* Hoàn cảnh ra đời:
- Chủ nghĩa tư bản phát triển mạnh mẽ, chuyển sang giai đoạn đế quốc chủ nghĩa.
- Nhân dân lao động bị bóc lột nặng nề, đời sống đói khổ.
* Nội dung cơ bản:
- Mong muốn xây dựng một chế độ xã hội mới, không có chế độ tư hữu, không có bóc lột, nhân dân làm chủ các phương tiện sản xuất của mình.
- Đại biểu xuất sắc là Xanh Xi-mông (1760 - 1825), Phu-ri-ê (1772 - 1837) ở Pháp và Ô-oen (1771 - 1858).
+ Xanh Xi-mông: Ông kịch liệt phê phán chế độ áp bức bóc lột, kêu gọi xây dựng một xã hội công bằng, trong đó mọi người được thỏa mãn về vật chất và tinh thần.
+ S.Phu-ri-ê: Ông phê phán xã hội tư bản một cách sâu sắc, đề ra kế hoạch cải tạo xã hội bằng việc lập ra những đơn vị lao động, trong đó mọi người lao động có kế hoạch, có thời gian nghỉ ngơi.
+ R.Ô-oen: Ông tổ chức một số công xưởng kiểu mẫu ở Anh, ở Mĩ, trong đó công nhân chỉ làm việc 10 giờ rưỡi một ngày, được trả lương cao và được hưởng phúc lợi tập thể. Ông cũng chủ trương đi đến xã hội chủ nghĩa bằng cách tuyên truyền, thuyết phục và nêu gương.
* Vai trò, ý nghĩa:
- Là tư tưởng tiến bộ trong xã hội lúc đó, có tác dụng cổ vũ nhân dân lao động đấu tranh .
- Là cơ sở để sau này Mác, Ăng-ghen nghiên cứu và xây dựng học thuyết chủ nghĩa xã hội khoa học.
* Hạn chế:
- Không vạch ra được lối thoát, không giải thích được bản chất của chế độ đó.
- Không thấy được vai trò và sức mạnh của gia cấp công nhân.