Tư tưởng nhân đạo của Nam Cao qua Chí Phèo

Nam Cao được biết đến trong lịch sử văn học VN là một nhà văn hiện thực xuất sắc. ông để lại nhiều tác phẩm văn học có giá trị trên cả hai đề tài về người trí thức tiểu tư sản và người nông dân nghèo. Nhưng tên tuổi của ông vẫn gắn liền với tác phẩm Chí Phèo- Một kiệt tác của NC, một tác phẩm mang đậm giá trị nhân đạo sâu sắc, đồng thời cũng phê phán cái xã hội thối nát bấy giờ.

Lời giải

   

   Xây dựng nên hình tượng người nông dân bị tha hóa trong xã hội thực dân trước Cách mạng tháng Tám là một sáng tạo mới trong nền văn xuôi nước nhà nói chung và của Nam Cao nói riêng. Nhà văn đã cảm nhận được cái vẻ đẹp chất phác, bình dị ẩn chứa trong cái vẻ bề ngoài thô ráp, xù xì của họ, mà tiêu biểu là nhân vật Chí Phèo- một điển hình nghệ thuật về người nông dân bị xô đẩy chà đạp đến mức tha hóa. Chí không may mắn khi được sinh ra trong một gia đình không đàng hoàng, không cha không mẹ, không một tấc đất cắm dùi. Có một hoàn cảnh sống tội nghiệp, nhưng Chí lớn lên khá khỏe mạnh, hiền lành, lương thiện,… Có một ước mơ giản dị như bao người nông dân khác: một gia đình nhỏ, chồng cày cấy, vợ dệt vải… Vốn từng mang trong mình bản chất của một con người đúng nghĩa, Chí phân biệt được đúng sai, tốt xấu qua hành động bóp chân cho bà Ba- “Hắn cảm thấy nhục hơn là thích”. Sống ở một cái xã hội bình thường, người như Chí hoàn toàn có thể sống một cách lương thiện yên ổn. Nhưng cuộc đời nào có hai chữ“bình lặng”…Bằng ngòi bút lạnh lùng nhưng đa cảm, Nam Cao đã cho thấy tất cả nỗi thống khổ ghê gớm của nhân vật Chí Phèo . Nỗi thống khổ đó không phải là không cha không mẹ, không nhà không của, không họ hàng thân thích… mà chính là Chí Phèo bị xã hội vằm nát của  cả bộ mặt người, cướp đi lình hồn người phải sống kiếp sống tối tăm của con vật lạ. Đó là nỗi thống khổ của cá thể sinh ra là hình hài của một con người nhưng lại không được làm người và bị xã hội từ chối, xua đuổi. Tình trạng bi thảm này được tác giả mình chứng cho đoạn mở đầu giới thiệu một chân dung, một tính cách “hấp dẫn”, vừa hé cho thấy một số phẩn bi đát. Dù say rượu đến điên khùng, Chí Phèo vẫn như cảm nhận thấm thía” nông nỗi” khốn khổ của thân phận mình. Anh chửi trời, chửi đời rồi chuyển sang chửi tất cả làng Vũ Đại, cuối cùng ảnh chửi cái thằng cha con mẹ nào đẻ ra thằng Chí Phèo. Không ai chửi lại vì rất đơn giản là không ai coi anh như là một con người. Nam Cao có vài cái nhìn đầy chìu sâu nhân đạo khi đi vào nội tâm nhân vật để phát hiện và khẳng định bản chất lương thiện của những con người khốn khổ. Chí Phèo đến với Thị Nở trong một đêm say rượu. Như điều kì diệu là TN không phải chỉ khơi dậy bản năng ở gã đàn ông say, mà lòng yêu thương mộc mạc, chân thành, sự chăm sóc giản dị của người đàn bà xấu xí, vô duyên và ngớ ngẩn ấy đã làm thức tỉnh Chí Phèo. Trong tâm hồn tưởng chừng như đã chai sạn, thậm chí bị hủy hoại của Chí Phèo, phần lương thiện ngày thường bị lấp đi vẫn le