Soạn bài Từ ngôn ngữ chung đến lời nói cá nhân (tiếp) - Ngắn gọn nhất

Câu 1:Nghĩa của từ “nách” trong câu thơ của Nguyễn Du: chỉ vị trí giao nhau giữa hai bức tường. ⟹ Nghĩa chuyển dựa trên cơ sở giống nhau về vị trí trên cơ thể người và trên sự vật

Lời giải

Câu 1:

    Nghĩa của từ “nách” trong câu thơ của Nguyễn Du: chỉ vị trí giao nhau giữa hai bức tường.

⟹ Nghĩa chuyển dựa trên cơ sở giống nhau về vị trí trên cơ thể người và trên sự vật.

Câu 2:

    Từ “xuân” vốn mang nghĩa phổ quát, nó được coi là mùa đầu tiên trong một năm. Nhưng khi xuất hiện trong văn chương, từ “xuân” lại mang nhiều nghĩa khác nhau: Câu thơ 1:

- Xuân (đi): tuổi xuân, vẻ đẹp của con người.

- Xuân (lại): Nghĩa gốc, chỉ mùa xuân.

Câu thơ 2:

- Xuân có nghĩa là: vẻ đẹp của người con gái.

⟹ Chuyển nghĩa của từ theo phương thức ẩn dụ

Câu thơ 3:

    Xuân có nghĩa là: chỉ men say nồng của rượu ngon, sức sống dạt dào và tình bạn thắm thiết.

⟹ Chuyển nghĩa của từ theo phương thức ẩn dụ

Câu thơ 4:

- Xuân thứ nhất (nghĩa gốc):  chỉ mùa xuân.

- Xuân thứ hai (nghĩa chuyển theo phương thức ẩn dụ): chỉ sức sống mới, sự thịnh vượng, giàu có.

Bài 3:

Từ “mặt trời” với nghĩa gốc của nó là một thiên thể nóng sáng, ở xa trái đất, là nguồn sưởi ấm và chiếu sáng cho trái đất. Khi được đưa vào thơ, từ mặt trời lại mang nhiều nghĩa khác nhau:

a) Mặt trời trong thơ Huy Cận có nghĩa gốc (mặt trời của tự nhiên

b) Mặt trời chỉ lí tưởng cách mạng

c)

- Mặt trời thứ nhất dùng với nghĩa gốc

- Mặt trời  thứ hai chỉ đứa con là niềm tin, là ánh sáng của cuộc đời người mẹ. =>Chuyển nghĩa của từ theo phương thức ẩn dụ.

Bài 4:

a)

- Từ mới:  mọn mằn

- Tiếng có sẵn: mọn với nghĩa nhỏ đến mức không đáng kể.

- Quy tắc cấu tạo: láy hai tiếng, lặp lại phụ âm đầu.

⟹ Từ “mọn mằn” có nghĩa là nhỏ nhặt, tầm thường, không đáng kể.

b)

- Từ mới: giỏi giắn

- Tiếng có sẵn: giỏi

- Quy tắc cấu tạo: láy hai tiếng, lặp lại phụ âm đầu (âm gi).

⟹ Giỏi giắn nghĩa là rất giỏi (có sắc thái thiện cảm, được mến mộ)

c)

- Từ mới:  nội soi

- Được tạo ra từ hai tiếng có sẵn (nội, soi)

- Theo nguyên tắc động từ chính (soi) đi sau, phụ từ (nội) bổ sung ý nghĩa được đặt trước.