Trả lời:
Các sự việc trong truyện ông lão đánh cá và con cá vàng:
- Ông lão ra biển đánh cá
- Ông lão bắt được cá vàng và thả cá vàng, nhận lời hứa của cá vàng.
- Năm lần ông lão ra biển gặp cá vàng và kết quả mỗi lần.
+ Lần thứ nhất, mụ muốn cái máng lợn mới.
+ Lần thứ hai, mụ quát to hơn và đòi một cái nhà lớn
+ Lần thứ ba, mụ vợ mắng như tát nước vào mặt, bắt ông lão đi xin cho mụ làm nhất phẩm phu nhân.
+ Lần thứ tư, mụ nổi trận lôi đình đòi cá cho làm nữ hoàng.
+ Lần thứ năm, mụ đòi làm long vương và bắt cá hầu hạ.
- Cá vàng tức giận lấy lại tất cả những thứ đã cho, ông lão trở về thấy mụ vợ ngồi cạnh túp lều rách nát.
Thứ tự trong truyện kể theo trình tự thời gian tuyến tính.
+ Thứ tự này tăng tiến theo những ham muốn tham lam của mụ vợ.
+ Đây là đặc trưng chung của các truyện kể dân gian.
2. Đọc bài văn tr.37 - 38 SGK Ngữ văn 6 tập 1 và cho biết thứ tự thực tế của các sự việc trong bài văn đã diễn ra như thế nào? Kể theo thứ tự này có tác dụng nhấn mạnh điều gì?
Trả lời:
Thứ tự của các sự việc như sau:
- Ngỗ mồ côi cha mẹ, không có người rèn cặp, trở nên lêu lổng, hư hỏng, bị mọi người xa lánh.
- Ngỗ tìm cách trêu chọc, đánh lừa mọi người, làm họ mất lòng tin.
- Khi Ngỗ bị chó dại cắn thật, kêu cứu thì không ai đến cứu.
- Ngỗ bị chó cắn phải băng bó, tiêm thuốc trừ bệnh dại.
* Thứ tự kể: bắt đầu từ hậu quả xấu rồi ngược lên kể nguyên nhân. Cách kể này làm nổi bật ý nghĩa của một bài học.
II. LUYỆN TẬP
1. Đọc câu chuyện tr.98-99 SGK Ngữ văn 6 tập 1 và trả lời câu hỏi:
Câu chuyện được kể theo thứ tự nào? Chuyện kể theo ngôi nào? Yếu tố hồi tưởng đóng vai trò như thế nào trong câu chuyện?
Trả lời:
- Thứ tự kể của chuyện: kể ngược, theo dòng hồi tưởng của nhân vật.
- Ngôi kể: Ngôi thứ nhất.
- Yếu tố hồi tưởng đóng vai trò làm chất keo kết dính, xâu chuỗi các sự việc quá khứ, hiện tại thống nhất với nhau.
2. Cho đề văn: "Kể câu chuyện lần đầu em được đi chơi xa"
Em hãy tìm hiểu đề và lập dàn bài.
Trả lời:
* Lập dàn ý theo hai ngôi kể, hai cách kể đã học:
- Cách kể 1: Theo trình tự thời gian.
- Ngôi kể 3: Tác giả giấu mình đi.
- Cách kể 2: Đi xa, nhớ lại và kể.
- Ngôi kể 1: Tác giả xưng tôi.
* Phải làm rõ những nội dung sau:
- Lí do được đi chơi? Đi đâu? Đi với ai? Thời gian chuyến đi?
- Những sự việc trong chuyến đi.
- Những ấn tượng của em trong và sau chuyến đi.
Dàn bài chi tiết
Mở bài:
– Lí do của chuyến đi chơi xa và nơi sẽ đến.
– Chuẩn bị cho chuyến đi và lên đường.
Thân bài:
1. Cảnh dọc đường đi.
– Phong cảnh, những nét đặc biệt.
– Tâm trạng của em và thái độ mọi người trên xe.
2. Đến nơi.
– Hoạt động thứ nhất.
– Kể những hoạt động nổi bật, thú vị tiếp theo (chú ý: chọn kể nhiều dạng hoạt động khác nhau cho phong phú ; nên sắp xếp thứ tự kể theo thời gian. Mỗi hoạt động kể trong một đoạn văn có kết hợp kể với miêu tả cảnh vật, hoạt động,…).
3. Kết thúc chuyến đi
– Chuẩn bị trở về.
– Cảnh vật, tâm trạng, hoạt động trên đường về.
Kết bài:
- Suy nghĩ về chuyến đi.
- Mong ước.