhau.

Câu 3: Ý nào đúng nhất khi nói về vị thế của EU trên thế giới?

A.  EU có bình quân GDP trên đầu người cao

B.  EU có nền kinh tế phát triển mạnh

C.  EU là khu vực có nền kinh tế đứng hàng đầu thế giới

D.  EU là khu vực kinh tế phát triển năng động

Câu 4: Liên kết Maxơ- Rainơ hình thành ở biên giới ba nước:

A.  Đức, Bỉ, Hà Lan

B. Đức, Pháp, Hà Lan

C. Hà Lan, Đức, Luc-xăm-bua

D. Anh, Pháp, Hà Lan

Câu 5: Bốn mặt tự do lưu thông trong thị trường chung châu Âu là:

A. Tự do trao đổi lao động, hàng hóa, lưu thông tiền vốn, tri thức

B. Tự do trao đổi thông tin, đi lại, trao đổi hàng hóa, trao đổi tiền vốn

C. Tự do di chuyển, lưu thông dịch vụ, lưu thông hàng hóa, lưu thông tiền vốn

D. Tự do di chuyển, giao thông, hàng hóa, trao đổi thông tin

Câu 6: Đồng tiền chung Ơ-rô của EU được đưa vào giao dịch thanh toán từ năm nào?

A. 1999                    B. 1995

C. 1997                    D. 1993

Câu 7: Các trung tâm công nghiệp lớn của Hoa Kì tập trung ở:

A.  Tây Nam             B. Đông Bắc

C. Đông Nam            D. Tây Bắc

Câu 8: EU là bạn hàng lớn nhất của

A. các nước đang phát triển

B. Châu Phi

C. Nhật Bản

D. Hoa Kì

Câu 9: Ngành tạo nguồn hàng xuất khẩu chủ yếu của Hoa Kì là:

A. Công nghiệp

B. Nông nghiệp

C. Thủ công nghiệp

D. Dịch vụ.

Câu 10: Các ngành công nghiệp hiện đại của Hoa Kì là:

A. Đóng tàu, hóa chất, dệt, sản xuất ô tô, khai thác khoáng sản

B. Luyện kim, chế tạo ô tô, dệt và chế biến thực phẩm

C. Hóa dầu, công nghiệp hàng không vũ trụ, cơ khí, điện tử,…

D. Luyện kim, dệt, gia công đồ nhựa,…

Câu 11: Liên minh châu Âu (EU) được thành lập năm nào?

A. 1993                     B. 1967

C. 1957                     D. 1951

Câu 12: Đặc điểm nào không đúng với EU?

A. EU là liên kết khu vực lớn trên thế giới

B. EU là một trung tâm kinh tế lớn trên thế giới

C. EU là lãnh thổ phát triển đồng đều giữa các vùng

D. EU là tổ chức thương mại hàng đầu thế giới

Câu 13: Tính đến nay(2016), EU có bao nhiêu nước thành viên?

A. 28                         B. 27

C. 25                         D. 23

Câu 14: Ô nhiễm môi trường biển và đại dương chủ yếu là do:

A. Các sông bị ô nhiễm đổ nước ra biển                 

B. Đất và nước trên lục địa bị ô nhiễm đổ ra biển

C. Các sự cố đắm tàu, rửa tràn dầu                        

D. Chất thải công nghiệp và sinh hoạt chưa được xử lí đổ ra biển

Câu 15: Đường hầm qua eo biển Măng sơ nối giữa hai quốc gia?

A. Anh và Pháp

B. Anh và Ý

C. Anh và Đức

D. Anh và Hà Lan

Câu 16: Dân cư Hoa Kì tập trung đông đúc ở khu vực nào?

A. Vùng phía Nam

B. Vùng Đông Bắc, Đông và duyên hải phía Tây.    

C. Vùng núi Cooc-đi-e

D. Vùng trung tâm

II. TỰ LUẬN (6điểm)

Câu 1. ( 3 điểm Việc hình thành thị trường chung châu Âu và đưa vào sử dụng đồng tiền chung Ơ-rô có ý nghĩa như thế nào đối với việc phát triển EU?

Câu 2.(3 điểm) Dựa vào bảng số liệu sau:

Tỉ trọng GDP, số dân của EU và một số nước trên thế giói năm 2014

(Đơn vị: %)

Chỉ số

Các nước, khu vực

GDP

Số dân

EU

23,7

7,0

Hoa Kì

22,2

4,4

Nhật Bản

5,9

1,8

Trung Quốc

13,7

18,8

Ấn Độ

2,6

17,8

Các nước còn lại

31,9

50,2

- Hãy vẽ biểu đồ thể hiện tỉ trọng GDP, dân số của EU và một số nước trên thế giới.

- Dựa vào biểu đồ đã  hoàn  thành và những hiểu biết của bản thân, hãy nhận xét về vị thế kinh tế của EU trong nền kinh tế thế giới.

Xem lời giải