Thuyết minh về một đồ vật gần gũi trong đời sống (kính đeo mắt )

ĐẾ 18: Thuyết minh về một đồ vật gần gũi trong đời sống (kính đeo mắt)


Lời giải

HƯỚNG DẪN LÀM BÀI

*  Nội dung trọng tâm: Người học cần chú ý những ý chính sau:

Trước hết, em cần chọn cho mình một đồ vật trong đời sống cụ thể (phích nước, bàn ủi, cây chổi, kính đeo mắt,...) miễn là đồ dùng đó là vật gần gũi, em có nhiều tình cảm về nó và có nhiều kiến thức về nó. Khi thuyết minh, em cần đảm bảo những ý sau đây:

+ Nguồn gốc, xuất xứ, người phát minh?

+ Cấu tạo của đồ vật đó bao gồm những bộ phận nào? (cấu tạo bên ngoài, cấu tạo bên trong)

+ Cách sừ dụng đồ vật đó như thế nào là đúng, là tốt?

+ Cách bảo quản đồ vật đó như thế nào là tốt?

+ Ý nghĩa của đồ vật trong cuộc sống của em?

+ Cảm nghĩ của em về đồ vật đó?

 

DÀN Ý CHI TIẾT

I. MỞ BÀI

Giới thiệu: Chiếc kính đeo mắt là một vật dụng hết sức cần thiết trong cuộc sổng của chúng ta ngày nay.

IITHÂN BÀI

1. Nguồn gốc, xuất xứ

-     Chiếc kính mắt đầu tiên ra đời ớ Ý vào năm 1920, gồm hai mắt kính nổi với nhau bằng một sợi dây để lên mùi.

-     Năm 1930, một chuyên gia quang học ở Luân Đôn sáng chế ra hai càng ( ngày nay gọi là gọng kính) để mắt kính gá vào một cách chắc chắn.

2. Cấu tạo

-     Gồm hai bộ phận chính là gọng kính và tròng kính.

-     Gọng thường được làm bàng nhựa cứng hoặc dẻo, kim loại.

-     Mỗi loại gọng thì có một ưu điểm riêng, gọng kim loại được làm bằng một loại sát, giúp người đeo cảm thấy cứng cáp và chắc chắn.

-     Gọng nhựa dẻo và bền thì có thể chịu được áp lực lớn mà không bị cong hoặc biến dạng.

-     Một loại gọng được làm bằng ti-tan rất nhẹ, có thể bẻ cong mà không gãy.

-     Giá của các loại gọng đó sẽ chênh lệch nhau không ít.

-     Phần cuối gọng kính được bẻ cong để người sử dụng có thể gác lên vành tai.

-     Dù là nhựa hay kim loại thì tất cả các loại gọng đều có rất nhiều màu sắc và kiểu dáng khác nhau tạo nên những vẻ đẹp riêng cho kính, như màu đỏ, đen. tím, vàng, xanh,... và còn trang trí những hình ảnh, hoa văn ngộ nghĩnh như thơ, mèo,...

-     Gọng kính có một khớp động để mở ra và gập lại dề dàng.

-     Tròng kính được làm bằng thuỷ tinh trong suốt hoặc nhựa cao cấp, ban đầu có hình tròn, vuông và được mài, cắt sao cho vừa khít với gọng mà người dùng lựa chọn. Đối với tròng kính bằng thuỷ tinh, tuy trong suốt nhưng dễ vỡ. Còn tròng kính bằng nhựa, tuy nhẹ nhưng dễ bị trầy nên cần phải lựa chọn loại kính phù hợp với nhu cầu sử dụng của mình.

-     Tròng kính có các loại chống tia cực tím, loại chống trầy xước là loại có cả hai đặc tính trên.

-     Tròng kính được gắn vào gọng nhờ một sợi dày cước trắng và gọng được siết chặt giữ hai tròng kính nhờ lại con đinh vít. Gần hai tròng có hai miếng đệm cao su hoặc nhựa dùng để gác lên hai bên của sống mũi.

3. Phân loại

-     Kính đeo mắt thì có nhiều loại: kính thuốc, kính râm, kính thời trang,... tuỳ mỗi loại sẽ có những công dụng riêng khác nhau.

-     Kính thuốc là kính dùng cho những người bị bệnh về mắt như cận thị, loạn thị,...

-     Kính thời trang là vật trang điểm, tạo dáng cho mắt và khuôn mặt.

-     Kính râm là kính đề bảo vệ mắt khi đi ngoài trời.

4. Cách sử dụng và bảo quản

-     Lúc sử dụng kính, nên nhẹ nhàng mở bàng hai tay, dùng xong nên lau sạch tròng kính bằng khăn mềm, mịn, cất kính vào hộp, đế ở nơi cố định, dễ tìm như trong ngăn tủ, ngăn bàn, mặt bàn,... tránh các vật nặng đè vỡ hoặc làm trầy xước mặt kính.

-     Thường xuyên rửa kính bằng nước, lau sạch tròng kính bằng khăn chuyên dùng.

-     Để mắt kính không bị biến dạng, khi đeo và tháo kính nên dùng hai tay cầm gọng kính.

-     Phải dùng kính đúng độ thi thị lực sẽ không bị tăng cao.

