Soạn bài Thầy thuốc giỏi cốt nhất ở tấm lòng - Ngắn gọn nhất

 Câu 1: Hãy kể ra những chi tiết nói về nhân vật Thái y lệnh họ Phạm.

Lời giải

I. Đọc – hiểu văn bản:

Câu 1: Hãy kể ra những chi tiết nói về nhân vật Thái y lệnh họ Phạm. Từ đó:

a. Trả lời các câu hỏi sau:

- Những chi tiết nói về nhân vật Thái y lệnh họ Phạm:

+, Đem hết của cải ra mua thuốc, tích trữ thóc gạo để vừa nuôi ăn, vừa chữa bệnh cho người nghèo khổ.

+, Không quản ngại những người bệnh có dầm dề máu mủ.

+, Cứu sống hơn ngàn người trong năm đói kém.

+, Đi chữa bệnh cho dân thường trước rồi mới chữa đến vua.

- Vị Thái y lệnh là người: hết lòng vì người bệnh, lương y như từ mẫu.

- Trong những hành động của ông, điều làm em cảm phục nhất là Thái y nhận đi chữa bệnh cho người dân thường nhưng nguy kịch trước rồi mới đi chữa bệnh cho vua.

b. Phân tích, bình luận lời đối thoại: “Ngài đáp: Tôi có mắc tội…tôi xin chịu”.

   Đây là lời đối đáp vừa khiêm nhường vừa thấm thía lí tình: cứu người dân thường lâm bệnh nguy cấp, nếu không cứu ngay thì chết, tính mệnh của người bệnh còn quan trọng hơn tính mạng của bản thân thầy thuốc.

Câu 2:

* Trước cách xử sự của vị Thái y lệnh, thái độ của Trần Anh Vương diễn biến như thế nào? Qua đó, nhân cách của    Trần Anh Vương được thể hiện ra sao?

   Nhà vua lúc đầu tức giận nhưng sau khi nghe Thái y lệnh nói rõ đầu đuôi câu chuyện thì đã hết giận và ca ngợi  Thái y lệnh. Điều đó chứng tỏ răng Trần Anh Vương là một ông vua thương dân, có lòng nhân đức.

Câu 3: Qua câu chuyện “Thầy thuốc giỏi cốt nhất ở tấm lòng” có thể rút ra cho những người làm nghề y hôm nay và mai sau bài học gì?

   Người làm y hôm nay cần phải trước hết cần trau dồi kiến thức, giữ gìn và luôn luôn phải giữ lương tâm nghề nghiệp trong sáng như từ mẫu, không được bên trọng bên khinh, bên cứu giúp, bên thờ ơ. Ngoài ra, phải hiểu rộng, biết nhiều, tu luyện chuyên môn cho giỏi. Vì nghề y là nghề chữa bệnh cứu người.

Câu 4: So sánh nội dung y đức được thể hiện ở văn bản “Thầy thuốc giỏi cốt nhất ở tấm lòng” với văn bản kể về Tuệ Tĩnh.

   Cả 2 văn bản đều biểu dương y đức cao đẹp của người thầy thuốc trước những quyền lực của xã hội.

   Tuy nhiên, so với truyện về Tuệ Tĩnh thì truyện “Thầy thuốc giỏi cốt nhất ở tấm lòng”  nội dung y đức được kể cụ thể và phong phú, sâu sắc hơn.

+, Với Thái y lệnh họ Phạm, ngoài câu chuyện nhà vua cho quan trung sứ gọi vào cung chữa bệnh cho vị quý nhân, còn có những chuyện trước sau còn truyện về Tuệ Tĩnh chỉ kể về cách xử sự của ông khi có con nhà quý tộc đến mời chữa bệnh.

+, Tình huống gay cấn xảy ra đối với Thái y lệnh cũng gay gắt so với Tuệ Tĩnh: vì Thái y là đụng độ với cả vua còn ở Tuệ Tĩnh mới chỉ đụng độ đến người có chức cao hơn.

+, Cuộc đụng độ trực tiếp của Thái y lệnh với vị quan trung sứ gay gắt hơn rất nhiều so với Tuệ Tĩnh và con nhà quý tộc.

II. LUYỆN TẬP:

Câu 1:

* Một bậc lương y chân chính theo mong mỏi của Trần Anh Vương phải là: giỏi trong nghề nghiệp vừa phải có tâm, có lòng nhân đức.

* Nội dung trên giống với lời thề của Hi-pô-cờ-rát: vì cả hai đều đề cao y đức, đều muốn cứu giúp, chữa trị bệnh cho mọi người và đặc biệt là người nghèo.

Câu 2:

- Cách dịch đầu tiên “thầy thuốc giỏi ở tấm lòng” đúng nhưng chưa đủ. Nếu thầy thuốc chỉ có lòng tốt mà không giỏi nghề thì có khi giết oan người mất.

- Cách dịch còn lại “thầy thuốc giỏi cốt nhất ở tấm lòng”  chú trọng đến y đức nhưng chú trọng cả chuyên môn. Người thầy thuốc chân chính là phải giỏi chuyện môn và luôn có tấm  lòng nhân ái.

⟹ Cách dịch thứ 2 chính xác, đầy đủ hơn.