lói một ánh sáng lương tri, sẽ bừng sáng lên lúc gặp cơ hội. Lần đầu tiên khi tỉnh giấc, anh bâng khuâng nghe tiếng chim hót, tiếng đập mái chèo đuổi cá , tiếng cười nói của những người đi chợ, thì niềm ao ước một gia đình nhỏ lại trỗi dậy trong lòng anh sau những tháng ngày dài chìm trong cơn say khướt. Nam Cao đã phát hiện ra ngọn đóm đỏ đăng hắt hiu le lói, việc cuối cùng là cho nó chút mồi để nó bùng lên. Nhưng còn đường đời của Chí lại bị chắn đứng lại. Bà cô của TN – Nhân vật đại diện cho suy nghĩ của dân làng Vũ Đại đã nhất quyết không cho cháu mình đi lấy một “thằng chỉ có nghề là rạch mặt ăn vạ”. Cánh cửa quay về lương thiện đã đóng xập trước mặt Chí. Đau khổ Chí Phèo phải cất lên tiếng thét “Tao muốn làm người lương thiện…”, “Ai cho tao lương thiện?..” Chí đã nhận thức được bản chất con người của mình thì không còn nguyên cớ nào lại có thể biến anh sống trở lại kiếp quỷ dữ, không thể tiếp tục rạch mặt ăn vạ, giết người đốt nhà. Chí đã đâm chết bá kiến và tự kết thúc cuộc đời mình. Đó là một kết cục bi thảm nhất, đồng thời cũng là chiếc chìa khóa giải thoát CP khỏi kiếp đời trớ trêu, cái kiếp số muốn sống như một con người nhưng không thể được. Chính cái xã hội thối nát thời bấy giờ đã tạo ra những sản phẩm như Chí Phèo-hình ảnh tiêu biểu của người lao động lương thiện bị đẩy vào con đường lưu manh, tôi lỗi dần dần bị tha hóa về thể xác lẫn tâm hồn. Mà đại diện cho giai cấp thống trị chính là Bá Kiến-một tên cường hào cáo già trong nghề thống trị dân đen, được khắc họa qua những chi tiết ngoại hình độc đáo, từ “giọng nói rất sang”, lối nói ngọt ngào đến cái cười Tào Tháo…Vì sự hờn ghen vớ vẩn của hắn đã đẩy Chí vào con đường tù tội. Chốn lao ngục ấy của bọn thực dân đã tiếp tay cho lão cường hào thâm độc để giết chết phần người trong Chí Phèo, biến Chí thành Phèo, biến người nông dân lương thiện thành quỷ dữ. Sự tha hóa ấy không chỉ có Bá Kiến, nhà tù thực dân gây ra, mà còn những người dân sống ở làng Vũ Đại mà tiêu biếu nhất là bà cô của TN- Con người đã tạo ra bức tường vô hình ngắn cách Chí đến với cuộc sống đích thực của một người lương thiện. Kết thúc câu truyện là một tình tiết đầy ngụ ý, biết đâu lại chẳng có một “Chí Phèo con” bước ra từ cái lò gạch cũ vào đời để “nối nghiệp bố”. Hiện tượng Chí Phèo chưa thể hết khi xã hội tàn bạo vẫn không cho con người được sống hiền lành, tử tế, vẫn còn những người dân lương thiện bị đẩy vào con đường lưu manh, tội lỗi. Sức mạnh của tác phẩm là vạch ra được cái quy luật tàn bạo, bi thảm này trong cái xã hội tối tăm của nông thôn nước ta thời đó.

   Tác phẩm Chí Phèo mạng đậm giá trị nhân đạo đặc sắc, thể hiện tấm lòng yêu thương của NC đối với những người khốn khổ. Chí Phèo còn là tiếng kêu cứu thiết tha của những người bất hạnh. Hãy bảo vệ và đấu tranh cho quyền được làm người của những con người lương thiện.


Quote Of The Day

“Two things are infinite: the universe and human stupidity; and I'm not sure about the universe.”