Truyền thống tôn sư trọng đạo của dân tộc Việt Nam - Ngữ Văn 12

Truyền thống tốt đẹp đó đã được nhân dân ta kế thừa và phát huy trong cuộc sống hiện nay

Lời giải

Truyền thống tốt đẹp đó đã được nhân dân ta kế thừa và phát huy trong cuộc sống hiện nay. Trên khắp đất nước, ở đâu cũng vậy, từ thành thị đến nông thôn, miền xuôi đến miền ngược, người dân Việt Nam đều yêu quý, tôn trọng ông thầy, đều dành cho thầy những tình cảm Ưu ái nhất, đặc biệt là lòng biết ơn sâu sắc thầy, đã dạy con cái họ nên người. Trong hoàn cánh nước nhà còn nghèo, đời sống thầy giáo còn nhiều khó khăn, họ đã tận tình giúp đờ thầy một cách chần thành và cảm động. Các dân tộc vùng cao đã coi các thầy giáo, cô giáo miền xuôi lên dạy học như người con của quê hương mình. Người thầy được tôn vinh thì nghề dạy học cũng được coi trọng. Không phải ngẫu nhiên mà giáo dục đào tạo là quốc sách hàng đầu, và ngày 20-11 hằng năm đã trớ thành ngày hội lớn của toàn dân để tôn vinh người thầy và nghề dạy học cao quý. Hình ảnh cha mẹ học sinh tặng hoa các thầy, cô giáo trong ngày 20-11 và cả những cán bộ cấp cao của Đảng và Nhà nước đến thăm thầy giáo cũ đã nói lên sâu sắc truyền thông và đạo lí cao đẹp đó. Từ một đạo lí truyền thống của dân tộc tôn sư trọng đạo đã mang một ý nghĩa cách mạng mới trong thời đại ngày nay gắn liền với tư tưởng “trồng người” của Chú tịch Hồ Chí Minh. Nó không chỉ là đạo lí, tình cảm mà còn là tinh thần, sức mạnh, hành động cách mạng để đưa đất nước đi lên ngày càng giàu mạnh, văn minh. Đó là nét mới của truyền thống tôn sư trọng đạo trong cuộc sống hiện nay của nhân dân ta

Bước sang thế kỉ XXI, cuộc sống có nhiều đổi mới kéo theo sự đổi mới của giáo dục, của vai trò người thầy và nghề dạy học. Trên cơ sở kế thừa, giữ gìn những mặt tốt đẹp của truyền thống, chúng ta cần biết phát huy và vận dụng đạo lí tôn sư trọng đạo một cách sáng tạo, phù hợp với thực tiễn cách mạng mới để đạt kết quả tốt đẹp nhất.

 


Quote Of The Day

“Two things are infinite: the universe and human stupidity; and I'm not sure about the universe.”