III. KẾT BÀI

-     Giúp ta nhìn sự vật một cách chính xác, tạo điều kiện cho mọi người lao động và học tập tốt hơn.

-     Là một người bạn không thể thiếu của chúng ta.

BÀI VĂN THAM KHẢO

Kính đeo mắt hay còn gọi mà mắt kính, là một đồ vật dể đeo trên mắt, dùng để hỗ trợ mắt hoặc làm việc rất phổ biến trong cuộc sống hàng ngày.

Chiếc kính mắt đầu tiên ra đời ở Ý vào năm 1920 nhimg chỉ gồm hai mắt kính nối với nhau bằng một sợi dây để lên mũi. Năm 1930, một chuyên gia quang học ở Luân Đôn sáng chế ra hai càng (ngày nay gọi là gọng kính) để mắt kính gá vào một cách chắc chắn.

Cấu tạo của chiếc kính đeo gồm hai bộ phận chính là gọng kính và tròng kính Gọng thường được làm bằng nhựa cứng hoặc dẻo, kim loại. Mỗi loại gọng thì có một ưu điểm riêng, gọng kim loại được làm bằng một loại sắt, giúp người đeo cảm thấy cứng cáp và chắc chắn. Gọng nhựa dẻo và bền thì có thể chịu được áp lực lớn mà không bị cong hoặc biến dạng. Còn một loại gọng được làm bằng ti-tan rất nhẹ, có thể bẻ cong mà không gãy. Và dĩ nhiên là giá của các loại gọng đỏ sẽ chênh lệch nhau không ít. Phần cuối gọng kính được bẻ cong để người sử dụng có thể gác lên vành tai. Dù là nhựa hay kim loại thì tất cả các loại gọng đều có rất nhiều màu sắc và kiểu dáng khác nhau tạo nên những vẻ đẹp riêng cho kính, như màu đỏ, đen. tím, vàng, xanh,... và còn trang trí những hình ảnh, hoa văn ngộ nghĩnh như thỏ,  mèo,... Gọng kính có một khớp động để mở ra và gập lại dễ dàng. Những thứ quan trọng nhất của chiếc kính đó là tròng kính. Tròng kính được làm bằng thuỷ tinh trong suốt hoặc nhựa cao cấp, ban đầu có hình tròn, vuông và được mài, cắt sao cho vừa khít với gọng mà người dùng lựa chọn. Đối với tròng kính bằng thủy tinh, tuy trong suốt nhưng dễ vỡ. Còn tròng kính bằng nhựa, tuy nhẹ nhưng dề bị trầy nên cần phải lựa chọn loại kính phù hợp với nhu cầu sử dụng của mình. Tròng kính có các loại chống tia cực tím, loại chống trầy xước là loại có cả hai đặc tính trên. Tròng kính được gắn vào gọng nhờ một sợi dây cước trắng và gọng được siết chặt giữ hai tròng kính nhờ hai con đinh vít. Gần hai tròng có hai miếng đệm cao su hoặc nhựa dùng để gác lên hai bên của sống mũi.

Kính đeo mắt thì có nhiều loại: kính thuốc, kính râm, kính thời trang,... tuỳ mỗi lọai sẽ có những công dụng riêng khác nhau. Kính thuốc là kính dùng cho những người bị bệnh về mắt như cận thị, loạn thị,... Muốn sử dụng, người bệnh về mắt phải đi đo thị lực để kiểm tra, từ đó mới có thể chọn kính chính xác, không gây ra tác tác dụng phụ như nhức đầu, buồn nôn, chóng mặt,... Kính thời trang là vật trang điểm, tạo dáng cho mắt và khuôn mặt. Còn kính râm là kính để bảo vệ mắt khi đi ngoài trời. Nhưng nhìn chung, các loại kính đều giúp hỗ trợ cho mắt tốt hơn, làm đẹp cho mắt, đối với học sinh thì nó giúp đỡ trong việc học tập tốt hơn,...

Lúc sử dụng kính, nên nhẹ nhàng mở bằng hai tay, dùng xong nên lau sạch ròng kính bằng khăn mềm, mịn, cất kính vào hộp. để ở nơi cố định, dễ tìm như  trong ngăn tủ, ngăn bàn, mặt bàn,...tránh các vật nặng đè vỡ hoặc làm trầy xước mắt kính. Thường xuyên rửa kính bằng nước, lau sạch tròng kính bằng khăn chuyên dùng. Để mắt kính không bị biến dạng, khi đeo và tháo kính nên dùng hai cầm gọng kính. Đối với gọng kính kim loại, nên thường xuyên kiếm tra, vặn chặt các ốc vít để giữ chặt tròng kính. Phải dùng kính đúng độ thì thị lực sẽ không bị tăng cao.

Chiếc kính đeo mắt rất có ích, nó giúp ta nhìn sự vật một cách chính xác, tạo điều kiện cho mọi người lao động và học tập tốt hơn. Việc giữ gìn để có đôi mắt trong sáng và tinh tường đồng nghĩa với bảo vệ cuộc sống của chính bản thân mình.



Quote Of The Day

“Two things are infinite: the universe and human stupidity; and I'm not sure about the universe.”